Ngày mùng 4 Tết ghé thăm "Thăng Long tứ quán"
03/02/2014 18:43 (GMT+7)

Chùa Kim Cổ - Đồng Thiên quán

Phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, hiện có ngôi chùa Kim Cổ thuộc số nhà 73. Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Chùa gắn bó vời lịch sử tôn  thờ Nguyên Phi Ỷ Lan,
 Cổng chùa Kim Cổ
Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại  Kim Cổ dành cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái, trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan . Đời Tự Đức triều Nguyễn, cùng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, , từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.

Quá trình xây dựng, trùng tu và biến đổi của di tích được Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ Đốc học Thanh Hóa là Tiến sĩ Lê Duy Trung ghi lại trên tấm bia “ Kim Cổ thôn bi ký” dựng năm Tự Đức thứ 13 (1860). “…Triều vua ta (triều Nguyễn) dấy vận lệ thờ cúng đổi mới vạn vật trong sáng ngày càng thêm thịnh đẹp. Việc thờ cúng đế vương các đời, cờ quạt, đồ thờ đền có quy định. 

Nhà tế không rộng thì sao xứng với nơi tráng lệ của các vua chúa, quy mô có thể mở rộng nhưng ngặt vì tiền nong, vật dụng thiếu thốn. Nguyên Bố chánh sứ tỉnh Tuyên Quang thăng chức Lại bộ Thị Lang Bùi Thương Hán là người làm quan hiển đạt ở thôn Kim Cổ ta bỏ ra 100 lạng bạc, công viên bèn thành.

Năm Tự Đức Kỷ Mùi (1859), tháng mạnh đông khởi công đến tháng quý đông (tháng 11) thì làm xong”.

Những ghi chép trên cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên Phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước khi bà được vua Lý cho xây dựng cung riêng tại Phường Kim Cổ.
 
Chùa Huyền Thiên - Huyền Thiên quán

Chùa Huyền Thiên nằm ngay cạnh chợ Đồng Xuân, trung tâm buôn bán sôi động và huyên náo bậc nhất của Hà Nội được khởi dựng vào thời Lý. 
 Tam quan chùa Huyền Thiên
Đất chùa trước đây nằm trên một bán đảo có hình vành khuyên, được bao quanh bởi hồ Tay Ngai, tạo thành thế quy xà hội tụ. Trên bán đảo có hai giếng Tiên rất đẹp. Tục truyền có lần Huyền Thiên đại đế qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài. 

Quán Huyền Thiên cũng được gọi là chùa bởi nơi đây vừa thờ Thần, vừa thờ Phật và thờ Mẫu. Điều  này thể hiện tinh thần tam giáo đồng nguyên của người Việt.

Chùa Huyền Thiên là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Thăng Long – Hà Nội xưa. Tiếc rằng vào thời Pháp đô hộ, chính quyền thuộc địa đã cho lấp hồ Tay Ngai để mở mang phố xá, làm mất đi vẻ đẹp thơ mộng của chùa.
 Tháp chuông chùa Huyền Thiên
Ngày nay, chùa Huyền Thiên toạ lạc ở số 54, phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lọt thỏm trong khu dân cư đông đúc của phố cổ, chùa nằm đối diện với chợ Đồng Xuân, một khu chợ có lịch sử lâu đời và cũng là trung tâm buôn bán lớn của Hà Nội.

Chùa được khởi dựng vào thời Lý. Kiến trúc được tu bổ, sửa chữa nhiều lần, định hình vào thời Nguyễn. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 Không gian chùa
Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng gỗ có giá trị nghệ thuật, như tượng các vị Bồ-tát Quan Âm, Thế Chí, Văn-thù, Phổ Hiền, tượng hai vị Hộ Pháp (mỗi tượng cao 3m) v.v... Chùa có điện thờ tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Chùa có tấm bia đá dựng vào năm 1668.

Chùa Vua – Đế Thích quán

Tương truyền rằng có một ông hoàng thời Lê tên là Kỳ Như rất say mê cờ, ông thường tổ chức đánh cờ với các quan trong lúc đợi vào chầu vua. Có lần chơi cờ với Trương Ba nguời chơi cờ rất giỏi, hai người bất phân thắng bại. Đúng lúc đó vua Đế Thích (người cai quản trần gian dưới Ngọc Hoàng) hiển linh thành một cụ già đội nón lá với thế cờ giải vây giúp Kỳ Như thắng ván cờ đó. 
 
Cảm phục nước cờ hay và tỏ lòng tôn kính Ngài,  Kỳ Như cho xây dựng điện Đế Thiên thờ vua Đế Thích. Truyền thuyết về ngài chính là tích "Hồn Trương Ba da anh hàng thịt" vua Đế Thích con được gọi là Thánh cờ.

Theo truyền thuyết chùa Vua được xây dựng từ thời nhà Lý.Trong cuốn "Lĩnh ngoại đại đáp" của Chu Khứ Phi đời Tống và cuốn "An Nam chí lược" của Lê Trắc đã ghi: Vua nhà Lý cùng các bầy tôi thường đi lễ chùa, đền Đế Thích vào ngày 30 tháng chạp. 

Đến thời Lê sơ ( 1 428- 1 527), nơi đây là Cung Thừa Lương, có Chùa Hưng Khánh với hồ bán nguyệt nước trong mát. cây cối xanh tươi thường dành cho các bà chúa đến tắm gội. Một ông Hoàng thời Lê vốn tôn kính các bậc cờ cao  đã lập Đền thờ Đế Thích bên cạnh Chùa. 

Hàng năm. Vua Lê, các hoàng tử và các đại thần. trước khi đến đàn Nam Giao (nhà máy Trần Hưng Đạo ngày nav) làm lễ tế Trời Đất, thường đến đây cầu Quốc Thái. Dân An nên dân ta quen gọi là Chùa Vua và có câu “Muốn sống lâu. cầu Để Thích” Sách nhà Phật và thần thoại Ấn Độ coi Để Thích (INDRA) là vị Thiên Đế trợ thủ Đức Phật Thích ca sơ sinh. Đế thích đứng chủ bách thần ngự trị 33 tầng trời và cõi Ta Bà của 1 chúng sinh. cũng là bậc Vua Cờ. 

Thần thoại nước ta cũng xem Để Thích là bậc cao cờ nhất trong thiên hạ. Vũ Phương Đề đỗ Tiến sĩ năm 1736, đã chép trong sách Công Dư Tiệp Ký chuyện Hồn Trương Ba da anh hàng thịt nói về sự linh dị của Đế thích. Sư tiền tổ chùa vua là Thích Thông Lịch cùng gia đình phập tử Bùi Thị Ốc và nhân dân thập phương xây dụng lên chùa Hưng Khánh với năm gian thượng điện và bảy gian tiền đường.(sư tổ viên tịch ngày 21/10).

Sư hậu tổ là cụ Hoàng Đình Điều - Thích Thanh Điều xuất thân trong một gia đình nông dân ở vùng bán sơn địa, quê quán ở xã Cai Kính, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Khi đến tuổi trưởng thành người sớm giác ngộ cách mạng đi theo nghĩa quân Đề Thám và trở thành một võ Tướng của Để Thám. 

Sau khi khởi nghĩa Yên Thế năm 1915 thất bại giặc Pháp lùng sục bắt bớ cụ đã phải lánh vào trong chùa Vua để chốn tránh sự truy sát của giặc Pháp. Cụ quy y xuất gia nhưng vẫn một lòng theo con đường giải phóng dân tộc, ngài lấy chùa vua làm cơ sở cách mạng . Cụ đã được Nhà nước ta truy tặng bằng khen công với nước . 

Đền Quán Thánh – Trấn Vũ quán

Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn bên cạnh Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục và Đình Kim Liên
 
Đền đư­ợc lập từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010). Vua cho rư­ớc bài vị của thần về ở phía Tây Bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen  gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh. Đền hiện ở ngã tư­ đ­ường Thanh Niên và đư­ờng Quán Thánh, đời Lê thuộc đất ph­ường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía Nam Hồ Tây.

Sự tích đền cho biết: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản ph­ương Bắc, đã nhiều lần sang giúp n­ước Việt đánh đuổi ngoại xâm: Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vư­ơng thứ VI đánh giặc từ vùng biển tràn vào, Lần thứ hai, vào đời Hùng V­ương thứ VII đánh giặc Thạch Linh... Chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ còn thêm chi tiết giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng xung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vư­ơng 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An D­ơng V­ương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thư­ờng đến đây để cầu m­a mỗi khi có hạn hán, những lời khấn thần còn ghi trong "Thiên Nam Dư­ hạ tập".

Ngôi đền hiện nay đã đư­ợc sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đư­ợc triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). 

Tư­ợng cao 3,07m, chu vi 8m. T­ượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống g­ơm có rắn quấn và chống lên lư­ng một con rùa.

Tư­ợng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây 3 thế kỷ. Tại nhà bái đư­ờng còn một pho t­ượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều ngư­ời cho rằng đây là t­ượng ông Trùm Trọng, ngư­ời thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tư­ợng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy. Cùng đúc với t­ượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan.

Thu Thủy 

Các tin đã đăng: