|
Trẻ em trường Mẫu giáo Hàn Quốc đang thực tập Thiền định
|
Phật giáo Hàn Quốc đang thí nghiệm chương trình Thiền định cho trẻ em các trường Mẫu giáo.
Danh từ Thiền định :
Thiền
định là gì ? Thiền phiên âm theo tiếng Phạn là Thiền na, xưa dịch là tư
duy, nay các học giả dịch là Tĩnh lự. Tu Tư duy có nghĩa là tu tập bằng
phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của
tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát các vấn
đề đạo pháp.
Còn chữ Ðịnh phiên âm theo tiếng Phạn là Tam muội
(Samadhi), có nghĩa là tập trung tâm lý vào một đối tượng duy nhất,
không để cho tâm ý tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh lại, ta có một
định nghĩa chung: Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không cho
tán loạn, để tâm thể được vắng lặng và cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu
quan sát và suy nghiệm chân lý.
Lợi ích của Thiền pháp :
Giúp cải thiện trí nhớ;
Thiền định giúp người chăm sóc tăng hiệu quả.
Trước khi tọa thiền thân thể phải sạch sẽ.
Tuỳ theo tiết lạnh nóng mà mặc cho phù hợp với thời tiết.
Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.
Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển với thời tiết.
Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng.
Thế nên chỉ có cách rút chơn xếp bằng lại là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.
Cách ngồi :
Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình.
Chơn :
1. Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa) :
Gát bàn chân trái lên đùi bên mặt, gát bàn chân mặt lên đùi bên trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.
2. Bán già, có hai cách:
-
Hàng ma tọa: gát bàn chân mặt trên đùi bên trái (như ngài Văn Thù Sư
Lợi Bồ tát) – Kiết tường tọa: gát bàn chân trái lên đùi bên mặt (như
ngài Phổ Hiền Bồ tát).
-Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho
hai gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cũng chịu đều như nhau
thì mạch máu không bị nghẻn tất không bị tê, cũng không nên dùng nệm
quá dầy. Một điều nên để ý, là thường thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi
kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ. Để sửa chữa vào khuyết
điểm đó, chỉ có cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nưng toàn
thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống
sau, đôi ba lần thì hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không có cảm giác
nặng nhẹ nữa.
Tay :
Hai bàn tay để
ngửa, bàn tay mặt đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên
hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam muội ấn).
Phương
pháp để bàn tay như vậy, theo Cổ Đức nói, làm cho nhân điện trong thân
lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài và giúp cho tâm dễ an ổn.
Lưng
—Tay chơn đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba bốn lần
cho nó được thoải mái, phải giữ xương sống cho ngay thẳng, chẳng khác
nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.
Đầu, cổ — Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá.
Mắt — Mắt hơi nhắm lại, dộ khảng hai phần 3 thôi; đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đừng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.
Miệng
— Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chưn răng hàm trên, răng phải
để cho thong thả, đùng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẻ nhẹ nhàng.
3. Điều Tức (hơi thở) :
Khi
thân đã nghiêm chỉnh rồi, lúc bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ
nhàng và dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều ra ngoài hết. Đến
khi hít vô, cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ tất cả sự thanh tịnh ở
bên ngoài đều vào trong hết.
Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái.
Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân bình.
Nên để ý, khi điều hoà hơi thở hành giả thường gặp hai lỗi sau đây :
a) Phong tướng : Tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do vì thở quá mạnh.
b) Suyển tướng : tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng nhưng lại gấp rút hoặc không thông.
Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.
Nếu
khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần
thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, huyết mạch được lưu thông, trong
người sẽ được sảng khoái nhẹ nhàng.
Thế nên điều hoà hơi thở là một công phu rất hệ trọng đối với phép tịnh tọa.
Công
năng Thiền định giúp trẻ em tăng trưởng trí nhớ và niềm tự tin trong
cuộc sống. Theo thí nghiệm này cho thấy các trẻ em tâm lý bị mất cân đối
bởi sự trầm cảm hoặc kịch tính sẽ được chuyển hoá một cách nhẹ nhàng
sau khi thực tập thiền thời gian ngắn.
trẻ em đang ngồi thiền ở chùa vào mỗi cuối tuần
Thiền
giúp cho trẻ em và người giám hộ cùng phụ huynh học sinh tương ứng
trong việc giáo dục và học tập. Thiền định rất hữu ích cho người lớn và
trẻ em cải thiện đời sống cho người lao động chân tay và trí óc, phát
triển cân đối về tinh thần lẫn vật chất.
Giáo
viên Jesolji mở khoá Thiền ngắn hạn nhằm vào cuối tuần vừa hoàn thành
năm ngày tại Trường mẫu giáo ở Thành phố Uất Sơn (Ulsan) phía Đông Nam
Hàn Quốc. Thiền định Phật giáo luôn bình đẳng trong mọi giới, không
phân biệt thành phần đẳng cấp xã hội, ai cũng có thể thực tập được. Giáo
viên Jesolji nói cuối cùng ngày 25 tháng 3, Thiền ngắn hạn cho 30 người
Mỹ ở 26 Thị trấn Mộc Phố (Mokpo) Thành phố Quang Châu (Gwangju),
kinh nghiệm cho thấy rất hữu ích.
(Theo báo Tân Văn Phật giáo Hàn Quốc)
Thích Vân Phong