Khi đức Dalai Lama gặp Tổng thống Obama
tuần qua, Nhà Trắng đã cẩn thận miêu tả cuộc gặp này là cuộc gặp với một
nhà lãnh đạo “tôn giáo”. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản việc Trung
Quốc xỉ vả người mà họ gọi là “con sói mặc áo thầy tu”, và cảnh báo hậu
quả tiêu cực có thể xảy ra, khi ám chỉ rằng cuộc hội kiến vào mùa xuân
giữa Hoa Kỳ và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có thể bị hủy.
Một phần của vấn đề mà lãnh tụ tinh thần
Tây Tạng đề nghị là cái mà ngài gọi là “Con đường Trung đạo - The
Middle Way", một tiêu chuẩn về quyền tự trị chính trị và quyền bảo vệ
lớn hơn cho văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên
Renee Montagne của Đài Phát thanh công cộng quốc gia (NPR) tại thành phố
Los Angeles, đức Dalai Lama nói ngài bị cam kết thúc đầy giá trị nhân
bản và sự hài hòa tôn giáo. “Mối quan tâm chính của tôi là
những quyền căn bản của 6 triệu người dân Tây Tạng cũng như văn hóa và
ngôn ngữ của họ,” đức Dalai Lama nói. “Tương lai của tôi
không quan trọng. Nếu 6 triệu dân Tây Tạng được thỏa mãn và có những
quyền cơ bản … thì tôi sẽ chẳng còn phải bận tâm làm gì nữa.”
Đặt trọng tâm vào tâm linh
Khi Tổng thống Obama hội đàm với đức
Dalai Lat ma hôm thứ năm tuần qua, người Tây Tạng đã đốt pháo chúc mừng
cuộc gặp này. Đức Dalai Lama nói “ lúc đầu, người Tây Tạng chỉ phấn
khích một phần nhỏ nào đó thôi” về cuộc gặp này. Người Tây Tạng biết
người Mỹ quý trọng “thể chế dân chủ và quyền tự do.”
Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có
một phản ứng khác về cuộc gặp này. Mặc dù đức Dalai Lama bị Bắc Kinh coi
là một nhà lãnh đạo gây chia rẽ, nhưng ngài nói rằng, 90% thời gian và
năng lượng của ngài đã dành cho tâm linh. “Tôi nghĩ tầm quan
trọng chính của Dalai Lama về chính trị chủ yếu do chính quyền Trung
Quốc vẽ ra,” đức Dalai Lama tâm sự.
Đức Dalai Lama nhắc lại rằng ngài ủng hộ
quyết định không gặp ngài của Tổng thống Obama trước chuyến thăm Trung
Quốc trên cương vị tổng thống đầu tiên của Obama vào mùa thu năm ngoái.
Việc trì hoãn cuộc gặp cho đến khi Tổng thống Obama hội đàm với các nhà
lãnh đạo Trung Quốc đã cho phép tổng thống “dàn xếp các vấn đề với Trung
Quốc một cách hiệu quả hơn nhiều,” đức Dalai Lama nói.
Vấn đề bổ nhậm Dalai Lama
trong tương lai
Hiện nay, đức Dalai Lama đã 74 tuổi, nên
đã có những suy đoán về việc ai sẽ là người kế thừa ngài. Trong vấn đề
này, nổi lên những quan ngại cho rằng Trung Quốc sẽ chọn ứng cử viên của
riêng họ, nhưng đức Dalai Lama nói để tùy mọi người quyết định việc bổ
nhậm này (institution) có nên tiếp tục nữa hay không. “Nếu
mọi người cảm thấy rằng việc bổ nhậm Dalai Lama chẳng còn ý nghĩa gì
nữa, thì việc bổ nhậm này sẽ hủy – không sao cả. Hình như Trung Quốc
quan tâm tới vấn đề bổ nhậm này nhiều hơn tôi,” đức Dalai Lama nói.
Dĩ nhiên, tại thời điểm này trong lịch
sử, đa số người dân Tây Tạng đều biểu lộ một cách rõ ràng rằng họ rất
muốn việc bổ nhậm Dalai Lama tiếp tục. Đó là việc thích hợp để giữ một
nhân vật đã được hàng triệu người tôn kính vân du thế giới trong thời
gian tới.