Điện
thoại di động vẫn được xem như một phương tiện không phù hợp với cửa thiền, nữa
chi lấy nó làm phương tiện tu hành. Hiện nay, vẫn còn nhiều tu viện cấm tăng
sĩ, Phật tử nội trú tu học sử dụng điện thoại di động. Còn thuở mới du nhập vào
Việt Nam, việc một nhà sư sử dụng điện thoại di động được xem là chuyện lạ, hay
thậm chí một điều châm biếm, chế nhạo.
KHẢ
NĂNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Chắc hẳn quý bạn đọc phải đọc nội dung
dưới đây, sau khi lướt qua đầu đề bài viết.
Vì, vốn dĩ điện thoại di động hiện nay vẫn
là đề tài thu hút đông đảo người đọc, một đề tài nóng trên các phương tiện
truyền thông. Và có lẽ cũng từ nội dung có phần mâu thuẫn của đầu đề.
Điện thoại di động vẫn được xem như một
phương tiện không phù hợp với cửa thiền, nữa chi lấy nó làm phương tiện tu
hành. Hiện nay, vẫn còn nhiều tu viện cấm tăng sĩ, Phật tử nội trú tu học sử
dụng điện thoại di động. Còn thuở mới du nhập vào Việt Nam, việc một nhà sư sử
dụng điện thoại di động được xem là chuyện lạ, hay thậm chí một điều châm biếm,
chế nhạo.
Có thể có bạn đọc trách người viết: Tác
giả này hết nói chuyện tu bằng truyền hình vệ tinh, bằng internet, bằng băng,
dĩa video…, thì nay lại nói đến chuyện tu bằng… điện thoại di động.
Thực ra, mọi phương tiện truyền thông đều
hữu ích cho việc hoằng pháp và tu học. Máy cassette, truyền hình, hay điện
thoại di động đều như tờ giấy trắng. Điều quan trọng là sử dụng tờ giấy trắng
đó như thế nào, viết cái gì lên đó, chứ không phải vấn đề nằm ở bản thân tờ
giấy.
Ngày trước, điện thoại di động còn là một
phương tiện đắt tiền, xa xỉ, thì nhìn nó trên tay một vị sư, có thể thấy nó
“chỏi”, nếu so sánh với tràng hạt chẳng hạn.
Còn ngày nay điện thoại di động đã trở nên
một món đồ phổ thông, một chị bán xôi, một anh quét đường… đều có nó, thì sao
lại không thể nghĩ đến việc khai thác nó như một phương tiện hữu ích.
Cũng như trước đây có ý kiến phản đối việc
cho trẻ em sử dụng điện thoại di động. Nhưng sau một quá trình sử dụng nhiều
bậc cha mẹ thấy nó rất hữu ích trong việc kiểm soát con em. Khi điện thoại di
động bị tắt, thì có nghĩa là đã có một vấn đề gì đó, mà một sự quan tâm nhiều
hơn từ phụ huynh không bao giờ thừa.
Xét đến điện thoại di động là xét đến vấn
đề cốt lõi của nó, vấn đề “di động”. Người sử dụng nó đang ở đâu, và như vậy
tác dụng của nó ra sao?
Nếu cậu học trò đang ở nhà học bài, thì
điện thoại di động có thể trở thành phương tiện bạn bè rủ rê cậu ta đi ra ngoài
nhập bọn rong chơi, lêu lỏng.
Còn nếu cậu học trò đang đi chơi cùng
chúng bạn, thì nó là phương tiện để phụ huynh gọi cậu về nhà, hay chí ít là khả
năng của bố mẹ nhắc nhở cậu.
Cũng thế, nếu chúng ta đang ở trong chùa,
thì điện thoại di động có thể nhận cuộc gọi từ ngoài “thế gian” gọi vào. Khi
tiếp điện thoại, chúng ta ít nhất lại có một cuộc đi ra bên ngoài, dù là trong
tâm tưởng.
Nhưng nếu một Phật tử trở về nhà từ đạo
tràng, lại đến nơi làm việc sau ngày tu học bát quan trai ở chùa, thì điện
thoại di động có thể là phương tiện để duy trì mối liên hệ mọi lúc mọi nơi với
đạo tràng, đại chúng, chư tăng ni và cả thầy tổ.
Từ lâu, điện thoại di động được coi là một
thiết bị truyền thông đa phương tiện, một thứ media, hơn là phương tiện liên
lạc với cá nhân như đối với điện thoại bàn. Trong thực tế, người ta đã tích hợp
trong điện thoại di động radio, TV, máy nhắn tin, máy ghi âm, máy video, Mp3,
máy chụp hình, phương tiện truy nhập internet, và cả đồng hồ báo thức!…Nó có
thể thiết lập mối liên hệ tức thời mọi lúc và mọi nơi với một cá nhân, với cộng
đồng, với một hệ thống. Đó là khả năng mà chúng ta có thể khai thác cho việc tu
học.
Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ nhận thức
điện thoại là một phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng nó hơn hẳn là có
thể hoạt động ở mọi lúc mọi nơi và tương tác.
Cần trở lại vấn đề cốt lõi: Đại chúng là
một thuộc tính của đạo Phật.
Chúng ta có để ý rằng từ “đại chúng” là từ
mà Phật giáo sử dụng còn nhiều hơn cả ngoài đời, mà dường như xuất phát của nó
là từ đạo Phật.
Đại chúng dưới sự giáo hóa của đức Phật
luôn luôn là một đại chúng mở. Đạo không hề khuyến khích tu theo kiểu nhà tu
“kín”. Sự giới hạn, nếu có, thì hình thành nương theo thời tiết, khí hậu. Còn
lại, hoạt động của Đạo Phật luôn là hoạt động hướng tới cộng đồng. Thời Đức
Phật tại thế, hàng ngày, ngài và thánh chúng đều giao tiếp và tác động gián
tiếp với cộng đồng bằng hoạt động khất thực. Không phải là vì chỉ ở tự viện thì
không thực phẩm hiến cúng mà phải đi khất thực, mà khất thực là phương tiện để
thực hiện giao tiếp và ảnh hưởng đến công chúng. Đó là một sự nhắc nhở việc tu
tập, gợi mở sự hướng thượng lối sống thanh cao được tổ chức theo thời điểm nhất
định hướng và nơi tập trung đông đảo cư dân cộng đồng.
Khẳng định thuộc tính mở và đại chúng của
đạo Phật chính là xác định vai trò của điện thoại di động như là một phương
tiện hỗ trợ việc tu hành.
ỨNG
DỤNG CỤ THỂ
Khả năng kết nối truyền thông chủ động mọi
lúc, mọi nơi của điện thoại di động khiến cho nó giúp hình thành một đạo tràng
“ảo”.
Khi hành giả có mặt tại chùa, tiếng
chuông, tiếng kẻng là tín hiệu tác động phối hợp hoạt động của cá nhân với hoạt
động của đại chúng.
Khi hành giả không có mặt tại chùa, thì
các tin nhắn vào những giờ nhất định sẽ có tác động nhắc nhở, kết nối hành giả
ở bất kỳ đâu với tự viện, đại chúng. Tin nhắn là những câu kinh ngắn, Phật ngôn
có tác dụng đưa hành giả đang ở một nơi nào đó kết nối với sinh hoạt trong nhà
chùa một cách đồng thời. Câu kinh hiện lên vào những giờ theo thời khóa tự viện
có tác dụng như một thời khóa định giờ thu nhỏ. Điện thoại di động còn chuyển
lịch trình tu học, các lễ, ngày vía, ngày kỉ niệm, lịch thuyết giảng, sinh hoạt
đạo tràng.
Trên thế giới hoạt động truyền thông qua
điện thoại di động như miêu tả ở trên, với nhiều nội dung, kể cả nội dung tôn
giáo không phải là điều mới mẻ.
Thường thì người sử dụng phải đặt mua
thông tin để họ kết nối với thị trường 24/24. Một thương gia chẳng hạn, theo
đăng ký dịch vụ, khi vừa thức giấc buổi sáng, trong điện thoại, đã có 5 tin, 10
tin hay 15 tin quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực thị trường. Trong ngày,
tin thị trường, giá cả được cập nhật liên tục.
Một fan thể thao có thể nhận lịch thi đấu
các môn thể thao, kết quả các trận thi đấu, tin vắn thể thao…
Tại các nước Hồi giáo, đã có các kênh
truyền hình tôn giáo điện thoại di động DVB-H (Digital Video Broadcasting-Hand
Held). 5 thời cầu kinh mỗi ngày đều được nhắc nhở tín đồ bằng điện thoại di
động. Còn tín đồ hướng về thánh địa Mecca qua hình ảnh truyền trên điện thoại
di động. Truyền hình Hồi giáo tác động không những đến tín đồ ở nhà (không đến
đền thờ) mà nay có thể tác động đến tín đồ đang trên đường phố, tàu điện, nơi
làm việc…Khả năng tiếp nhận hình ảnh, âm thanh, văn bản mọi lúc mọi nơi của
điện thoại di động được khai thác triệt để.
Các tài liệu mới nhất về truyền thông đã
đúc kết một số nguyên tắc chính về truyền thông qua điện thoại di động, mà một
vài điểm có thể tham khảo để sử dụng phương tiện này hình thành “đạo tràng ảo”:
- Điện thoại di động triệt để khai thác
khía cạnh nhắc nhở thời điểm (có thể coi là tương đồng với tiếng chuông chùa
sáng, trưa, chiều ở Đạo Phật) với nội dung hàm ẩn tác động đến cộng đồng vào
thời điểm nhắc nhở.
- Hình ảnh truyền qua điện thoại di động
hạn chế cảnh bao la toàn cảnh, chú trọng trung cảnh, cận cảnh, đặc tả để phù
hợp với khung hình nhỏ của điện thoại di động (thí dụ, đối với tượng Phật thì
nên khai thác ảnh chân dung bán thân hơn là ảnh tượng trong bối cảnh).
- Văn bản truyền qua điện thoại di động
ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nhưng bảo đảm đủ ý, chính xác nội dung. Đối với
báo chí, tin truyền qua điện thoại di động được viết lại từ tin đăng báo điện
tử.
- Một ứng dụng nữa là điện thoại di động
có thể dùng như đường truyền phản hồi trong những buổi thuyết giảng sử dụng
giải pháp kỹ thuật “hội nghị truyền hình” và trên phạm vi toàn thế giới. Việc
giảng đạo qua truyền hình không còn là mới và cũng đã trở nên không xa lạ hình
ảnh vị đạo sư cầm điện thoại di động nghe câu hỏi của các đệ tử gọi về từ khắp
thế giới để trả lời qua trực tiếp, tức thì qua sóng truyền hình đi khắp thế
giới. Cách thuyết giảng “by cell phone”, “on the phone”… này là lấy từ hoạt
động tương tự trong truyền hình. Có bạn đọc sẽ lấy làm ngạc nhiên, thậm chí
buồn cười khi đọc những dòng miêu tả này, nhưng đã xem các kênh truyền hình các
tôn giáo qua vệ tinh thì sẽ không còn lấy làm lạ. Đấy cũng chẳng qua là tận
dụng khả năng kết nối của điện thoại di động để hoạt động tôn giáo “mọi lúc mọi
nơi” như đã nói ở trên mà thôi.
Khai thác điện thoại di động như trên cũng
là thừa tiếp các hoạt động mà chúng ta đang thấy như:
- Cài đặt tiếng niệm Phật thay cho tiếng
nhạc chuông báo giờ, báo cuộc gọi của điện thoại di động.
- Sử dụng chức năng Mp3 của điện thoại di
động như một máy niệm Phật tự động hoặc dùng nghe thuyết pháp qua tai nghe khi
đi tập thể dục, nằm thư giãn ngoài sân vườn, trên bãi biển…
- Cài hình ảnh tượng Phật, chùa chiền làm
hình nền trên màn hình điện thoại di động để luôn nhắc nhở nhớ đến Tam bảo mỗi
khi sử dụng điện thoại di động.
- Các vị giảng sư thuyết pháp trực tiếp
đến đại chúng ở xa qua điện thoại.
Theo: Pháp luân Online