Ông Ikeda nhấn mạnh vai trò trung tâm
của chân giá trị trong cuộc sống và kêu gọi hành động hướng tới bãi bỏ vũ khí
hạt nhân, cần phải giải quyết nạn đói nghèo như là một vấn đề nhân quyền và
những phương thức cải thiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Để sự tôn trọng phẩm giá trong cuộc sống
trở thành hiện thực, ông đề xuất ba nguyên tắc chính: chia sẻ những niềm vui và
đau khổ của người khác, tin tưởng vào khả năng vô hạn của cuộc sống và luôn bảo
vệ, tôn trọng tính đa dạng. Cụ thể, ông Ikeda nhấn mạnh việc đối thoại và tự
nhìn lại mình như là phương tiện để mở rộng sự cảm thông và nuôi dưỡng một nền
văn hóa hòa bình. Ông lưu ý rằng, do bản chất đa tầng trong bản sắc con người,
cho nên luôn luôn có khả năng tìm thấy những điểm tương giao, cộng hưởng lẫn
nhau giữa người này với người khác.
Về những tiêu chuẩn cụ thể, ông Ikeda
hoan nghênh những nỗ lực, dẫn đầu bởi Na Uy và Thụy Sĩ, làm nổi bật tác động
nhân đạo có khả năng tác động vào vũ khí hạt nhân, và thúc giục Nhật Bản, quốc
gia duy nhất đã trở thành mục tiêu của những vũ khí này, hỗ trợ cho nỗ lực ấy.
Ông Ikeda lặp đi lặp lại lời kêu gọi của mình cho việc soạn thảo và thông qua
một Công ước vũ khí hạt nhân cấm triệt để các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Ông cũng đề xuất rằng, nên có một Hội nghị thượng đỉnh G8 mở rộng được tổ chức
tại Hiroshima hoặc Nagasaki vào năm 2015, năm kỷ niệm lần thứ 70 của các vụ
đánh bom nguyên tử vào những thành phố này, để cổ vũ cho lời cam kết giữa các
nhà lãnh đạo thế giới đối với việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân.
Một điều đáng lưu ý, năm nay là năm đánh
dấu kỷ niệm 65 năm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, ông Ikeda kêu gọi sự chú ý
khẩn cấp đối với nạn đói nghèo, xem nó như là một vấn đề nhân quyền. Ông kêu
gọi thiết lập một “Giai tầng bảo vệ xã hội” ở mỗi nước để cho phép những người
sống trong nghèo đói cùng cực có thể lấy lại ý thức về phẩm giá của họ. Ông
cũng kêu gọi đưa vấn đề nhân quyền vào trong giáo dục và đào tạo trên quy mô toàn
cầu.
Giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã có tình
hữu nghị tốt đẹp trong hơn 45 năm qua, nhưng gần đây mối quan hệ này đã bị suy
giảm. Tuy nhiên, ông Ikeda không bi quan về vấn đề này, ông tin tưởng vào tình
hữu nghị sâu sắc đã được vun đắp thông qua vô số hoạt động trao đổi trong nhiều
năm qua. Ông kêu gọi cả hai nước để xác nhận lại cam kết của mình đối với hai
cam kết chính trong Hiệp ước năm 1978 về Hòa bình và Hữu nghị: Hạn chế việc sử
dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực và không tìm kiếm sự bá quyền khu vực.
Ông đề xuất một diễn đàn đối thoại cấp
cao giữa Trung Quốc và Nhật Bản cùng với việc dừng lại bất kỳ hành động khiêu
khích nào. Những nỗ lực để phân tích một cách thẳng thắn về nguồn gốc của cuộc
đối đầu hiện tại có thể tạo ra cuộc tranh luận nóng, nhưng cả hai nước cần phải
xác định những mối quan tâm cơ bản và nguyện vọng của các bên. Sự tin tưởng chỉ
có thể được xây dựng lại thông qua các nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề
phổ biến. Do đó, ông Ikeda đề xuất, Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng một tổ
chức hợp tác môi trường trong khu vực Đông Á. Một tổ chức như vậy sẽ tạo ra cơ
hội cho những người trẻ tuổi từ Trung Quốc và Nhật Bản làm việc cùng nhau và
cùng hướng tới một mục tiêu chung.
Daisaku
Ikeda (sinh năm 1928) là một nhà triết học Phật giáo, nhà xây dựng hòa bình và
là tác giả của nhiều sách báo. Ông là chủ tịch của Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế
(SGI), nơi quy tụ khoảng 12 triệu thành viên cư sĩ Phật giáo trên khắp thế
giới, và là người sáng lập Viện Toda vì hòa bình toàn cầu. Từ năm 1983, Ikeda
bắt đầu ấn hành bản kiến nghị hòa bình thường niên vào ngày 26 tháng 1, kỷ niệm
ngày thành lập của Hiệp hội SGI vào năm 1975.
Minh Nguyên dịch (GNO)
(Theo Soka Gakkai International)