Từ tháng 3/2017, tôi sẽ thử nghiệm một hình thức mới để thể hiện bài viết, đó là hình thức đối thoại.
Vì
thực tế, về khuya, tôi vẫn thường có những cuộc nói chuyện bạn đọc qua
điện thoại. Bạn đọc trò chuyện với tôi có khi là Phật tử, có khi là tu
sĩ, có khi chỉ là những người tìm hiểu tôn giáo… nhưng tất cả đều có một
quan tâm chung là các vấn đề lớn hiện nay của Phật giáo, mà nội dung
thường được thể hiện trong các bài viết của tôi.
Nhận
thấy ý kiến bạn đọc là những gợi ý rất sâu sắc và nội dung trao đổi của
tôi nếu trình bày dưới dạng đối thoại có lẽ cũng sinh động hơn, nên tôi
thử nghiệm hình thức viết bài mới này.
Phía bạn đọc, tôi xin được ghi chung là “người đối thoại”. Tùy bài viết cụ thể, có thể chú thích chi tiết hơn.
Văn
bản cuộc đối thoại trình bày như một bài viết không nhất thiết được ghi
từ một cuộc nói chuyện, mà có thể từ nhiều cuộc nói chuyện với nhiều
người khác nhau, có bổ sung, sửa đổi để thích hợp.
Người
đối thoại: Gần đây, qua mạng, có truyền đi hình ảnh “Buddha Bar –Grill”
(Quán rượu – thịt nướng Buddha) Thảo Điền, Quận 2. “Buddha” là Đức
Phật. Dường như, lần trước đã có một quán thịt nướng như thế ở Sài Gòn,
và một quán rượu ở Hà Nội?
Minh
Thạnh: Đúng, lần đó tôi viết bài về quán thịt nướng Buddha ở Sài Gòn,
nhưng ký một cái tên khác, nếu tôi nhớ không lầm là Minh Nguyên.
Người đối thoại: Ồ, sao lại như vậy, chẳng lẽ ông sợ?
Minh
Thạnh: Tôi sợ chứ, vì đụng tới chuyện làm ăn của người ta, mà kinh
doanh quán bar thì một số là người trong giang hồ. Phóng viên trong Phật
tử Việt Nam viết bài chụp ảnh về quán bar ở Hà Nội cũng kín đáo.
Nhưng
điều làm tôi sợ hơn cả là sự cô đơn. Cô đơn vì những người lãnh đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam không quan tâm đến những việc như vậy, mà
chỉ có một số ít ỏi Phật tử trong giới truyền thông quan tâm. Tôi không
có chỗ dựa tinh thần vững chắc, nên tôi sợ khi phải đối mặt với những
vấn đề tích chứa mâu thuẫn, xung đột. Sao bạn đòi hỏi ở tôi trách nhiệm
khi những người có trách nhiệm, có chức vụ của Phật giáo Việt Nam lại
không thực hiện trách nhiệm của mình?
Người đối thoại: Lần đó kết quả ra sao? Còn lần này ông có viết bài và ghi tên Minh Thạnh vào không?
Minh
Thạnh: Tôi chỉ nghe nói quán thịt nướng ở Sài Gòn thôi không dùng tên
Buddha nữa, vì chủ quán đó cũng là người đứng đắn, thiện cảm với Phật
giáo. Tôi không có điều kiện kiểm chứng điều chỉ nghe nói lại này,còn
quán ở Hà Nội sau đó tôi không được biết gì thêm.
Lần đó, có lẽ việc phản ánh có tác động phần nào, vì ảnh hưởng của trang tin Phật tử Việt Nam còn rất mạnh.
Lần
này, tôi sẽ ghi rõ tên Minh Thạnh, nhưng tôi không đến tận nơi và viết
bài cụ thể về hoạt động của quán đó nữa. Quán bar nào thì cũng vậy. Nên
nay chỉ cần vài tấm ảnh, do ai đó chụp gửi cho tôi. Cũng không biết có
trang Phật giáo nào đăng không, nếu chỉ trang trên facebook blog cá nhân
thì việc ghi Minh Thạnh cũng là điều bắt buộc.
Hơn
nữa, tôi không trách chuyện làm ăn của người ta trong trường hợp này,
mà chỉ xét hiện tượng chung là việc dùng tên Phật, hình Phật trong hoạt
động thương mại, gồm cản sản phẩm hay dịch vụ nói chung, không riêng gì
quán bar này. Điều đáng tiếc đó, một phần nguyên nhân là từ chính Phật
giáo, từ cộng đồng Phật giáo đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam!
Người đối thoại: Nguyên nhân từ chính Phật giáo? Sao lại như vậy, trong khi quán bar người ta gắn tên Buddha?
Minh
Thạnh: Nói nguyên nhân từ chính Phật giáo là do cách hành xử của lãnh
đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một bộ phận lớn người theo đạo Phật
trong những trường hợp như thế.
Thực
tế, các cấp Giáo hội không lên tiếng, khi viết bài lần trước, tôi e
ngại sẽ có một đám đông Phật tử đến bao vây quán thịt nướng, nhưng trừ
một số phản hồi gay gắt, thì chẳng có chuyện gì. Nếu ở đạo Ca tô La Mã
thì khác rồi.
Tệ
hơn nữa, tên Kinh Phật – Kinh Pháp Hoa, được đặt cho bánh mì, treo bảng
ngay trong Việt Nam Quốc Tự. Rồi cơm chay Quảng Đức, dầu gió Phật Linh,
món súp Phật nhảy tường, mì gói A Di Đà, rong biển Quan Âm, mát xa
Buddha... Người trong đạo Phật làm như vậy. Không có vị tôn đức nào lên
tiếng, mà chỉ có một vài Phật tử như tôi phản ứng bằng viết bài trên
mạng, thì chuyện người ta cứ tiếp tục, cho đến tên quán bar thịt nướng
là Buddha thì có gì lạ?
Chính
vì chỉ có phản ứng lẻ loi, mà trước sau, hình như quanh đi quẩn lại,
cũng chỉ Minh Thạnh nói tới nói lui, nên chuyện cứ xảy ra như vậy là
điều bình thường, dễ hiểu.
Cứ
như vậy, hôm nay, có quán bar Buddha, mai đây sẽ có thêm vũ trường
Buddha, mát xa Buddha, Karaoke Buddha hay nhiều dạng thể hiện trên Phật,
hình Phật trên đủ mọi kiểu kinh doanh dịch vụ, có thể dự đoán được.
Người
đối thoại: Ông lý giải ra sao trước cách phản ứng như vậy? Người theo
đạo Phật niệm Nam mô Buddha, lễ lạy Buddha…, nhưng vẫn vô tư, điềm nhiên
trước quán rượu, quán thịt nướng Buddha?
Minh
Thạnh: Còn khó hiểu hơn khi Phật tử thắp nhang lễ bái một hình Phật bên
trên, nhưng bàn chân lại dẫm lên một hình Phật tương tự trên bao nhang,
vứt bên dưới, trong túi quần lại có một chai dầu cũng in hình Phật
không khác. Mà không phải chỉ Phật tử làm những việc đó thôi đâu, có cả
nhiều tu sĩ Phật giáo. Tệ hơn, có người theo đạo Phật “hoan hỷ” khi thấy
hình Phật, tên Phật được sử dụng như thế.
Theo
tôi, có lẽ vì mặt bằng trình độ người theo đạo Phật hạn chế, nên mới
sinh ra những hiện tượng như vậy. Có dịp sẽ trao đổi ý kiến về nguyên
nhân.
Người
đối thoại: Bây giờ, ông phê phán quán bar, thịt nướng Buddha, nếu họ
hỏi lại bánh mì Pháp Hoa, mì gói A Di Đà, cơm Quảng Đức đó thì sao, ông
trả lời thế nào?
Minh
Thạnh: Chính vì vậy, ở đây, tôi không đặt vấn đề phía người kinh doanh
nữa, mà đặt vấn đề ở chính Phật giáo. Nếu lại tôi lên tiếng trong hoàn
cảnh như vậy thì không kết quả gì hết, mà chỉ trông cậy vào lòng tốt của
người kinh doanh, như việc làm nghe nói là của chủ quán thịt nướng
Buddha trước đây.
Quán bar ở Thảo Điền, Q.2 lấy tên Phật. Treo hình Phật khắp nơi trong không gian ăn chơi..!!!
Còn
nếu không, họ sẽ hỏi lại như bạn nói. Nếu lời yêu cầu của mình không có
kết quả, thì mặc nhiên, nó lại khuyến khích cho những việc làm tương
tự, như quán bar thịt nướng Buddha khác, vũ trường Buddha, Karaoke
Buddha. Tôi không nhắm tới người kinh doanh, mà yêu cầu Giáo hội Phật
giáo Việt Nam chính thức có yêu cầu không được sử dụng biểu tượng Phật
giáo, danh xưng Đức Phật vào việc kinh doanh dưới mọi hình thức và dùng
đến biện pháp pháp lý nếu yêu cầu nói trên không được đáp ứng.
Sắp
tới, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sẽ có hiệu lực, trong đó “Điều 5. Các
hành vi bị nghiêm cấm”, có nói rõ ở khoản 3 là nghiêm cấm xúc phạm tín
ngưỡng tôn giáo.
Nhưng
trở lại, trước hết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải xác định mọi hình
thức, từ dầu Phật linh, mì A Di Đà, súp tiềm Phật nhảy tường, đến quán
bar – thịt nướng Buddha… đều là xúc phạm tôn giáo.
Người đối thoại: Còn nếu không?
Minh
Thạnh: Thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gián tiếp khuyến khích những
hành vi như thế và nó sẽ tiếp tục, nhiều hơn, táo bạo hơn, trầm trọng
hơn.
Người đối thoại: Ông có nghĩ là Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm đến đề xuất của ông không?
Minh
Thạnh: Nhiều khả năng là không! Hi vọng chỉ là các cơ quan truyền thông
Phật giáo đăng tải, nhưng chắc chắn là không có truyền thông trên bản
in giấy. Do đó sẽ không đi đến đâu.