Sau
những tin, bài đăng tải trên trang báo VietnamNet có liên quan đến việc
đem hình ảnh Phật giáo ra đánh lận ngôn ngữ, gây hiểu lầm về Phật giáo
cũng như xúc phạm đức tin tôn giáo, mặc dù đại diện BBT VietNamNet đã
gửi điện thư riêng đến Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm -
TP.Biên Hòa, thông báo: "Chúng tôi đã hạ bài báo được đề cập xuống để điều chỉnh theo những góp ý của Đại đức." Tuy nhiên, đó chỉ là sự hồi âm cho một cá nhân, còn hàng triệu bạn đọc khác thì sao?
Bạn đọc đã gửi rất nhiều thư đến thể hiện yêu cầu: VietnamNet nên công khai đính chính, xin lỗi bạn đọc và Phật tử.
"Nếu là một tờ báo thực sự uy tín thì VietnamNet nên làm như vậy”, trong thư gửi về toà soạn, một bạn đọc đã viết như thế.
Dưới đây là một vài những ý kiến của bạn đọc:
Hương Nguyễn: Hãy thể hiện mình là tờ báo chuyên nghiệp
Những ngày qua, VietnamNet đã đăng tải nhiều thông tin sai lệch, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận trong và ngoài nước. Là một tờ báo
điện tử khá uy tín nhưng dường như VietnamNet đã bỏ qua một công đoạn
quan trọng của người làm báo là việc kiểm chứng thông tin. Nếu cho rằng
việc dịch thuật mắc sai lầm thì vì lý do gì lại không xác định tính
xác thực trước khi đưa lên trang báo?
Là một bạn đọc, tôi rất thất vọng khi VietnamNet đã phạm phải những
sai lầm nghiêm trọng mà họ là những người hiểu rõ vấn đề nhất. Trước
tiên là việc thu thập thông tin. Nguồn tin không đáng tin cậy thì phải
xem xét kỹ càng. Thứ hai là việc dịch thông tin từ tiếng nước ngoài ra
tiếng Việt. Dịch phải đúng từ, đủ ý, rõ nghĩa. Mặt khác, bản thân nguồn
tin đã không xác thực thì thông tin dù có dịch theo đúng nghĩa cũng
chẳng đem lại ích lợi gì.
Việt Nam là một quốc gia có tín đồ Phật giáo khá đông. Bên cạnh đó,
lượng người sử dụng Internet cũng chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, thông tin
sai lệch về Phật giáo trong và ngoài nước sẽ nhanh chóng lan rộng và
gây nên làn sóng trong xã hội. Việc VietnamNet đăng tải thông tin không
chính xác đã làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ người Việt Nam và
cả cộng đồng Phật giáo thế giới.
Báo chí là một lĩnh vực tư tưởng tinh thần và có sức lan truyền rất
nhanh. Ngoài chức năng cung cấp thông tin, giải trí, báo chí còn làm
nhiệm vụ định hướng tư tưởng, tuyên truyền và giáo dục. Chỉ cần đưa sai
thông tin sẽ ảnh hưởng đến hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu
người. Đó không chỉ để lại những hệ quả xấu cho xã hội mà còn vi phạm
đạo đức người làm báo.
Thực tế cho thấy, không ít tờ báo đã phạm phải những sai lầm đáng
tiếc. Nào là đưa thông tin sai lệch, “say” thông tin, “câu” độc giả,
“đánh” hội đồng,… Dù là sai lầm gì thì độc giả, nhân vật trong tin bài
vẫn là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Mặt khác, chất lượng thông tin và
mục đích, tôn chỉ của tờ báo là thước đo chính xác để phân biệt giữa
báo chính thống và báo “lá cải”. Nếu những yếu tố trên không rõ ràng
thì làm sao độc giả tin tưởng được?
Con người ta chắc chắn không thể tránh khỏi việc phạm sai lầm, điều
quan trọng là phải khắc phục hậu quả. Gỡ bỏ tin bài có nội dung không
đúng thực tế và đính chính thông tin, xin lỗi đến bạn đọc là những việc
cần thiết mà VietnamNet cần phải làm.
Đồng thời, những trang báo mạng chính thống đã và đang mắc phải lỗi
trên nên xem xét lại quá trình thu thập, kiểm chứng và đăng tải thông
tin để khắc phục phần nào những yếu kém, thể hiện được tinh thần trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Tôn giáo là một vấn đề thiêng liêng
của công dân, đừng bao giờ đem ra “thị trường độc giả” một cách tùy
tiện, không cân nhắc. Những lĩnh vực đời sống xã hội khác cũng phải
tuân thủ quy tắc trong hoạt động báo chí để báo chí thực sự là người
bạn tin cậy của mọi tầng lớp nhân dân.
Một bài báo đánh lận ngôn ngữ gây hiểu lầm đăng trên VietnamNet
Ng Tri Cam: Rất buồn VietnamNet!
Là một người Phật tử, tôi cảm thấy rất buồn khi đọc những tin tức đề
cập đến sự xúc phạm Phật giáo của VietnamNet và của các báo mạng khác.
Phật giáo đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử của đất nước, trên
suốt chặng đường hàng ngàn năm nay, vì thế, một vài bài báo thể hiện sự
ác ý, phóng đại trong ngôn từ cũng sẽ không làm Phật giáo bị suy vi,
nhưng đây cũng là điều đáng buồn cho báo chí nước nhà.
Đất
nước trong thời kỳ hội nhập, tác động của văn hóa tốt và xấu đan xen vào
nhau, trong đó, không loại trừ những âm mưu phá hoại nền văn hóa dân
tộc, mà Phật giáo đóng góp một phần quan trọng trong sự hình thành nên
bản sắc đó.
Tôi nghĩ, các nhà làm truyền thông nên thật cẩn trọng khi đưa tin
bài, nhất là các vấn đề liên quan đến tôn giáo, vì đây không phải là
lãnh vực có chuyên môn sâu của quí vị. Sự vô tình hay hữu ý tiếp tay
cho các thế lực bên ngoài không những làm tổn hại đến chính bản thân
của người làm truyền thông ấy, mà còn làm suy yếu sự ổn định của đất
nước nếu như sự phát triển của Phật giáo được thay thế bằng một tôn
giáo khác.
Quý vị nên hồi tưởng lại các biến cố làm ảnh hưởng đến đất nước như
thế nào trong quá khứ gần đây của các thế lực lợi dụng tôn giáo, đây là
điều đáng cảnh giác chứ không phải mang đề tài Phật giáo ra để làm kín
trang báo.
Bảo Quốc: Cây ngay không sợ chết đứng
Kính thưa quý báo, sau khi đọc loạt bài đănh trên báo Giác Ngộ về
việc một số trang mạng như Tin Tức Online - VietnamNet đăng các thông
tin xúc phạm, bôi nhọ, tráo trắng đổi đen, con xin có những ý kiến sau:
1. Việc báo Giác Ngộ đã đăng tin về loạt bài trên là
phù hợp với nguyện vọng của đông đảo Phật tử cũng như quý sư thầy và
sư cô cũng như Phật tử. Mong rằng trong tương lai, quý báo sẽ phát huy
tốt tinh thần cảnh giác với những trang mạng có tính cách bôi nhọ Phật
giáo gây những hiểu lầm tai hại cho Phật giáo đồ cũng như Phật pháp.
Con thiết nghĩ chúng ta nên có một tiếng nói mạnh mẽ để các báo mạng
cũng như các trang tin tức khác tự suy nghĩ lại cách hàng động cũng như
làm việc của họ. Sự việc này không chỉ bây giờ mới xảy ra mà thật ra
đã xuất hiện nhiều lần trong quá khứ, tuy vậy, tiếng nói của chúng ta
chưa được mạnh mẽ. Vì vậy, việc phản kháng của chúng ta là hoàn toàn
hợp lý, việc này trong tương lai nên được sự quan tâm từ quý Báo nhiều
hơn nữa để không cá nhân nào, tổ chức, hay tôn giáo nào có thể đặt
chuyện nói xấu Phật giáo.
2. Yêu cầu các báo đăng tin sai công khai xin lỗi
trên trang mạng của họ, chứ không chỉ nói suông rồi gỡ bài cho qua
chuyện. Việc này không chỉ giúp "làm gương" cho các cơ quan ngôn luận,
báo chí, truyền thông khác mà còn góp phần "định hướng dư luận" rõ
ràng; chúng ta chỉ nói điều đúng, không nói điều sai bậy thì việc gì
lại sợ?
Đào Văn Bình: Ở Hoa Kỳ mà viết bài kiểu như thế thì tòa soạn báo ấy sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Nếu ở Hoa Kỳ mà viết bài kiểu như thế thì người viết sẽ bị sa thải và
báo bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng chuyện này ít khi xảy ra vì họ có
editor và trình độ người viết rất cao, kiến thức rộng. Họ không bao giờ
viết kiểu ấu trỉ như thế. Cái đáng lo ở Việt Nam là trình độ không có
mà dám cầm bút viết ẩu, viết bậy. Âu cũng là nghiệp chướng của dân tộc
mình.
>>> Trang 24g cũng có loạt truyện cười xúc phạm đức tin tôn giáo
>>> Xin nhấn vào đây để đọc thêm nhiều ý kiến phản đối VietNamNet khác
Theo Giác Ngộ Online
Vụ thông tin VietnamNet đánh lận ngôn ngữ tôn giáo dưới góc nhìn của Luật Báo chí
Luật báo chí cấm đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân...
Theo luật báo chí Việt Nam, VietNamnet vi phạm khoản 4 điều 10 trích: “Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây :
...
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”.
Theo những gì Giác Ngộ Online đưa tin thì VietnamNet đã xúc phạm niềm
tin tôn giáo và văn hóa Phật giáo. Theo luật báo chí nước ta đi đôi
với việc khen thưởng là kỷ luật, trích điều 28 luật báo chí như sau:
“ Điều 28. Xử lý vi phạm
1- Cơ quan báo chí, tổ chức khác vi phạm quy định về giấy phép
hoạt động báo chí, về nội dung thông tin trên báo chí, về cải chính do
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống và các quy định khác của
Luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, phạt tiền,
thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm
thời hoặc thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm
hành chính.
Cơ quan báo chí, công dân thông tin gây thiệt hại cho tổ chức,
công dân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
dân sự.
2- Người chịu trách nhiệm chính về những hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
3- Người vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên
báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản
trở hoạt động báo chí, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo và các quy
định khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Vậy nếu như đưa tin sai sự thật loại rồi gở bỏ trên website, cải chính rồi có phải chịu trách nhiệm trách nhiệm, ta hãy xem bày viết này:
>> Những điểm mới trong Luật báo chí sửa đổi
trích một phần trong bài viết trên trong bài viết trên thì:
“Cải chính rồi vẫn phải chịu trách nhiệm trách nhiệm
Có một sự ngộ nhận lâu nay là nhiều người cho rằng khi báo chí
“lỡ” thông tin sai sự thật mà đã cải chính rồi thì coi như hết trách
nhiệm. Sự thật không thể “hết trách nhiệm” được nếu hậu quả của thông
tin ấy gây thiệt hại nghiêm trọng và việc xin lỗi, cải chính không thể
bù đắp được tổn thất vật chất và tinh thần.
Trường hợp này về nguyên tắc, dù báo chí có cải chính rồi, người
bị thiệt hại vẫn có quyền khiếu nại lên trên hoặc khởi kiện ra tòa để
đòi bồi thường dân sự. Nếu gây thiệt hại nghiêm trọng đến mức nguy hiểm
đáng kể cho xã hội thì cơ quan điều tra vẫn có quyền khởi tố hình
sự...
Sở dĩ có sự ngộ nhận lâu nay như trên vì khoản 4 Điều 9 Luật Báo
chí 1999 quy định một cách lập lờ dẫn đến hiểu lầm: “Trong trường hợp
cơ quan báo chí không cải chính, xin lỗi (...) thì tổ chức, cá nhân có
quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước
về báo chí hoặc khởi kiện tại tòa án” (điều quy định này có thể hiểu là
“hễ đã cải chính xong rồi thì thôi, hết đường thưa kiện nữa!)”.
Theo Thiện Thông - GNO