Pháp sư Viên Trì - Quản trưởng Thư viện
Văn vật Phật giáo cung đón Đại sư Tinh Vân
Sau đó, Đại sư được Trưởng lão Truyền Ấn - Viện trưởng Phật học viện
Trung Quốc, kiêm Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc thân mật chào
hỏi hội kiến, hai bên thăm hỏi lẫn nhau, và tiến hành buổi giao lưu tọa
đàm trong bầu không khí hữu hảo thân thiết.
Hội kiến
Trong cuộc đàm thoại, Đại sư Tinh Vân nói: "Đến chùa Pháp Nguyên, tôi
đã thấy được niềm hy vọng tương lai của Phật giáo Trung Quốc. "Hỏi anh nước đâu trong như thế? Nước ở đầu nguồn chảy đến đây"
(nước chỉ cho Pháp, nguồn chỉ cho Nguyên: 法源), Pháp có nguồn, chính là
liên miên bất tuyệt, Phật pháp sau này đặt nơi Pháp Nguyên. Giữa hai bờ
tuy ngăn cách bởi eo biển, nhưng văn hóa, chủng tộc, tín ngưỡng của Phật
giáo cùng cội cùng nguồn không có phân biệt. Hy vọng, sự giao lưu qua
lại giữa Phật giáo Trung & Đài - anh đến thăm tôi, tôi đến viếng
anh, mọi người qua lại với nhau, cuối cùng không còn biết ai đến và ai
đi, lúc đó chính là người một nhà vậy".
Trưởng lão Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc
tặng Đại sư Tinh Vân nghiên mực
tượng trưng cho bình an và kiết tường
Trưởng lão Truyền Ấn bày tỏ sự khen ngợi cao độ về phương diện giao
lưu Phật giáo giữa hai bờ eo biển mà Đại sư Tinh Vân đã cống hiến. Đúng
lúc Đại sư Tinh Vân nói đến câu "lai lai vãng vãng", câu này sau khi mọi
người nghe xong, không thể không suy nghĩ, đây là câu nói rất có ý
nghĩa. "Vãng vãng lai lai" là một câu liên quan đến "Năng và Sở", khi sự
qua lại không còn biết đến nữa, thì lúc đó đã trở thành người một nhà,
đây chính là cảnh giới "Năng sở song vong" (cả hai năng sở đều quên),
đây chính là cảnh giới cứu cánh "minh tâm kiến tánh" của Phật pháp.
Đại sư Tinh Vân tặng cho Trưởng lão Truyền Ấn
quyển "Hiệp Chưởng Nhân Sanh" do chính Đại sư trước tác
Sau đó hai bên trao tặng lễ vật cho nhau, Trưởng lão Truyền Ấn tặng
Đại sư Tinh Vân một nghiên mực, tượng trưng cho kiết tường bình an. Đại
sư Tinh Vân tặng cho Trưởng lão Truyền Ấn quyển "Hiệp Chưởng Nhân Sanh"
(合掌人生) do chính Đại sư trước tác, và tặng Pháp sư Viên Trì tác phẩm thư
pháp "Quang Chiếu Đại Thiên" (光照大千), do chính Đại sư viết. Cuộc đàm
thoại hội kiến này do Pháp sư Viên Trì chủ trì, Phó Viện trưởng Trương
Hậu Vinh, Pháp sư Hướng Học, Pháp sư Lý Chứng, Pháp sư Dung Thông, Pháp
sư Thự Chánh, Pháp sư Thự Tường… cùng tham gia.
Đại sư Tinh Vân tặng Pháp sư Viên Trì
tác phẩm thư pháp do chính Đại sư viết
Sau khi kết thúc buổi gặp mặt, Đại sư Tinh Vân cùng phái đoàn được
Pháp sư Viên Trì hướng dẫn tham quan Thư viện Văn vật Phật giáo Trung
Quốc. Pháp sư Viên Trì giới thiệu tỉ mỉ về di sản Phật giáo trân quý
trong hồ sơ lưu trữ, bao gồm các loại khác nhau như trục tranh cuộn,
Pháp khí, tượng Phật... trong thời kỳ lịch sử. Đại sư Tinh Vân tán thán
một cách chân thành những văn vật được lưu trữ tại Viện và đinh ninh dặn
dò nhất định phải tiếp tục bảo tồn.
Đại sư Tinh Vân tham quan những văn vật trân quý
trong Viện Văn vật Đồ thư Phật giáo Trung Quốc
Trước khi kết thúc buổi tham quan, Pháp sư Viên Trì thỉnh trục "Đại
Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Quyển" - Khai Bảo Tạng thời Bắc Tống, quyển
trục trân quý dài khoảng 9m được cất giữ kỹ trong Viện, mở ra trước Đại sư, Đại sư Tinh Vân thành kính chắp tay, ngắm xem tỉ mỉ, tràn đầy niềm hứng thú.
Đại sư Tinh Vân xem "Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Quyển"
Trong bầu không khí thân thiện, Đại sư Tinh Vân và phái đoàn đã phải
kết thúc hoạt động chuyến tham quan này. Pháp sư Viên Trì hướng dẫn các
vị Pháp sư và tín chúng cư sĩ lưu luyến tống biệt.
Hợp ảnh lưu niệm trước Đại Hùng Bảo Điện
Thanh Như dịch theo thông tin Phật giáo Tại Tuyến (Giác Ngộ)