|
Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Cư sĩ Ranil Wickremesinghe, Thủ tướng Chính phủ
Sri Lanka bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 47 Diễn đàn Kinh tế Thế
giới tại Davos tháng 01/2017. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Thông tấn xã Việt Nam cho biết: trong chuyến viếng thăm, Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai quốc gia Sri Lanka - Việt Nam cùng quan tâm.
Việt
Nam và Sri Lanka thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 20/07/1970 đã phát
triển tình hữu nghị và hợp tác đa chiều thông qua trao đổi các chuyến
viếng thăm cấp cao và thiết lập các Hiệp hội Hữu nghị và song phương hợp
tác. Từ lâu, nhân dân hai quốc gia đã có sự đồng cảm và ủng hộ lẫn nhau
trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi quốc gia. Nhiều
người dân Sri Lanka đã từng xuống đường tham gia biểu tình chống chiến
tranh Việt Nam.
Sri Lanka đã ủng hộ rất đắc lực cho
giới phật tử của miền Nam Việt Nam. Cố Trưởng lão Hòa thượng Narada
(1898-1983) đứng đầu danh sách các ủng hộ viên và đã có 17 chuyến du
hành cho những công tác phật sự đến xứ sở này. Lực lượng Phật giáo Quốc
gia (The Bauddha Jatika Balavegaya (BJB) (Buddhist National Force) do Cư
sĩ L.H. Mettananda (1894-1967) lãnh đạo, đã thúc đẩy chiến dịch phản
đối chung. Nhiều buổi họp công chúng và nhiều cuộc biểu tình đã được tổ
chức trên toàn quốc.
Tại trường Đại học Ananda ở Colombo,
một cuộc họp đã diễn ra do sự bảo trợ của Lực lượng Phật giáo Quốc gia,
theo sau một cuộc biểu tình ba tiếng đồng hồ ở Colombo, kêu gọi Chính
phủ Sri Lanka dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Sri Lanka, nữ Cư sĩ
Sirimavo Bandaranaike (1916-2000) mở rộng sự ủng hộ tối đa cho các phật
tử đang bị đàn áp ở miền Nam Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka, nữ Cư
sĩ Sirimavo Bandaranaike tỏ ra rất có cảm tình với cuộc tranh đấu cho
Phật giáo, đã lập tức chỉ thị cho Cư sĩ RSS Gunawardena (1899-1981) là
Đại sứ của Sri Lanka ở Liên Hiệp Quốc công bố về pháp nạn của phật tử
Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Lời kêu gọi của ông được trình bày rõ ràng
và thẳng thắn, với những bằng chứng biện minh và những tin tức dồn dập
được truyền đi hàng ngày về sự đàn áp Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, đã
đưa đến kết quả là Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra quyết định ngày 8
tháng 10 cử một phái đoàn qua miền Nam Việt Nam đi tìm hiểu sự thật về
những lời tố cáo đàn áp Phật giáo. Chính trong khi phái đoàn Liên Hợp
Quốc đang ở tại Việt Nam thì chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã
bị lật đổ qua cuộc đảo chính của quân đội ngày 02/11/1963 (17/09/Quý
Mão).
Từ trong phong trào đó, Hội đoàn kết
Sri Lanka – Việt Nam được thành lập năm 1966. Dù thế giới trải qua bao
thăng trầm, nhưng tình đoàn kết Việt Nam – Sri Lanka vẫn không hề đổi
thay. Kể từ khi Việt Nam mở lại Đại sứ quán tại Colombo năm 2011, quan
hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp, hai bên trao đổi nhiều đoàn
cấp cao.
Trong những năm gần đây, thương mại
giữa hai quốc gia đã tăng đáng kể, đạt đến 192 triệu USD vào năm 2015 và
325,6 triệu USD vào năm 2016. Hai bên đã thành lập một tiểu ban về
thương mại chung trong khuôn khổ của Ủy ban Hỗn hợp vào tháng 08/2014,
đồng thời thỏa thuận sớm thương lượng và ký kết một Hiệp định Thương mại
ưu đãi với mục đích thúc đẩy các hoạt động thương mại.
Các quốc gia đã xác định được các khu
vực xúc tiến đầu tư, với các mặt hàng dệt may, cao su, điện tử, chế biến
nông sản, thực phẩm, đá quý và đồ trang sức của Việt Nam và sản xuất cơ
giới nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất dầu khí và nhựa của Sri
Lanka và sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến cuối năm 2016, Sri Lanka có 15 dự
án đầu tư đang hoạt động với số vốn 83,77 triệu USD ở Việt Nam, đứng thứ
48 trong số các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia đã hợp tác hiệu quả
trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản với Việt Nam giúp Sri Lanka với
kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và thiết kế kế hoạch trong nuôi trồng
thủy sản. Sri Lanka đã ủng hộ Việt Nam trong sản xuất dầu khí.
Sri Lanka có nhiều kinh nghiệm trong
các vấn đề Tư pháp và Luật pháp quốc tế và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc
biệt là trong việc áp dụng Công ước năm 1982 về Luật biển. Các nước đã
ký Hiệp định về hợp tác giáo dục và tư pháp.
Hai quốc gia Sri Lanka - Việt Nam đã
cùng phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn trong khu vực và quốc tế. Sri
Lanka đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ và
khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam ứng cử vào ghế Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc (2020-2021) và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc
(2016-2018).
(Nguồn: Colombo Page)