Tôi
nói, chủ đề của chuyên san Thế giới ngoại giao (Le Monde diplomatique)
trái với tinh thần Phật giáo, vì Phật giáo là tôn giáo của hòa bình,
nó không tấn công ai cả, nó cũng không chủ trương cải đạo cho ai, mặc
dù, cũng theo tác giả Renon, trong bài đã dẫn, gần 90% Phật tử ở Pháp
nguyên là tín đồ đạo Thiên Chúa ! Xin nhắc lại đây lời nói thời danh
của Đức Phật Thích Ca : "Ta không tranh cãi, ta chỉ thuyết pháp".
Số Phật tử hiện nay trên thế giới, theo số liệu thống kê, tuy rằng
không phải là đông nhất thế giới, đứng sau số tín đồ đạo Thiên
Chúa và đạo Hồi, nhưng các sử gia tôn giáo đều thừa nhận rằng, lịch
sử truyền bá đạo Phật trên thế giới không hề nhuốm máu của chiến
tranh, không kèm theo bạo lực. Đạo Phật không chinh phục đất đai, nó chỉ
chinh phục trái tim và khối óc con người. Tuy rằng những con số thống kê,
được dẫn chứng trong bài mở đầu "Địa lý chính trị của các
tôn giáo" (Geopolitique des religions) không phải là đáng tin cậy, nhưng tôi
vẫn ghi ra dưới đây, để giúp các bạn đọc Phật tử ở nước ta tham
khảo:
Đạo
Thiên Chúa với ba dòng lớn là Gia Tô, Chính Thống và Tin Lành, đứng đầu
với số tín đồ 1,7 tỷ. Nhưng những nước chiếm số đông tín đồ nhất
của đạo Thiên Chúa là các nước Trung, Nam Mỹ và Châu Á tức Mexico,
Brazil và Philippines (Châu Á), thay vì các nước Tây Au như Pháp, Ý, Đức vào
năm 1939, trước cuộc Thế chiến thứ hai. Như vậy, là vào cuối thế kỷ
XX, chúng ta chứng kiến một sự di chuyển địa bàn của đạo Thiên Chúa
từ các nước Tây Au sang các nước Trung, Nam Mỹ và châu Á, châu Phi. Hiện
nay, Nigeria, một nước châu Phi, chiếm số tín đồ đạo Tin Lành đông
vào hàng thứ hai trên thế giới.
Hồi
giáo là tôn giáo thế giới có số tín đồ hiện nay lên tới 1,1 tỷ, kể
cả hai giáo phái chính là Sunnites và Shiites. Địa bàn của Hồi giáo cũng
di chuyển từ các nước Trung Đông sang châu Á. Bốn nước chiếm số đông
tín đồ Hồi giáo nhất là Indonesia, Pakistan, An Độ và Bangladesh. Các nước
Hồi giáo ở Trung Đông và châu Phi thụt lùi xuống hàng thứ hai. Tôn giáo
chiếm số tín đồ vào hàng thứ ba thế giới là An Độ giáo với 800 triệu
tín đồ mà 95% sống ở An Độ.
Phật
giáo là tôn giáo đứng vào hàng thứ tư thế giới, có 350 triệu tín đồ
với ba dòng chính là Phật giáo Đại thừa cũng gọi là Phật giáo Bắc
truyền, Phật giáo Tiểu thừa cũng gọi Phật giáo Nam truyền và Phật
giáo Tây Tạng cũng gọi Lạt ma giáo, 98% số tín đồ Phật giáo sống ở
châu Á.
Có lẽ,
khác với các tôn giáo khác, đạo Phật không chạy theo con số tín đồ. Và
theo đạo Phật, tầm quan trọng của một tôn giáo không nên đo lường qua
con số tín đồ. Đạo Do Thái chẳng hạn, hiện chỉ có không đến 14 triệu
tín đồ, nghĩa là không bằng 0,5% dân số toàn thế giới, thế nhưng trong
thế kỷ XX, dân Do Thái đã đoạt 12,5%, tổng số giải thưởng Nobel của
ba ngành y học, sinh học và vật lý học ! Hãy so sánh xem, dân tộc Hán
(Trung Hoa) với dân hơn 1 tỷ, chiếm Đ dân số toàn thế giới, cho tới nay
đã đoạt bao nhiêu giải Nobel ?
Tôi
nói như vậy không phải để chê bai một dân tộc hay một tôn giáo nào hết.
Điều tôi mong mỏi là nhờ khoa học kỹ thuật tiến bộ làm cho Trái đất
chúng ta "bé nhỏ" hơn, các tôn giáo có điều kiện để gần gũi,
tìm hiểu và học hỏi nhau hơn, bất cứ tôn giáo nào dù gọi là lớn, với
hàng trăm triệu hay hàng tỷ tín đồ cũng phải bỏ mặc cảm vô lý, mình
chứ không phải các tôn giáo khác nắm giữ độc quyền chân lý rồi áp
đặt các tôn giáo khác phải theo mình, nếu không thì hưng binh trừng phạt
! Thế thì nhân loại sẽ trở về với những năm đen tối nhất, hãi hùng
nhất của các cuộc chiến tranh tôn giáo đã tàn phá châu Au trong các thế
kỷ XIII, XIV, và XV ! Ay thế mà những chuyện còn khủng khiếp hơn, mang tính
diệt chủng đã diễn ra ở bán đảo Balcan, giữa những người theo Hồi
giáo ở Bosnia, những người đi theo Chính Thống giáo ở Serbia và những người
theo Thiên Chúa giáo La Mã ở Croatia. Đó là lỗi của các chính trị gia hay
là của các nhà lãnh đạo tôn giáo, các chức sắc tôn giáo ? Mà chiến
tranh và xung đột tôn giáo đâu chỉ có ở Balcan ?
Ở
Kashmia là cuộc xung đột vũ trang kéo dài giữa những người theo Hồi giáo,được
Pakistan bênh vực và những người theo An Độ giáo. Ở Kosovo, là mâu thuẫn
giữa những người gốc Albania Hồi giáo,và những người Serbia theo Chính
Thống giáo, ở Tsesnia (Cộng hoà Liên bang Nga), là cuộc chiến thật sự giữa
quân ly khai Hồi giáo và quân đội Nga, đại biểu có ý thức hay không có
ý thức cho Chính Thống giáo. Ở Bắc Ai Nhĩ Lan, mâu thuẫn giữa người
theo đạo Thiên Chúa giáo La Mã và những người theo đạo Tin Lành, một mối
mâu thuẫn tôn giáo xưa hàng nhiều thế kỷ, và thường xuyên bộc phát
thành xung đột vũ trang. Ở Afganistan,là cuộc chiến kéo dài giữa nhánh cực
đoan của Hồi giáo, đại biểu bởi chính quyền Taleban và nhánh Hồi giáo
trung dung, không cấp tiến, ở Nam Sudan là cuộc chiến giữa những người
Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo. Ở đảo Chypre là mâu thuẫn giữa hai
cộng đồng người Thổ Hồi giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống giáo
v.v…
Liệt
kê các điểm nóng tôn giáo như trên đã nhiều rồi, nhưng vẫn chưa đủ,
bởi vì chúng ta không thể bỏ qua những cuộc xung đột đẫm máu giữa
hai cộng đồng Thiên Chúa giáo và Hồi giáo ở Indonesia, cuộc chiến kéo
dài hàng chục năm giữa quân đội giải phóng Moro Hồi giáo và chính phủ
Philippines, Chính phủ một nước mà người Thiên Chúa giáo chiếm đa số.
An Độ là một nước có tới 800 triệu dân theo An Độ giáo, những người
Hồi giáo ở đây tuy chiếm thiểu số, nhưng cũng không dưới con số 70
triệu, thường hay đụng độ với người An giáo, nhất là những người
An giáo cực đoan. Sri Lanka là một nước có đa số dân theo Phật giáo, nhưng
ở phía Bắc đảo này, có một thiểu số người Tamil, theo An giáo đòi ly
khai và gây rất nhiều khó khăn cho Chính phủ Sri Lanka.
Tất
nhiên, xen lẫn vấn đề tôn giáo, còn có vấn đề sắc tộc và chính trị
– kinh tế. Thế nhưng yếu tố mâu thuẫn tôn giáo vẫn nổi bật, vì nó
thường ăn sâu vào truyền thống và tiềm thức của cả một dân tộc.
Sai lầm của cái goị là sách lược tiến công của một số tôn giáo, gọi
là năng nổ và tích cực chính là ở chỗ đó. Thái độ tấn công và cải
đạo dẫn tới phản ứng không phải của một vài cá nhân mà là cả một
cộng đồng, cả một dân tộc. Đó là nguyên nhân sâu xa của các cuộc
chiến tranh và xung đột tôn giáo, từ xưa đến nay, thậm chí ngày càng
gay gắt hơn lên. Vì vậy mà Phật Thích Ca, và sau đó là Hoàng đế Asoka
đã khuyến caó các tôn giáo phải tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. Không
tôn giáo nào, kể cả đạo Phật, được tự đề cao mình như là đại diện
độc tôn và duy nhất của Chân lý tối hậu. Bản thân Đức Phật Thích
Ca từng ví đạo Phật như cái bè qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng…
Hãy biết xả bỏ mọi vướng mắc về nhận thức sai lầm "tôn giáo của
ta, dân tộc của ta". Bởi lẽ, theo đạo Phật, cái ta là không thật
có, là ảo tưởng và ảo ảnh. Lẽ nào, những người thông minh, có lý
trí, có óc suy xét và phán đoán, lại có thể vì cái ta không thật có, chỉ
là ảo ảnh và ảo tưởng mà lại đi bắt giết lẫn nhau, tàn sát lẫn
nhau ?
(Nguyệt san Giác Ngộ số 50 –
05/2000)