1- MỤC TIÊU
Mục tiêu của Viện Nghiên Cứu Tâm Thức và Đời Sống Mùa
Hè 2010 (MLSR 2010) là phát triển sự nghiên cứu hợp tác trong những
nhà khoa học, thần kinh học phát triển, và những nhà nghiên cứu giáo dục
cùng những hành giả trên căn bản một tiến trình của thẩm tra, đối
thoại, và trong một vài trường hợp, sự hợp tác với những hành giả và học
giả quán chiếu của Phật giáo vàvà những người trong những truyền thống
quán chiếu khác.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Đối
tượng lâu dài của
MLSR 2010 là nâng cao sự rèn luyện một thế hệ mới những
nhà khoa học phát triển, những nhà thần kinh học nhận thức/tác
động, những nhà nghiên cứu ứng dụng/điều trị, và những
học giả/hành giả quán chiếu thích thú trong việc khám phá
những sự ảnh hưởng khả dĩ của sự thực hành quán chiếu
trong phạm vị giáo dục về tâm thức, thái độ, chức năng
bộ não, kiến thức và sức khỏe thiếu nhi cùng thanh niên
và những ai quan tâm đến.
Trong
hai thập niên qua, một lĩnh vực thẩm tra qua rèn luyện trí
óc gọi là khoa học quán chiếu đã hiện rõ dần dần.
Khuynh hướng của khoa học quán chiếu là để nâng cao sự
thông hiểu của chúng ta về tâm thức con người và làm thế
nào để rèn luyện tâm thức qua việc sử dụng những sự
thực hành quán chiếu đặc thù có thể đưa đến việc cải
thiện sức khỏe, sự nhận thức tốt hơn và sự phát triển
kỷ xảo cảm xúc, hạnh phúc to lớn hơn, và sự gia tăng hòa
hiệp xã hội. Hoạt động này, xuất phát từ những
cuộc đối thoại trí thức với Đức Đạt Lai Lạt Ma, những
nhà khoa học, triết gia, và những học giả quán chiếu, đã
hợp thành một phương pháp học nghiêm chỉnh của khoa học
hiện đại với tuệ giác nội quán triết lý và thể nghiệm
chặc chẽ vào trong tâm thức và sự rèn luyện tinh thần cống
hiến bởi những truyền thống quán chiếu cổ xưa của thế
giới.
Dưới
bóng mát của khoa học quán chiếu là khoa học thần kinh quán
chiếu, một chi nhánh thẩm tra xem xét trong sự đặc thù với
sự hiểu biết thay đổi trong chức năng và cấu trúc
của não bộ mà nó mang đến như một chức năng của sự
thực hành quán chiếu. Khoa học thần kinh được đặt
nền tảng một cách khoa học trên hệ thống tài liệu liên
hệ đến tính tạo hình của não bộ và sự tạo hình
ấy cho biết rằng bộ não được thiết kế để thay đổi
trong sự đáp ứng đến kinh nghiệm và sự rèn luyện đa dạng,
bao gồm những phương pháp quán chiếu đã từng phát triển
qua hàng thế kỷ. Những sự thực hành như thế được
nhận thức như những hình thức của rèn luyện thân thể
và tinh thần đã đưa đến sự phát triển những loại kỷ
năng tự điều chỉnh đặc thù và bao gồm cả sự xếp đặt,
nhưng không hạn chế, những phương tiện thiện xảo của
chính niệm, từ ái, bi mẫn và an lạc hạnh phúc. Lĩnh
vực nghiên cứu đã phát triển vô cùng phong phú trong thập
niên vừa qua.
Viện
Nghiên Cứu Tâm Thức và Đời Sống Mùa Hè 2010 sẽ tập trung
trên sự liên kết những hoạt động trong khoa học kỷ thuật
và và khoa học tâm linh thực hành quán chiếu trong những khoa
học phát triển, bao gồm khoa học thần kinh phát triển, để
cung cấp một nền tảng khoa học mà chúng ta có thể khảo
sát những thử thách có thể thực hành, tác động , và khả
năng của việc cố gắng để giới thiệu những phiên bản
trong đời sống bình thường của những sự thực hành
quán chiếu vào trong hệ thống giáo dục. Rút ra từ trong
thần kinh học, khoa học nhận thức, tâm lý học phát triển,
và giáo dục cũng như những kiến thức quãng bác từ những
truyền thống quán chiếu quan tâm đến sự trau dồi những
phát triển tích cực, Hội Thảo 2010 MLSRI hy vọng sẽ làm
nổi bật những kỷ năng tinh thần và những khuynh hướng
tình cảm xã hội mà chúng ta tin tưởng là trung tâm của những
mục
tiêu giáo dục trong thế kỷ 21. Những điều này bao gồm
những kỷ năng tự điều chỉnh phối hợp với cảm xúc và
chú ý, tự phản kháng hay tự diễn tả, những khuynh hướng
vị tha xã hội chẳng hạn như sự thấu cảm và từ bi.
Những phẩm chất và những khuynh hướng tích cực này có
thể được tăng cường qua sự thực hành quán chiếu có hệ
thống. Sự thực hành như thế gây ra những thay đổi
tạo hỉnh mềm dẽo trong chức năng và cấu trúc não bộ,
hổ trợ thái độ vị tha xã hội và sự thành công có tính
chất học thuật trong những người trẻ tuổi. Những
kết quả hữu ích này kêu gọi cho một sự nghiên cứu tập
trung có chương trình để biểu thị đặc điểm là điều
mà những hình thức và sự thường xuyên của thực tập là
có hiệu quả nhất cho những loại thiếu nhi, thanh niên, và
người lớn. Những kết quả từ những sự nghiên cứu
như thế có thể giúp tinh lọc những chương trình rèn luyện
đến mở rộng tối đa những tác động của chúng ở những
độ tuổi khác nhau và đề chứng minh bằng tư liệu những
thay đổi trong chức năng và cấu trúc của thần kinh có thể
gây ra.
Mới
gần đây, sự quan tâm đang lớn mạnh một cách nhanh chóng
với sự xem xét đến việc chuyển đạt những sự thực
hành quán chiếu thông thường thành những hệ thống ứng
dụng học đường dùng cho cả học sinh lẫn các nhà giáo
dục. Sự sử dụng những sự thực hành quán chiếu hay
thiền tập trong hệ thống học đường được cho là để
thúc đẩy khả năng kiên cường, giảm thiểu những thái độ
gây nguy hiểm, và trau dồi những phẩm chất tích cực.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thuyết tại thời điểm
này và sự phổ biến của chủ đề này cùng sự phát triển
những chương trình mới mà không có sự nghiên cứu thỏa
đáng đã làm nổi bật sự cần thiết cấp bách cho những
quan điểm phát triển để hình thành hoạt động này và đặt
nền tảng của nó trong một hệ thống nghiên cứu.
Những
vấn đề này đã là chủ đề trung tâm của chương trình
gặp gở ở thù đô Hoa Sinh Tân, Hoa Kỳ và đã quy tụ những
tên tuổi thế giới của những nhà phát triển kinh tế học,
giáo dục học, thần kinh học, và những hành giả quán chiếu
kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma ( http://www.educatingworldcitizens.org/).
Tổng quát, khoa học quán chiếu đang xây dựng một hệ thống
chứng cứ trên những tác động tích cực của những sự
thực hành quán chiếu hay thiền tập trên tâm thức, não bộ,
và thân thể của những người trưởng thành. Hội nghị
MOSRI 2010 tìm kiếm sự khuếch trương hoạt động này trong
phạm vi tiến triển để nêu ra những chủ đề hay câu hỏi
nghiên cứu nền tảng.
2-
NHỮNG MỤC TIÊU ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆN MÙA HÈ LÀ:
a-/
Trau dồi chương trình đối thoại giữa những nhà khoa học
phát triển, thần kinh học, những nhà nghiên cứu ứng dụng,
và những học giả/hành giả quán chiếu để phát triển những
giao thức nghiên cứu mới để khám phá sự phát triển của
tâm thức và sự ảnh hưởng về những sự thực hành quán
chiếu trên tâm thức, thái độ, não bộ, học tập và sức
khỏe của những thanh thiếu niên và những ai quan tâm cùng
giáo dục cho tầng lớp tuổi trẻ.
b-/
Nuôi dưỡng một thế hệ những nhà khoa học non trẻ mới
(những sinh viên tốt nghiệp và những tiến sĩ thực tập)
và những học giả/hành giả quán chiếu quan tâm về sự đổi
mới và hợp tác trong việc nghiên cứu những thực hành quán
chiếu và những chương trình phát triển.
c-/
Hoạt động tiếp xúc lĩnh vực khoa học quán chiếu phát triển
được tập trung nghiên cứu về việc làm thế nào những
sự thực hành quán chiếu hay thiền quán gây ra những tác
động trên não bộ, tâm thức và thái độ trong những cá
nhân ở những trình độ khác nhau của sự phát triển.
3
– MỘT SỐ CÂU HỎI KHẢ DĨ CÓ THỂ ĐƯỢC NÊU LÊN BAO GỒM
:
a-/
Những triển vọng gì cho lứa tuổi linh hoạt – và những
hình thức văn hóa thích hợp về việc rèn luyện, được
biết bởi thế giới của những truyền thống quán chiếu,
để hổ trợ và nâng đở cho sự phát triển những kỷ năng
và khuynh hướng như thế tại những thời điểm khác nhau
trong cuộc đời? Vai trò gì mà những khả năng phát triển
trong sự chú ý, điều chỉnh cảm xúc thủ diễn tại mỗi
cấp độ trong sự hiểu biết và làm cho dễ dàng những tiến
trình này?
b-/
Có phải những khả năng và khuynh hướng tích cực chẳng
hạn như những kỷ năng từ bi và thấu cảm có thể được
truyền dạy? Những sự đa dạng và những hình thức
của nó là gì?
c-/
Có hay không những “cánh cửa phát triển cơ hội” mà sự
đầu tư trong ấy với sự giới thiệu những sự thực hành
quán chiếu đến thân nhân, bằng hữu, thầy cô, hay những
thanh thiếu niên sẽ cải thiện hữu hiệu nhất và tác động
nhất?
d-/
Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một dụng cụ đề
đo lường, và phân loại những sự thực hành quán chiếu
mà có thể cung cấp một phương tiện ước định những biểu
hiện của những sự thực hành đặc thù và tại những lứa
tuổi đặc thù trong những hệ thống bố trí “giáo dục”?
Những thử thách nào vốn gắn liền với hoạt động này?
e-/
Có thể giới thiệu những sự thực hành quán chiếu thông
thường vào trong những phạm vi phát triển ban cho một phương
pháp mới lạ về việc thúc đẩy tính kiên cường trong những
vùng dân cư đối diện nhiều nhân tố nguy hiểm, và ngăn
ngừa những khó khăn của thái độ cảm xúc trong tương lai
trước khi chúng sinh khởi hay không?
f-/
Sự rèn luyện cung ứng như thế nào cho những người lớn
tuổi liên hệ trong đời sống của họ với thanh niên và
thiếu nhi – cha mẹ, thầy cô, công nhân trẻ tuổi, v.v…
như một phương pháp chìa khóa của ‘giáo dục’ tuổi trẻ
trong những sự thực tập quán chiếu hay thiền quán qua những
hành động kiểu mẫu.
g-/
Sự huấn luyện giáo viên về từ bi và chính niệm cho những
giáo viên ảnh hưởng đến phẩm chất sự giảng dạy và
sự liên hệ với học trò của họ như thế nào?
h-/
Những thủ lĩnh của trường học hổ trợ như thế nào đến
sự trau dồi những thói quen tích cực của tâm thức và trái
tim trong toàn bộ nền văn hóa học đường? Làm thế
nào những thủ lĩnh của giáo dục phát họa và thực hiện
“những cộng đồng chính niệm và từ bi về học tập”
cho học sinh, giáo viên, cha mẹ, và những thủ lĩnh giáo dục
đều nhau?
Bằng
sự đem đến những nguyên tắc hội tụ của khoa học thần
kinh phát triển, những truyền thống quán chiếu, giáo dục,
và nghiên cứu xã hội cùng cảm xúc, mục tiêu của chúng
tôi là để tạo nên một sự hợp tác để truyền cảm hứng
và hổ trợ sự nghiên cứu và hành động nghiêm chỉnh để
hổ trợ sự phát triển cá nhân toàn diện (bao gồm cả học
sinh và nhà giáo dục) trong sự quan tâm hơn đến hiệu quả
của những gia đình cùng những cộng đồng trường học.
Thời gian rõ ràng đã chín muồi cho những nhà khoa học, giáo
dục, và quán chiếu để lập chương trình nghiên cứu hợp
tác về việc làm thế nào những phương pháp quán chiếu có
thể được tiếp nhận để sử dụng trong lớp học và làm
thế nào để ước định giá trị sư phạm của chúng.
4
– CHUẨN BỊ
Cơ
sở của viện là một nơi tĩnh lặng thuận tiện cho việc
đối thoại sâu sắc xuyên qua những sự rèn luyện trí óc,
cũng như thẩm tra qua sự thực hành của những hành giả thực
thụ, là lạc quan. Chuẩn bị cho việc thực hành thiền
quán tỉnh thức/chính niệm, với những sự hướng dẫn phù
hợp, và những thời điểm yên lặng, là toàn bộ của chương
trình, cho phép tất cả những ai quan tâm có một kinh nghiệm
đầu tay rộng mở với những gì liên hệ phát biểu một
cách thực tiển trong sự thực hành quán chiếu, và những
thử thách vinh dự cùng học hỏi từ những kinh nghiệm của
những hành giả thực thụ. Thêm nữa, những buổi thiền
tập dài giờ hằng ngày sẽ diễn ra vào buổi sáng và buổi
tối, cũng có một sự yên lặng, suốt ngày “buổi huấn
luyện bỏ túi” hướng dẫn bởi toàn bộ giáo thọ quán
chiếu để mở rộng và đào sâu kinh nghiệm, thấu hiểu và
thử thách với sự thực hành thiền quán. Vẻ đẹp thiên
nhiên và không khí tu tập của viện Garrison, kết hợp với
sự thân mật và tính tự nhiên bình đẳng của sự tập hợp,
tất cả cống hiến cho một cộng đồng có khuynh hướng thoãi
mãi nhưng cường tráng của sự tôn trọng hổ tương.
Ban giảng huấn sẽ bao gồm những nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu y học lâm sàng, những Phật tử và những học
giả/hành giả quán chiếu cùng những giáo thọ khác.
Cuộc hội họp sẽ được hạn chế trong 150 người tham dự,
như một cuộc đối thoại có tính chất sáng kiến bao gồm
nhiều ngành khoa học, và những sự hợp tác khả dĩ
cùng những chương trình mới mẻ có lẻ thích hợp hơn để
phát triển một cách thành công với một số giới hạn những
người cam kết tham dự.
5
– NƠI GẶP GỞ
Viện
Nghiên Cứu Mùa Hè 2010 sẽ được tổ chức tại Học Viện
Garrison tại Garrison, New York, cách thành phố Nữu Ước 50 dặm
về phía Bắc trong thung lũng Hudson River Valley. Please see
the Garrison Institute website for more details:
www.garrisoninstitute.org/home.php.
6
– THỞI KHÓA BIỂU
7
– THỜI KHÓA BIỂU NỘP ĐƠN VÀ GHI DANH
8
– ĐƠN
9
– AI NÊN THAM DỰ
©
Copyright 2010 Mind & LIfe Institute, Boulder, CO, USA. All rights
reserved.
The
Mind & Life Institute privacy policy statement is available for your
review.
http://www.mindandlife.org/sri10.ml.summer.institute.html
Tuệ
Uyển chuyển ngữ
20-02-2010