"Đàn Kinh" nói đầy đủ là "Nam Tông Đốn
Giáo Tối Thượng Đại Thừa Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh Lục Tổ Huệ Năng
Đại Sư Ư Thiệu Quan Đại Phạm Tự Thí Pháp Đàn Kinh" (tạm dịch: Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Tối Thượng Đại Thừa Đốn Giáo của Nam
Tông, là Đàn Kinh do Lục Tổ Đại sư Huệ Năng thuyết giảng tại chùa Đại
Phạm - Thiệu Quan), là bản kinh được ghi chép tại chỗ khi Lục Tổ Huệ
Năng - người sáng lập Thiền Tông Phật giáo Trung Quốc giảng dạy, là bộ
kinh để cho các hành giả nghiên cứu khi học thiền, và cũng là một bộ
kinh duy nhất trong Phật giáo được người Trung Quốc tôn sùng
Đây là "Lữ Bác Bản"(Đàn Kinh)được viết bằng tay tại
Đôn Hoàng
Ông Quách Phú Thuần - Quán trưởng Viện
Bảo Tàng Lữ Thuận nói với ký giả: "Đàn kinh" là bộ sách văn hiến quan
trọng nhất của Thiền Tông, được phát hiện trong động tàng kinh Đôn Hoàng
vào thế kỷ trước, là bản viết tay sớm nhất hiện còn. Bản "Đàn Kinh"
chép tay của Đôn Hoàng tổng cộng có 5 bản cùng một hệ thống. Trong đó,
bản "Đàn Kinh" chép tay của "Lữ Thuận Bản" được phát hiện sớm nhất (năm
1912), công bố sớm nhất (năm 1920), nhưng từ trước đến nay chưa công
khai toàn bộ nội dung.
Viện bảo tàng Lữ Thuận - thành phố Đại Liên TQ
Trang
bìa của "Lữ Bác Bản" (Đàn Kinh) - bản viết bằng tay tại Đôn Hoàng
Bản "Đàn Kinh" chép tay được cất giữ tại
viện bảo tàng Lữ Thuận gần 90 năm, và được giới học thuật gọi là "Lữ
Bác Bản". Vào niên đại 50 của
thế kỷ trước, vì nguyên nhân chỉnh lý những văn vật mà đã bị tản mất.
Tháng 12 năm 2009, khi chỉnh lý lại văn vật một lần nữa tại viện bảo
tàng Lữ Thuận, thì phát hiện bản "Đàn Kinh" này.