Kỳ III:
Phá hoại Khu văn hóa tâm linh bằng mọi cách
Theo phê duyệt quy
hoạch của UBND tỉnh Hòa Bình thì Khu văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình Phật
Quang có diện tích khoảng 5,3ha, bao gồm các chùa Hạ, Trung, Thượng,
các khu đền Mẫu, các khu nhà làm trụ sở Ban đại diện, lớp học tu… tất cả
nằm trọn trong toàn bộ khu đồi Ba Vành thuộc địa giới tổ 21, P.Tân
Thịnh, TP Hòa Bình. Bất chấp việc Ban đại diện đang cùng Hội đồng đền bù
GPMB TP Hòa Bình tiến hành GPMB, một số hộ vẫn ngoan cố gây rối như
thuê máy xúc vào xúc chân đồi, xây sửa nhà cửa, thậm chí là người “nhảy
dù” vào đây nhưng vẫn cố tình vòi tiền, không chịu di dời...
Nhiều khu nhà trong dự án, mặc
dù chẳng có giấy tờ chứng minh nhưng gia chủ vẫn ăn vạ đòi tiền bồi
thường đất.
Xúc trộm
đất chân đồi
Xét về vị trí địa
lý, hiếm có ngôi chùa hoặc khu văn hóa tâm linh nào có vị thế đẹp như
chùa Hòa Bình Phật Quang. Cả khu đồi Ba Vành cách đây chừng 25 năm vẫn
bạt ngàn sim tím, sau này Tổng đội thanh niên Sông Đà cho trồng rừng nên
phong cảnh ở đây khá hữu tình, chim hót líu lo suốt cả ngày. Tọa lạc
trên đỉnh đồi cao nhất là Chùa Thượng, đứng trên sân chùa này, mọi người
có thể nhìn thấy toàn cảnh dòng sông Đà trong xanh, hùng vĩ chảy dài,
uốn lượn quanh TP Hòa Bình… Mặc dù đang trong quá trình giải tỏa, nhưng
một số đối tượng đã bắt đầu phá bĩnh.
Dẫn chúng tôi
xuống tận hiện trường, bà Dương Thị Uyên Thu, một công nhân về hưu, nay
làm công quả trong chùa cho biết: Tất cả các khu nhà dưới chân đồi Ba
Vành trước đây đều là khu nhà của công nhân TCty Sông Đà sinh sống để
xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Năm 1994, khi khánh thành nhà máy
cũng là lúc có những cuộc chia ly. Vì công việc, nhiều công nhân phải
khóa cửa những căn nhà tập thể thân yêu để vào Tây Nguyên xây dựng thủy
điện Yaly và sau này là hàng loạt các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên mọc
lên dưới bàn tay khối óc của người thợ Sông Đà. Điển hình cho các tập
thể ấy có nhiều tấm gương trong lao động sáng tạo như Anh hùng Lao động
Cao Lại Quang, Đinh La Thăng, Vũ Tiến Lăng…
Sau khi những người
công nhân đi vào Tây Nguyên làm việc, khu tập thể để không đã bị những
“cô Cám” ở đâu đó “nhảy dù” vào đây sinh sống bất hợp pháp. Tranh cãi
mãi, nhiều người bất lực, bỏ về quê sinh sống. Điển hình cho các khu nhà
bị chiếm dụng này như khu vực nhà nghỉ Lâm Viên, nhà nghỉ Thanh Bình và
một loạt mấy chục hộ xung quanh khác.
Qua điều tra, chúng
tôi được biết, các khu nhà này phần đa đều là “bất hợp pháp” bởi lẽ:
nhiều người chẳng phải là công nhân Sông Đà hay có liên quan gì nhưng
vào những năm 1996, 1997 thấy nhà bỏ không là phá khóa vào chiếm dụng.
Giấy tờ chẳng có, chẳng thấy Xí nghiệp nào giao nhà cho họ, song họ vẫn ở
cho đến ngày nay. Một số trường hợp khác lại “mua vịt giời”, người nọ
bán trao tay cho người kia, cộng với sự quản lý yếu kém của chính quyền
địa phương nên họ càng được đà làm bậy. Khu nhà nghỉ Lâm Viên cũng vậy.
Trước đây có vài gian tập thể và phần đa là đất ven đồi Ba Vành. Tuy
nhiên, không hiểu được ai giúp sức mà Đoàn Văn Sáng ngang nhiên cho xây
dựng một loạt nhà cấp 4 ở đây để làm nhà nghỉ bình dân. Ông Trần Anh
Vân, một người dân tố cá Để làm rộng đất cho khuôn viên khu nhà nghỉ,
Đoàn Văn Sáng đã nhiều đêm lén lút thuê máy xúc và ôtô vào đây xúc đất
đồi đi san lấp mặt bằng cho mấy công trình đang xây dựng trong TP Hòa
Bình.
Cần nghiêm
trị
Truy tìm
những chiếc ô tô, máy xúc trên địa bàn TP Hòa Bình dám cả gan vào xúc
đất, tiếp sức cho các kẻ cố tình, dã tâm phá hoại đến Khu văn hóa tâm
linh, chúng tôi tìm đến một số Cty như: Hoàng Sơn, Ánh Mai Linh, Hùng
Cường, Định Nhuận, Văn Hồng… là các “đại gia” ở đất này. Ông Nguyễn Văn
Trung - Giám đốc Cty Hoàng Sơn khẳng định: “Không có việc chúng tôi đi
xúc đất thuê kiếm tiền để gây hại về lâu về dài đến Khu quần thể chùa
Hòa Bình. Có thể có DN khác làm bậy “xong tung tin đổ vạ cho chúng tôi”.
Không chỉ có vậy,
một nhóm 5 hộ “Chí Phèo” là: Trần Văn Hoành, Bùi Thị Thuận, Bùi Thị
Phối, Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thủy cùng trú tại các khu nhà chân đồi
Ba Vành đang trong diện giải tỏa để tu bổ lại Khu Đền Mẫu đang có những
hành vi chống đối. Các hộ này không nhận tiền hỗ trợ GPMB, tài sản vật
kiến trúc trên đất. Bà Nguyễn Thị Vân - thư ký Ban đại diện cho biết,
việc các hộ này cố tình chống đối, không chịu bàn giao mặt bằng đã làm
ảnh hưởng đến tiến độ cải tạo tu bổ Khu Đền Mẫu. Các nguyên vật liệu,
khung nhà gỗ để làm đền Mẫu đã được mua và làm sẵn từ lâu, hàng năm trời
nay vẫn không làm được. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để
GPMB cho dự án.
Một câu
chuyện khác cũng lại liên quan đến gia đình ông Đoàn Văn Thạc. Căn nhà
của Đoàn Văn Bình (con trai ông Thạc), cũng là nhà “nhảy dù”, sau khi
gia đình vị này nhận được hơn 100 triệu đồng tiền hỗ trợ của Hội đồng
GPMB nhưng bây giờ trở mặt, không chịu di chuyển nhà và ngang nhiên cho
ông Thạc và cô con nuôi Nguyễn Thị Tám sinh sống ở đó bất chấp pháp
luật.
Trao đổi với PV,
luật sư Hà Thị Thúy (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhìn nhận: Qua hồ sơ nghiên
cứu, việc 5 hộ gồm Trần Văn Hoành, Bùi Thị Thuận, Bùi Thị Phối, Đặng
Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thủy cùng trú tại các khu nhà chân đồi Ba Vành
không chịu bàn giao GPMB là hành vi chống đối pháp luật. Hội đồng GPMB
không đền bù cho 5 hộ trên là có căn cứ, bởi lẽ theo Luật Đất đai và các
nghị định hướng dẫn của Chính phủ, việc 5 hộ này không chứng minh được
nguồn gốc đất, các giấy tờ đầy đủ như các hộ khác. (Nguồn gốc đất ở đây
chủ yếu là của khu tập thể công trường Sông Đà ngày xưa nên họ không có
giấy tờ là điều dễ hiểu). Không có giấy tờ chứng minh thì việc quản lý,
sử dụng đất ở đây cũng giống như chuyện “Chí Phèo chiếm đất bờ sông
vậy”. Việc Hội đồng đền bù chấp nhận chi trả tiền hỗ trợ, tài sản trên
đất là thể hiện tính nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa, nếu cứ lợi
dụng việc tự do để làm bậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh
hơn nữa…
(Còn nữa) |
Đà Giang - Nam Long |
Theo: baoxaydung.com.vn