ở hải ngoại.
GHPGVN là thành viên sáng lập Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới tại Nhật Bản - Ảnh: Hoàng Độ
Sau 36 năm sau, số các Hội Phật tử VN ở hải ngoại là thành viên của GHPGVN đã tăng lên, đặc biệt tăng vượt bậc trong nhiệm kỳ VII (2012-2017).
Ngoài Hội Phật tử VN tại Pháp vẫn được duy trì, hiện Giáo hội đã thành lập các Hội Phật tử VN tại Nhật Bản, Đức, Bỉ, Séc, Ucraina, Hungary, Tiệp Khắc, Hàn Quốc, và gần đây, cuối tháng 11-2017 vừa qua, Hội Phật giáo VN tại Mozambique đã được thành lập chính thức với sự chứng kiến của lãnh đạo TƯGH và lãnh đạo chính quyền sở tại. Một ngôi chùa - trung tâm Phật giáo VN có quy mô đầu tiên sẽ được xây dựng tại châu Phi, làm trung tâm truyền bá Chánh pháp và văn hóa VN trên châu lục này.
HT.Thích Trí Quảng tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, Thái Lan - Ảnh: Hoàng Độ
Cùng với việc thành lập các Hội Phật tử, Hội Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong thời gian qua, vị thế của GHPGVN trong mối tương quan với các tổ chức Phật giáo quốc tế đã được nâng lên và ngày càng có vai trò quan trọng.
GHPGVN hiện là thành viên sáng lập của Tổ chức Liên minh Phật giáo toàn cầu tại Ấn Độ, Hội Phật giáo Thế giới truyền bá Chánh pháp, Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới tại Nhật Bản; là thành viên của Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới tại Colombo, Sri Lanka; Hội Phật giáo châu Á vì Hòa bình (ABCP), Hội Đệ tử Như Lai Tối thượng - Sri Lanka, Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, Thái Lan; Hội Sakyadhita Thế giới, Ủy ban Đại học và Cao đẳng Thế giới tại Thái Lan…
Chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN tại Liên minh Phật giáo toàn cầu, Ấn Độ - Ảnh: Hoàng Độ
Đại diện GHPGVN đã tham gia nhiều diễn đàn, hội thảo, sự kiện Phật giáo quốc tế quan trọng ở các châu lục; mở rộng liên kết với các tổ chức Phật giáo các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Mông Cổ, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Pháp, vùng lãnh thổ Đài Loan và một số nước ở châu Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Lễ trao quyết định thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản
Nhiều đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế và Giáo hội các nước đã đến thăm, làm việc với GHPGVN trong mục đích giao lưu, tìm hiểu và trao đổi văn hóa cũng như kinh nghiệm tổ chức, nhằm kết nối chặt chẽ, hợp tác một cách thực tế và ngày càng mở rộng, toàn diện hơn.
GHPGVN đã chủ động tổ chức các sự kiện, hội thảo quốc tế, nổi bật như Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014, hội thảo chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc” tại Ninh Bình với đại biểu của gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự; hội thảo “Phật giáo vùng Mê-kông: lịch sử và phát triển” - 2015, “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á” - 2017 tại TP.HCM… thu hút các học giả quốc tế tham dự.
Nhận quyết định thành lập Hội Phật giáo Việt Nam tại Cộng hòa Mozambique
Có thể nói, qua 7 nhiệm kỳ, với nền móng ban đầu, GHPGVN đã từng bước hoàn thiện hệ thống hành chánh các cấp, thành lập các ban ngành chuyên môn mới, chú trọng về giáo dục nguồn nhân lực Tăng Ni. Song song những bước phát triển nền tảng đó, Giáo hội đã khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng Phật giáo thế giới, được đồng bào VN ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trao gửi niềm tin qua việc các Hội Phật tử liên tục thành lập gần đây, bảo hộ và hướng dẫn các hoạt động tâm linh, văn hóa truyền thống của kiều bào xa quê hương, góp phần đoàn kết cộng đồng, ngoại giao qua tôn giáo, giới thiệu văn hóa VN với cộng đồng quốc tế.
Một buổi lễ của hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Séc
Nếu như nhiều năm trước đây, khi tham dự các sự kiện quốc tế, nhiều tổ chức còn bỡ ngỡ với danh xưng GHPGVN - một tổ chức thống nhất Phật giáo ở tầm quốc gia - khác xa với quy mô nhỏ hơn ở nhiều nơi, thì ngày nay tình thế đã khác rất nhiều, đại diện của GHPGVN thường nhận được một sự trọng thị. Và chỉ với một Hội Phật tử VN tại Pháp, ngày nay Giáo hội đã có 10 Hội Phật tử, Hội Phật giáo tại các quốc gia là thành viên của GHPGVN, kiến thiết nhiều ngôi chùa Việt ở hải ngoại, làm ngôi nhà tâm linh cho kiều bào hướng về quê hương - Tổ quốc. Và theo đó, vị trí của GHPGVN trở nên rõ nét, xứng với tổ chức kế thừa lịch sử hai ngàn năm của Phật giáo VN, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử VN trong và ngoài nước.
Diệu Đức
giacngo.vn