Những nỗ lực tham gia cứu hộ của các vị Lạt-ma Tây Tạng sau thảm họa động đất tại tỉnh Thanh Hải-Trung Quốc
17/04/2010 02:21 (GMT+7)

Thanh Hải, Trung Quốc :  Trận động đất tàn phá huyện Yushu (Ngọc Thụ), miền tây-bắc Trung Quốc đã mở ra một cuộc vận động  các nhân viên và các lạt-ma Tây Tạng. Các lạt-ma cho rằng họ chính là người phát ngôn của nhân dân vùng núi khô cằn này. Chính phủ Trung Quốc, đã đối phó với thảm họa hôm thứ tư 10-4 bằng một nỗ lực cứu hộ với  những phương tiện tốt nhất nhằm để khắc phục thiên tai đã xảy ra trong những ngày qua.

Vai trò của các vị Lạt-ma sau thảm họa động đất

Hàng ngàn binh lính và nhân viên cứu hộ trong bộ quần áo màu cam đang thực hiện công tác cứu hộ của chính phủ, và hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn vị Lạt-ma Tây Tạng trong bộ y và áo choàng đỏ thẫm cũng đã tham gia vào các nỗ lực cứu trợ. Nhiều vị Lạt-ma miêu tả những nỗ lực cứu trợ của họ như là sự khẳng định niềm tự hào của Phật giáo.

Các lạt-ma Tây Tạng lăn xả vào đống đổ nát khiêng xác nạn nhân. Ảnh: AP.

Lạt-ma Cairang Putso, 28 tuổi, đang giúp tìm kiếm những nạn nhân còn sống sót trong các ngôi nhà bằng gạch và đất đã sụp đổ trong trận động đất nói: “Chúng tôi đang tự tổ chức cứu hộ cho chính chúng tôi.  Các lạt-ma là những người góp một phần vào nỗ lực cứu hộ tuy không chính thức. Họ đã đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực người Tây Tạng chiếm số đông này, nơi mà nhiều cư dân địa phương  

Lạt-ma Duojia, 25 tuổi, tu tại tu viện Gyegu trong huyện Yushu nói: “Chúng tôi, các lạt-ma là những người có mặt đầu tiên tại hiện trường để giúp đỡ mọi người sau động đất.

Các nhân viên cứu hộ Trung Quốc ngăn cản  các lạt-ma cứu hộ các nạn nhân,vị sợ ảnh hưởng vì các vị này không đủ phương tiện cứu hộ. Ảnh: Reuters.

Lạt-ma Duojia và hàng trăm lạt-ma khác của tu viện Gyegu đang giúp cư dân địa phương nhận dạng thân nhân của họ trong số hàng trăm tử thi mà các lạt-ma đã giúp tập trung về một sân có mái che, đồng thời các lạt-ma cũng ngồi phía trước tụng kinh cầu siêu cho những người đã khuất.

Những người Tây Tạng khác đã vào mạng internet, đăng tải những bài thơ thương tiếc và hình ảnh những cây đèn dầu bạch lạp theo truyền thống Tây Tạng trên các trang tin tiếng Tây Tạng ở Trung Quốc. Một cổng thông tin Trung Quốc đã hướng về người Tây Tạng chỉ xuất bản hai màu đen trắng để bày tỏ lòng thương tiếc với những người tử vong.

Sức mạnh lâu dài của các lạt-ma

Yushi là một huyện của tỉnh  Thanh Hai, biên giới Khu Tự trị Tây Tạng. Về phương diện lịch sử, người Tây Tạng gọi vùng đất này là Amdo. Phần đông cư dân Yashu nói họ trung thành với Đức Dalai Lama, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng.  

Phần đông người Tây Tạng là Phật tử kiền thành, trong khi các cuộc thi đua trong khu vực truyền thống đã cung cấp con đường dẫn đến một cảm thức như đã chia sẻ về văn hóa trong số các thanh niên Tây Tạng, đặc biệt là sau năm 2008.

Một số lạt-ma đã đi hàng trăm ki-lô-mét bằng xe buýt hoặc bám vào sau xe tải đến vùng thiên tai để giúp tìm kiếm xác nạn nhân, nấu ăn và hướng về các nạn nhân xấu số trong thị trấn đổ nát chính Gyegu của huyện Yushu.   

Ngài Panchen Lama 11 cứu trợ nạn nhân động đất

Ngày 16-4, ngài Panchen Lama đời thứ 11, hiệu Bainqen Erdini Qoigyijabu đã ủng hộ cho các nỗ lực cứu trợ nạn nhân động đất ở tỉnh Thanh Hải, miền tây-bắc Trung Quốc, 100.000 yuan (khoảng 14.700 Mỹ kim).

Trong một thông điệp gửi đến các nạn nhân động đất, ngài Panchen Lama nói ngài rất buồn và bị “sốc” trước sự mất mát về nhân mạng và về các công trình xây dựng trong trận động đất cường độ mạnh 7.1 độ richter hôm thứ tư 14-4. Ngài tin tưởng các nạn nhân động đất sẽ vượt qua thảm họa, tái kiến thiết nhà cửa dưới sự lãnh đạo của chính phủ.

Ngài Panchen Lama cũng đề nghị các vị lạt-ma tại Tu viện Zhaxi Lhunbo, bản tự chính của Panchen Lama kế vị ở huyện Xigaze thuộc Tây Tạng, tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân trong trận động đất này.

Tính đến chiều thứ sáu 16-4, số người chết đã tăng lên đến 791 người, mất tích 294 người, bị thương 11,477 người.

Thích Minh Trí dịch theo Reuters và Xinhua (GNO)

Các tin đã đăng: