“Nếu tôi qua đời như một người tị
nạn và tình trạng Tây Tạng tiếp tục như thế này, thế thì một cách hợp lý
(logically), sự tái sinh của tôi sẽ xãy ra trong một quốc gia tự do,
bởi vì mục tiêu chính của việc tái sinh là để tiếp tục những việc làm
đã được bắt đầu trong kiếp trước của tôi.“Và, có một cống hiến nào đấy,
một sự hoàn thành với công việc đã bắt đầu trong kiếp trước của tôi.
Thế thì, đấy là một sự tái sinh chân thật,” [i] ngài nói với Bernama
trong một cuộc phỏng vấn mới đây tại trụ sở lưu vong của ngài ở
Dharamsala thuộc miền Bắc Ấn Độ.
Ngài nói, nếu có những chướng ngại được tạo ra để chống lại những
nhiệm vụ của Đạt Lai Lạt Ma trong tiền kiếp, thế thì “hiện thực không
phải là sự tái sinh.” [ii]
Vị tu sĩ lão thành, bảy mươi lăm tuổi, tên là Tenzin Gyatso, bây
giờ là Đức Đạt Lai Lạt Ma, được công nhận là người tái sinh của lãnh tụ
tâm linh thứ mười ba của Tây Tạng, Thubten Gyatso.
Khôi nguyên hòa bình nói, mặc dù có những dị biệt không thể vượt
qua được, áp lực chính trị mạnh mẽ từ chính quyền Bắc Kinh đối với việc
tự do cho Tây Tạng, ngài sẽ tiếp tục cuộc vận động của ngài cho hàng
nghìn người Tây Tạng bị đẩy khỏi quê hương của họ hơn năm thập niên qua.
Khi được hỏi có thể có một nữ nhân lãnh đạo trong hệ thống nam
giới ưu thế của Phật giáo Tây Tạng trong tương lai không, ngài nói rằng
nữ nhân luôn luôn được giữ một sự quý trọng cao trong Đạo Phật, không
cần phải thành kiến điều này.
“Nữ Đạt Lai Lạt Ma là có thể có bởi vì trong truyền thống Tây
Tạng, trong những nữ nhân cao thượng, tái sinh trong ấy, tôi nghĩ là có
truyền thống Dorjee Phagmo 700-800 năm cho sự tái sinh của nữ nhân…vì
thế, không có ngụ ý tôn giáo nào cho rằng lãnh đạo tôn giáo phải là nam
giới.
“Nếu những hoàn cảnh là sự tái sinh nữ nhân như thế có ảnh hưởng
hơn đến mọi người, thế thì, một cách hợp lý điều ấy nên là nữ nhân,”
ngài nói thế.
Nghi vấn về việc, có thể một ngày nào đấy ngài sẽ thể hiện hình
thức tái sinh như một nữ nhân hay không, ngài trả lời: “Tôi không biết
điều đó về phần tôi.”
Người Tây Tạng lưu vong đang vận động cho một sự tự trị chân thật
đúng nghĩa đối với Bắc Kinh, với việc Đức Đạt Lai Lạt Ma đẩy mạnh “sự
tiếp cận trung đạo” – một đề án ôn hòa cho một cùng tồn tại hòa bình với
Trung Hoa – vì thế, ngôn ngữ cổ truyền, văn hóa và Phật giáo Tây Tạng
được duy trì toàn vẹn.
[i] Nếu có một sự tiếp tục công việc của tiền thân, thế thì đấy là sự tái sinh thật sự.
[ii] Nếu người tái sinh không thể tiếp tục những việc đã được thực hiện trong tiến kiếp thì đấy là sự tái sinh giả mạo.
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 22/07/2010
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9357,0,0,1,0
Theo: phatgiaovnn.com