UBND thị trấn “giúp sức”?
Năm 1995, Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT&DL) đã cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho Khu di tích văn hóa “Linh Quang tự” hay còn gọi bằng cái tên thân mật: chùa Diêm Điền. Trong quần thể văn hóa này gồm chùa và đền. Địa giới lúc đó là thuộc về xã Bình Hòa. Sau này điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch chỉnh trang lại thị trấn Ngô Đồng, một phần đất của xã Bình Hòa được nhập vào thị trấn Ngô Đồng quản lý, trong đó có khu di tích. Tuy nhiên, về con người, BQL khu di tích vẫn là thuộc UBND xã Bình Hòa quản lý, kết hợp tổ chức các lễ tế, lễ rước. Cũng bởi thế nên hầu như mọi việc mang tính chất văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống đều do dân làng Diêm với phần đông là người UBND xã Bình Hòa tổ chức.
Bao giờ trả lại sự yên tĩnh nơi cửa thiền?
Không hiểu vì lý do gì mà khi chúng tôi về đây tìm hiểu sự việc đất chùa thì các “quan” ở thị trấn Ngô Đồng lại có thái độ khiếm nhã. Cụ thể, khi phóng viên báo Xây dựng đến xuất trình giấy tờ và đề nghị trao đổi, làm việc với ông Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch UBND thị trấn Ngô Đồng, thì ông Hậu đã lấy cớ này nọ để từ chối trả lời việc cử địa chính xã xuống đo đất của khu di tích định cấp cho bà Liên. Đang trao đổi thì phóng viên bị một người chạy vào đôi co. Ông ta nhận mình là công an viên, tên là Phan Quang Đản với lời lẽ thiếu văn hóa. Chúng tôi rất ngạc nhiên và yêu cầu anh Đản ra ngoài vì phóng viên đến làm việc với lãnh đạo thị trấn thì anh ta không nghe, cứ liên tục nói chen khiến cho buổi làm việc liên tục bị gián đoạn. Rồi ông Hậu cho rằng “thị trấn cứ thấy đơn xin cấp đất của công dân thì cho người xuống xác minh, làm các thủ tục theo trình tự thôi. Chúng tôi làm thủ tục ban đầu, sai đúng đâu thì lên cấp trên mà hỏi. Họ có quyền quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Qua điều tra, chúng tôi được biết việc UBND thị trấn Ngô Đồng “giúp đỡ” bà Nguyễn Thị Liên xuất
Ông Phạm Xuân Thủy - Trưởng phòng TN&MT huyện Giao Thủy: “Trên bản đồ, không có tên nào là của bà Nguyễn Thị Liên cả”.
|
phát từ tờ đơn có bút phê của các cựu cán bộ xã. Để có “chứng cớ” mình đã quản lý đất nhiều năm, bà Liên đã làm một tờ đơn, rồi đến xin các vị cựu cán bộ xã (Nguyễn Quang Khải, Phan Văn Mao, Lê Hải Đường, Nguyễn Văn Nhuệ, Phạm Văn Lộ) xin xác minh. Có lẽ vì “hết trách nhiệm” nên các vị cựu cán bộ này “vung bút” phê bừa lên tờ đơn với nội dung chung chung là có thấy bà Liên ở đây từ năm 1977, rồi đề nghị các cơ quan chức năng sớm giúp bà Liên hoàn thành ý nguyện. Thực tế, đất này là của Khu di tích đã được cấp quốc gia công nhận, tiền sử đất là của chùa. Vì lòng nhân từ, phổ độ chúng sinh mà ni trưởng Thích Đàm Khương cho mượn đất chứ không phải cho hẳn đất.
Đùn đẩy trách nhiệm
Mang những điều vô lý này lên gặp Bí thư kiêm Chủ tịch huyện Giao Thủy Nguyễn Xuân Nghinh. Lấy cớ đang bận họp, ông Nghinh từ chối không trả lời hay bình luận gì vụ việc.
Tìm đến Phòng TN&MT huyện, ông Trưởng phòng Phạm Xuân Thủy cho biết: “Trên bản đồ, không có
Ông Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch UBND thị trấn Ngô Đồng: “Chúng tôi làm thủ tục ban đầu, sai đúng đâu thì lên cấp trên mà hỏi.”
|
tên nào là của bà Nguyễn Thị Liên cả. Vừa rồi thấy bà Liên có đơn xin cấp đất gửi trực tiếp lên Phòng, chúng tôi có hướng dẫn bà Liên phải về làm trình tự từ thị trấn Ngô Đồng”. Khi được hỏi, việc người dân có đơn là một chuyện, nhưng đất của khu di tích mà các cán bộ huyện lại hướng dẫn họ làm theo trình tự. Tại sao không giải thích hay tham mưu luôn cho người dân và UBND huyện để tránh khiếu nại kéo dài thì ông Thủy không trả lời.
Làm việc với bà Vũ Thị Đan - Phó chánh án TAND huyện Giao Thủy về việc bà Liên đã từng có đơn kiện BQL di tích và ni trưởng Thích Đàm Khương (gần 100 tuổi) ra hầu tòa về việc không chịu giúp bà Liên “xẻ thịt” đất chùa. Tuy nhiên bà Đan từ chối cung cấp thông tin.
Như đã phản ánh ở kỳ trước, việc gia đình bà Nguyễn Thị Liên tập kết vật liệu tại Phòng NN&PTNN huyện Giao Thủy để định xây nhà trên đất chùa Linh Quang Diêm Điền đã khiến người dân làng Diêm bất bình. Tại sao bà Liên cố tình làm sai? Tại sao các cơ quan chức năng ở tỉnh Nam Định không giải quyết để khiếu kiện kéo dài? |
(Còn nữa)
Đà Giang - Nam Long (baoxaydung) |