Dự kiến dự án,
được tài trợ bởi chính quyền, sẽ có trị giá hơn 6 triệu nhân dân tệ
(977.400 USD), Gesang nói.
Bên trong tu viện Qoide
Một nghệ sĩ Tây
Tạng nổi tiếng đã dành 14 năm để tạo ra những bức tranh này sau khi tu viện
được thành lập vào năm 1464.
Họa sĩ này là người
sáng lập phong cách Khyentse Wangpo, một trường phái hội họa truyền thống chính
của Tây Tạng, nổi tiếng với phong cảnh vẽ bằng sắc tố khoáng sản tối.
Bị suy giảm tự
nhiên đáng kể, những bức tranh tinh tế này đã bị nứt, màu sắc mờ dần hoặc biến
đổi, theo Qamba Cering, Phó Trưởng phòng di sản văn hóa Sơn Nam.
Ngoài ra, những bức
bích họa cũng đã bị thiệt hại đáng kể do con người đã nhuộm lên lớp bề mặt của những
bức tranh, Qamba Cering nói.
"Thợ sửa chữa
phải bám theo phong cách ban đầu của các tác phẩm. Đầu tiên họ sẽ thử nghiệm
các kỹ thuật phục hồi trên một vài bức, và sau đó áp dụng cho tất cả các bức
bích họa nếu các biện pháp này được chứng minh là mang tính khả thi", ông
giải thích.
Tu viện Qoide, một tu
viện quan trọng của phái Sakya Phật giáo Tây Tạng, hiện lưu giữ phần lớn các bức
tranh tường theo phong cách Khyentse Wangpo vì họa sĩ của họ đã được sinh ra và
lớn lên trong một ngôi làng gần tu viện này, Gesang cho biết.
Trong số tất cả
những bức tranh trong tu viện, bức "Lục Đạo Luân Hồi" là có giá trị
nhất vì nó mang chủ đề độc đáo, Gesang nói. "Theo truyền thống, hình ảnh
của Đức Phật chiếm lĩnh đa số trong những bức bích họa Tây Tạng".
Trong tháng 3, một dự
án trùng tu tu viện Qoide với vốn đầu tư hơn 8 triệu nhân dân tệ đã khởi động
để chuẩn bị cho việc phục hồi các bức bích họa, theo Gesang.
Sau khi công việc trùng
tu được hoàn thành, nhiều nỗ lực hơn nữa sẽ được thực hiện nhằm cải thiện trang
thiết bị ánh sáng của tu viện và hệ thống xả nước thải, cũng như môi trường
xung quanh, quan chức này nói.
"Hy vọng rằng
các bức bích họa quý giá sẽ mở cửa trở lại cho công chúng trong 2-3 năm
tới", ông nói thêm.
Văn Công Hưng (Theo Tân Hoa)