Ngày 21-11-2009, hơn
một chục Tăng Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã tổ chức chung Lễ tưởng
niệm Tổ sư sáng lập Tông phái Cheontae lần thứ 908 tại một ngôi chùa ở
thị trấn Kaesong của Bắc Triều Tiên để chứng minh rằng, giao lưu dân sự
giữa 2 nước vẫn diễn tiến bình thường. (Ảnh:
AP)
Tôn giáo chính thức bị cấm hoạt động ở
Bắc Triều Tiên. Do đó, bất cứ ai tin vào một tôn giáo nào cũng phải hành
trì một cách hết sức kín đáo. “Tôi cảm thấy rất quan ngại
khi các tín đồ Tin Lành đã thiết lập quá nhiều mối liên lạc giữa Hàn
Quốc và Bắc Triều Tiên để đặt nền móng cho sự thống nhất. Phật giáo là
tôn giáo hiện diện tại Triều Tiên 1500 năm, trong khi Tin Lành chỉ
khoảng trên một thế kỷ,” vị viện chủ thuộc Thiền phái Tào Khê Hàn
Quốc thổ lộ.
Tín đồ Tin Lành chiếm 18% dân số Hàn
Quốc đã đưa Bắc Triều Tiên vào trong chương trình nghị sự đặc biệt của
các hội thánh giàu có và có ảnh hưởng tới chính trị của họ, đồng thời
tài trợ cho các mạng lưới truyền giáo bí mật trên biên giới Trung Quốc.
Những người truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc nổi tiếng liều mạng xông pha
vào những nơi nước xôi lửa bỏng và đã có 2 người bị hành quyết tại Afghanistan
năm 2007.
Hòa thượng Bop Ta, một trong những viện
chủ tiêu biểu của Hàn Quốc, đã phản đối những người truyền giáo như thế.
Thỉnh thoảng, họ cử những người Bắc Triều Tiên cải đạo quay về quê
hương liều chết vì sứ mệnh truyền bá Tin mừng, và miêu tả cơ quan tuyên
truyền của nhà nước như những kẻ giết chết trẻ em.
“Dụ dỗ mọi người bỏ đạo là
một doanh nghiệp đại diện các hội thánh Tin Lành. Nhưng rốt cuộc thì
việc dụ dỗ này chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều xung đột hơn
giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc dụ dỗ bỏ đạo này chẳng những không
làm cho chế độ Bắc Triều Tiên suy yếu mà còn làm cho các gia đình đã bỏ
rơi bên cạnh những người bỏ đạo đau khổ khủng khiếp. Động cơ của nhà
máy sản xuất mì là hệ tư tưởng nên không có vấn đề gì. Mọi người chỉ cần
thực phẩm,” Hòa thượng Bop Ta chia sẻ tại văn phòng của ngài tại Seoul.
Các nhà nhân loại học cho rằng những
người bỏ đạo của Bắc Triều Tiên đã thất vọng với tín ngưỡng sùng bái cá
nhân dành cho người sáng lập quốc gia Kim Il-sung, nên họ khao khát lấp
đầy khoảng trống bằng các tín ngưỡng khác. Ki-tô giáo đang tấn công Phật
giáo. “Sự khác biệt khi đề cập đến phương pháp tiếp cận Bắc
Triều Tiên của Ki-tô hữu và Phật tử là Ki-tô hữu hoạt động tích cực và
xông xáo hơn nhiều,” ông Yoon Yeo-sang, trưởng nhóm thu thập dữ kiện
về nhân quyền của Bắc Triều Tiên, nhận xét.
Những sợi mì của Hòa thượng Bop Ta tạo
thành một sợi dây duy nhất về sự chuyển động của Phật giáo để đảm bảo
rằng Ki-tô hữu không độc quyền chiến đấu cho linh hồn của Bắc Triều Tiên
sau khi thống nhất. Các tu sỹ Phật giáo đang hỗ trợ công tác tái thiết
chùa chiền, vốn chỉ còn sót lại 60 trong số 500 chính điện của Bắc Triều
Tiên trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 – 1953. Hòa thượng Jaseung,
lãnh đạo cao cấp của Phật giáo Hàn Quốc, đã thăm Bắc Triều Tiên năm 2009
để sắp xếp cho hàng ngàn Phật tử Hàn Quốc hành hương đến Bắc Triều
Tiên, nhưng Seoul, vốn có mối quan hệ lạnh nhạt với Bình Nhưỡng sau các
cuộc thử nghiệm đầu đạn hạt nhân và các tên lửa tầm xa, đã ngăn cấm họ.
Hòa thượng Bop Ta quản lý hai nhà máy ở
Bắc Triều Tiên, một ở thủ đô Bình Nhưỡng và một ở thành phố Sariwon,
cách thủ đô Bình Nhưỡng 56 km về hướng nam. Thành phố Sariwon có một hệ
phái Phật giáo mạnh, nổi tiếng trên khắp bán đảo qua một bài kệ đã được
phổ nhạc ở đó: “Đêm trên chùa Songbul - Night at Songbul temple”. Với 70
công nhân viên, hai nhà máy này nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc trước khi
cho ra các loại mì sợi.
Trong thời kỳ “chính sách ánh sáng mặt
trời” của hai tổng thống tiền nhiệm thuộc phe cánh tả của Hàn Quốc, Hòa
thượng Bop Ta đã gửi bình quân mỗi tháng 60 tấn lúa mì để chu cấp cho
khoảng 7700 người. Dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, một nhân vật bảo
thủ có quan hệ lạnh nhạt hơn với Bắc Triều Tiên, lượng hàng viện trợ của
Hòa thượng Bop Ta đã giảm xuống chỉ còn khoảng từ 20 đến 30 tấn mỗi hai
tháng. Vụ thử nghiệm tên lửa cũng làm giảm các nguồn viện trợ.
Hòa thượng Bop Ta đã đến thăm Bắc Triều
Tiên khoảng 100 lần, đôi khi là để kiểm tra việc phân phối hàng viện
trợ. Tuy nhiên, ngài thừa nhận rằng ngài phải tin tưởng trên bình diện
lớn, mì sợi được cấp phát cho những người nghèo khó, chứ không phải cho
quân đội. Hòa thượng Bop Ta tăng viện trợ thông qua một tổ chức từ thiện
Phật giáo đã đăng ký với Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Cũng như bao Phật tử khác, ngài không có
mối quan hệ thân thiện với chính phủ của ông Lee, một tín đồ của hội
thánh Trưởng lão bị cáo buộc là đã gạt ra ngoài 23% dân số của đất nước
là Phật tử. Hòa thượng Bop Ta rất nghi ngờ những người thuộc phái bảo
thủ. Là nhà hoạt động chống chế độ độc tài quân sự, ngài bị bắt vào đầu
những năm 1990 vì đã chứng tỏ cho thấy sự thông cảm quá mức đối với Bắc
Triều Tiên. Gần đây hơn, Hòa thượng viện chủ bị phạt tiền trong một hợp
đồng xây dựng mà ngài cho là bất công. Tuy nhiên, ông Lee gần đây đã kêu
gọi nên quan hệ tốt hơn với các Phật tử.
Dù cho Bắc Triều Tiên không biết “Mì
Keumgang” của Hòa thượng Bop Ta tới từ một tổ chức từ thiện Phật giáo,
Phật tử Hàn Quốc cũng đang đẩy mạnh giao lưu trao đổi văn hóa để phát
triển Phật giáo. Trong khi Ki-tô giáo bị hạn chế phát triển, thì Hòa
thượng Bop Ta nói thái độ của Bắc Triều Tiên đối với Phật giáo có phần
cởi mở hơn với khoảng 10.000 người (trong số 24 triệu dân) đang hành trì
theo vài pháp môn Phật giáo. Hòa thượng Bop Ta nói:“Phật
giáo được coi là một tổ chức yêu nước ở Bắc Triều Tiên, đã gắn liền với
cuộc vận động dân tộc để chiến đấu chống lại sự cai trị của quân phiệt
Nhật Bản.” Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng các tự viện thường là các
địa điểm du lịch.
Phật giáo Bắc Triều Tiên đang suy thoái.
Hwang Jang-yop, cựu quan chức cộng sản cao cấp đã trốn khỏi Bắc Triều
Tiên nói chư Tăng tại các chùa có những “sư giả”. Hòa thượng Bop Ta nói
việc cấm chữ viết Trung Quốc của Bắc Triều Tiên đã ngăn cản việc nghiên
cứu riêng các kinh điển cổ và chư Tăng cũng coi thường truyền thống qua
việc lập gia đình.
Giáo hội Công giáo La Mã cũng đã đối phó
với thách thức của các tín đồ Tin Lành đang chi phối cảnh quan sau khi
thống nhất, đào tạo các giáo sỹ chuyên về Bắc Triều Tiên từ Hàn Quốc.
Hwang Soon-il, giáo sư Phật học tại Đại học Dongguk ở thủ đô Seoul thừa nhận các Phật tử đã không nhanh chóng
vận động ở Bắc Triều Tiên, nhưng ông cho rằng mối quan hệ lạnh nhạt của Seoul với Bình
Nhưỡng không thể là lý do của sự trì trệ. “Nếu chính phủ
không thể làm bất cứ cái gì cho vấn đề này thì chúng tôi, các Phật tử sẽ
làm.”