14 giờ 30, dưới sự hộ tống của xe cảnh sát, xe hoa tôn tượng Đại sư
Giám Chân chạy dọc theo con đường chính của thành phố, khi đội ngũ
nghinh đón đi đến đường Giám Chân, dưới cái nhìn chăm chú của tôn tượng,
ông Vương Yến Văn - Bí thư Thành ủy Dương Châu và các ban lãnh đạo đã
cắt băng khai thông đường Giám Chân. Tôn tượng Giám Chân đi qua đường
Giám Chân, rồi đến thư viện Giám Chân. Ngày 26-11 đến 7-12, tôn tượng
Đại sư Giám Chân sẽ được cúng dường phụng thờ tại Thư viện Giám Chân.
Điểm nổi bật nhất trong đội ngũ nghinh đón là chiếc xe hoa, xa xa nhìn "xe hoa Giám Chân" giống như một chiếc "thuyền hoa", dài 10m, cao 4.5m, rộng 2.5m.
Chọn lấy hình dáng thuyền Giám Chân Đông Độ để thiết kế thuyền hoa,
chung quanh thân thuyền là những lượn sóng nhấp nhô, mấy chục đóa hoa
sen được bố trí hai bên mạn thuyền, đuôi thuyền là Bi lầu chùa Đại Minh,
đầu thuyền trưng bày một tòa hoa sen với mô hình lớn, những làn mây
trắng trôi lãng đãng chung quanh tòa sen, trên tòa sen tôn trí bức tượng
vẽ hình Đại sư Giám Chân cực to, hai bên xe hoa là hàng đại tự màu đỏ
"Cung nghinh Đại Hòa thượng Giám Chân trở về quê hương Dương Châu".
Nghi thức khai thông đường Giám Chân
Được biết, tôn tượng Giám Chân chùa Đông Đại Nhật Bản trở về quê
hương. Đây là lần thứ hai tôn tượng can tất (sơn khô) Giám Chân chùa
Đường Chiêu Đề (Tōshōdai Temple), thành phố Nại Lương (Nara), Nhật Bản
về thăm lại quê hương, sau chuyến thăm lần đầu cách đây 30 năm. Tôn
tượng Đại sư tọa thiền này, cùng với tượng sơn Giám Chân tại chùa Đường
Chiêu Đề cùng là di sản văn hóa cấp quốc gia Nhật Bản, cách nay đã có
267 năm lịch sử, được phụng thờ tại Thiên Thủ Đường, viện Giới Đàn phía
tây Đại Phật Điện chùa Đông Đại.
Tôn tượng Đại sư Giám Chân làm bằng chất liệu gỗ, nghi
thái đoan trang, diện mục an tường, đôi mắt hé mở, tay kiết ấn Thiền
định, ngồi trong tư thế kiết già. Dung diện của Đại sư sử dụng nguyên
màu sắc của gỗ, đắp ca sa màu xám tro, toàn bộ được điêu khắc tinh tế.
Đại sư Giám Chân là sứ giả hữu nghị của Trung - Nhật, là nhân vật
sống mãi trong lịch sử huyết thống văn hóa Trung - Nhật. Vì muốn đem may
mắn cho hiện tại, lưu ân huệ đến nghìn sau; vì tình hữu nghị đời đời
của nhân dân hai nước Trung - Nhật; vì sự phát triển hài hòa của các
nước trên thế giới, cung cấp những ý tưởng sâu xa, cho nên Đại sư đã dốc
hết tâm lực cả cuộc đời mình, đề xướng sáu phương pháp hòa hợp: "Kiến
giải cùng hòa hợp, lợi lạc cùng hưởng đều, không tranh cãi với nhau,
cùng ở chung hòa thuận, cùng giữ giới tu hành, tâm ý cùng vui vẻ".
Tôn tượng Đại sư Giám Chân hồi hương lần này, Dương Châu đã tổ chức
một loạt hoạt động, nói lên ý nghĩa hoằng dương của Đại sư Giám Chân
trong tinh thần "Hiến thân, kiên trì, tinh tấn, cởi mở và vị tha", cũng
là để xúc tiến sự giao lưu hữu nghị của nhân dân hai nước Trung- Nhật.
Thanh Như dịch theo thông tin Phật giáo Trung Quốc (GNO)