Đoàn đại biểu Trung Quốc đại lục, Đài Loan và nghiên cứu sinh khoa tâm lý học tại hội thảo
Hội thảo lần này do khoa tâm lý trường Đại học Sư phạm tỉnh Phúc
Kiến chủ trì. Chủ tịch Hội tâm lý học Trung Quốc-giáo sư Liên Dung làm
trưởng ban tổ chức. Đến dự hội thảo có các cấp chính quyền sở tại và
các trường đại học thuộc miền duyên hải phía Nam Trung Quốc (bờ biển
phía Tây giữa eo biển Trung Quốc và Đài loan).
Về phía Trung Quốc đại lục gồm các trường: Đại học Sư phạm Phúc
Kiến; Đại học y khoa Phúc Kiến; khoa âm nhạc tâm lý trị liệu nhân dân
Phúc Kiến; học viện giáo dục nhân văn Long Nham-Phúc Kiến; khoa tâm lý
lâm sàng Chương Châu-Phúc Kiến; khoa y học tâm lý Hạ Môn- phúc Kiến;
học viện y học Ôn Châu-Chiết Giang.
Về phía Đài Loan gồm các trường: Đại học y học Cao Hùng; bệnh viện
Hoa Liên Ngọc Lý Vinh Dân; Đại học Quốc Lập Đài Nam; Đại học Trung
Nguyên; Đại học Thành Công; Đại học Phụ Nhân; Đại học Chính Trị; Đại
học Quốc Lập Vân Lâm.
Quang cảnh diễn ra hội thảo
Mục đích của hội thảo lần này là xúc tiến và giao lưu học thuật giữa hai bờ eo biển Trung Quốc - Đài Loan.
Mở đầu cho bài phát biểu của mình, trưởng đoàn đại biểu Đài
Loan-giáo sư Hoàng Quang Quốc đã nói về “nhận thức tự ngã”. Giáo sư
nói, dù tâm lý học Tây Phương có phát triển đến đâu đi chăng thì văn
hóa bản địa vẫn là cái gốc rễ ăn sâu trong tâm tưởng người Trung Hoa
qua mấy ngàn năm. Giáo sư đã đưa Thiền Phật giáo, tư tưởng Bát nhã, đặc
biệt tinh thần tự giác và giác tha của đạo Phật làm đề tài cho bài tham
luận mở đầu hội nghị của mình, bên cạnh kết hợp văn hóa bản địa và văn
hóa Đông Tây để lý giải tâm lý con người. Giáo sư còn nói: “một đất
nước phát triển thì vấn đề tâm linh của con người là mục tiêu luôn được
đề cao.” trong đó vai trò của tôn giáo chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Không những thế tất cả các bài tham luận của các giáo sư đến từ Đài
loan vẫn mang đậm sắt thái tôn giáo khoa học, hoàn toàn khoáng đạt
trong tư tưởng. Trong tất cả các bài tham luận, họ đã đem tôn giáo vào
cuộc đời và vận dụng tinh yếu Đạo Phật trong đời sống và công việc của
mình.
Có thể nói rằng, Trung Quốc ngày nay đối với tôn giáo ngày càng mờ
nhạt, giới học thức không còn xem trọng vấn đề tâm linh, mà họ chỉ chú
trọng đến cuộc sống vật chất hiện tại, thậm chí họ còn chủ trương “Vô
thần luận”, chỉ đề cao sự phát triển nhanh mạnh của xã hội mà không hề
có chút sắc thái tôn giáo, mặc dù Trung quốc từng được gọi là văn hóa “
Lão-Thích-Nho”.
Bế mạc hội thảo, giáo sư Hoàng Quang Quốc nhấn mạnh: cần phải biết
kết hợp sự hài hòa giữa khoa học Phương Tây và nét đặc sắc văn hóa
truyền thống Phương Đông mới có thể làm cho nền nghiên cứu học thuật
trở nên đa phương diện, đa dạng hóa. Hội thảo đã khép lại trong sự thân
mật và tinh thần giao hảo giữa hai nền học thuật tâm lý học Trung quốc
đại lục và Đài Loan.
Huệ Như (Pháp Luân)