Các đại biểu tham dự Diễn đàn Phật giáo châu Á 2011
Trong buổi lễ
khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông Lin Tsong-ming, đã phát biểu đầu tiên về
việc giáo dục và từ thiện thông qua quan điểm Phật giáo. Thứ trưởng cũng nhấn
mạnh đã đến lúc phải phát triển của ngôn ngữ Phật giáo như tiếng Phạn, thành
lập những Trường Phật giáo và Đại học nghiên cứu Phật giáo. Ông cũng đề cập đến
Tu viện Phật Quang Sơn và Hội Từ thiện Từ Tế của Đài Loan đã đóng góp đáng kể
trong công tác từ thiện.
Phó Chủ tịch Đại học Quốc gia
Đài Loan, Tiến sĩ Lo Ching-hua, một trong những người tổ chức Diễn đàn này, đã
đề cập đến vấn đề trái đất đang nóng dần lên và thời tiết biến đổi quá nhanh.
Phật giáo nên kêu gọi mọi người thay đổi thói quen lãng phí, tham lam và giết
hại, để có thể ngăn chặn trái đất không bị hủy hoại.
Đã có 7 luận cương được trình
bày trong hai ngày. Mỗi phần trình bày đều được các học giả Phật giáo nổi tiếng
chủ trì: Giáo sư-Tiến sĩ K.T.S. Sarao thuộc Đại học Delhi, Giáo sư danh dự Tiến
sĩ Musashi Tachikawa thuộc Viện bảo tàng Dân học học Quốc gia Osaka, Tiến sĩ
Prapod Assavavirulhakarn Dean thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Hiệu
trưởng Cao đẳng Phật học Dharma Drum-Tiến sĩ-Hòa thượng Huimin, Giáo sư Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Đài Loan - Tiến sĩ Theresa Yeh, và Hiệu
trưởng Đại học Nghiên cứu Phật học Phật Quang – Tiến sĩ - Hòa thượng Hui-kai.
Các đại biểu giao lưu
Trước tình trạng nóng dần của
trái đất và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, khán thính giả và các học
giả tham dự mong đợi có thể đưa ra chủ đề này để tiếp tục thảo luận trong diễn
đàn tiếp theo.
Được biết, trong quá khứ, các học giả châu
Âu và Mỹ đã tổ chức diễn đàn này để thảo luận về sự khác biệt giữa Phật
giáo và Cơ đốc giáo nhiều lần.
Đây là lần đầu tiên các học giả châu Á tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 2.600 Đức Phật thành đạo.
Thủy Ngọc - Văn Công Hưng (Theo Taiwan News)
Theo: GNO