Đây chỉ là vài nét về bản chất và thực chất của Ki Tô
Giáo, Công giáo cũng như Tin Lành. Không ai có thể viết hết về Ki Tô
giáo trong một bài viết thuộc loại này. Thời buổi này mà chúng ta vẫn
còn nghe thấy những luận điệu như những bài viết thuộc loại nghiên cứu
lịch sử này là “chống Công giáo”, “chống Tin Lành”, hay “chia rẽ tôn
giáo” hay “theo sách lược đánh phá Ki-tô giáo của Cộng sản” của một số
tín đồ Ki Tô giáo Việt Nam cuồng tín.
Sự Kiện:
"Trải qua nhiều thế kỷ, sự sùng tín Thánh Kinh đã
dẫn tín đồ Ki Tô trong một niềm tin mù quáng, trong sự khủng bố, ngược
đãi người Do Thái và những người phi-Ki-Tô, giết hại và khủng
bố, áp bức phái nữ, đè nén dục tính, kiểm duyệt, tạo tâm lý sùng
tín, và nhiều lầm lạc khác. Những
mô thức hành xử có tính cách hủy diệt này, người ta có thể thấy dễ dàng
là chúng bắt nguồn từ sự tin vào quyền năng tuyệt đối của những điều
viết trong Thánh Kinh."
Mục sư Ernie Bringas trong cuốn
Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Bởi (Tin
Vào) Quyền Năng Của Cuốn Thánh Kinh
[Over the past centuries, bibliolatry has led Christians in
bigotry, the persecution of Jews and other non-Christians,
murder and terrorism, the oppression of women, the suppression of
sexuality, censorship, cult mentality, and other aberrations. The
destructive behavior patterns can be easily traced to the unchallenged
authority accorded biblical writing.]
Ernie Bringas in
Going By The Book: Past and Present Tragedies of
Biblical Authority, p.17
" Nhân danh Chúa Ki Tô hàng triệu nam nữ đã bị tù
đầy, tra tấn và giết hại, hàng triệu người đã bị làm nô lệ. Nhân danh
hắn những tư tưởng gia, khảo cứu gia, bị coi như là những kẻ tội phạm,
và những tín đồ theo hắn đã làm đổ máu của những người thông thái nhất,
giỏi nhất.
Nhân danh hắn sự tiến bộ của nhiều quốc gia bị chặn đứng cả
ngàn năm… Phúc âm của hắn chất đầy thế giới với thù hận và trả thù, coi
sự lương thiện trí thức như một tội ác, hạnh phúc trên cõi đời là con
đường dẫn xuống địa ngục, tố cáo tình thương yêu như là thấp hèn và như
súc vật, thánh hóa sự nhẹ dạ cả tin, tôn vinh sự mù quáng và tiêu diệt
tự do của con người. Nhân
loại sẽ tốt hơn nhiều nếu cuốn Tân Ước chưa từng được viết ra - Chúa Ki
Tô theo quan niệm thần học cũng chưa từng được sinh ra."
Robert G. Ingersoll trong cuốn
Ingersoll, Con Người Phi Thường
(In Christ name millions and millions of men and women have been
imprisoned, tortured and killed. In his name millions and millions have
been enslaved. In his name the thinkers, the investigators, have been
branded as criminals, and his followers have shed the blood of the
wisest and the best. In his name the progress of many nations was
stayed for a thousand years. His gospel filled the world with hatred
and revenge, made intellectual honesty a crime, made happiness here the
road to hell, denounced love as base and bestial, canonized credulity,
crowned bigotry and destroyed the liberty of man.
It would be far better had the New Testament never been written -
far better had the theological Christ never lived.)
Robert G. Ingersoll in Ingersoll, The Magnificient,
p. 117
“Toàn thể cấu trúc của Giáo hội Công giáo La-mã được xây dựng
trên những ngụy tạo, những lá thư tông đồ giả mạo, những bài giảng giả
mạo, những phép lạ giả mạo, những di tích (của các Thánh) giả mạo, những
công đồng giả mạo, và những sắc lệnh giả mạo của các giáo hoàng.”
Cựu Linh mục dòng Tên Peter Doeswyck
[The entire structure of the Roman Church is built on forgeries,
spurious epistles, spurious sermons, spurious miracles, spurious relics,
spurious councils, and spurious papal bulls.]
Ex-Jesuit Priest, Peter Doeswyck
Phần I. CÔNG GIÁO:
Vài Lời Nói Đầu:
Ngày Chủ Nhật 12 tháng 3, 2000, trong một cuộc “Thánh lễ” công
cộng tại "Thánh đường" Phê-rô, trước nhiều chục ngàn con chiên, người
Chủ Chiên, Đức “Thánh cha” Gion Pôn Hai (John Paul II), đại diện cho
"hội Thánh" Công giáo gồm gần một tỷ tín đồ, trong đó có khoảng 5 triệu
tín đồ Việt Nam, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại
của Công giáo, một tôn giáo tự nhận là “thiên khải”, “duy nhất”, “thánh
thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “vương quốc của Thiên Chúa”, “cao
quý”, “ánh sáng của nhân loại” v…v…, và xin thế giới tha thứ cho những
hành động phi Thánh phi phàm, đặc thù Công giáo, của những con cái “hội
thánh” Công giáo. Những núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến
những thảm họa to lớn cho nhân loại như “Thánh Chiến” (sic), Tòa Hình Án
xử Dị Giáo, Săn lùng và thiêu sống phù thủy, kỳ thị phái nữ, xâm lăng
văn hóa, ý muốn thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo
khác, bách hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết
với những thế lực thực dân, phát xít v...v... như đã được nhắc tới hết
sức đại cương trong những lời xưng thú 7 núi tội ác của Công Giáo.
Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng xưng thú tội lỗi của
Công giáo. Người ta ghi nhận, trong thời gian 21 năm ở ngôi vị giáo
hoàng, Ngài đã xin lỗi hơn 100 lần về những tội ác chuyên biệt liên hệ
đến Giáo hội. (Chicago Tribune, March 13, 2000: By some counts he has
already apologized for specific sins linked to the church on more than
100 occasions during his 21- year pontificate). Nhưng lần này, sự xưng
thú 7 núi tội ác của Giáo hội Công giáo có tầm mức rộng lớn hơn những
lần trước rất nhiều, vì nó bao quát, tuy không đầy đủ, 7 núi tội ác
chính của giáo hội Công giáo đối với nhân loại trong suốt 2000 năm qua,
đặc biệt là trong thiên niên kỷ thứ hai, theo Thường Lịch.
Các tín đồ Công giáo, nhất là tín đồ Công giáo Việt Nam, bèn ca
tụng hành động của Tòa Thánh là một hành động can đảm chưa từng có trong
giáo hội, theo luận điệu diễn giải của giới chăn chiên dạy các con
chiên có đầu nhưng không có óc. Giết người, tra tấn người, thiêu sống
người, ăn cướp, chiếm đoạt tài sản của người v…v…. rồi thú tội mà gọi là
một hành động can đảm thì chỉ có người Công giáo Việt Nam mới có cái
can đảm như vậy. Sau này, vào một cơ hội thuận tiện nào đó, Giáo hội
Công Giáo Việt Nam có xưng tội với dân tộc về tội phản quốc của Công
giáo vì đã giúp thực dân Pháp thiết lập được nền đô hộ ở Việt Nam, và
những hành động man rợ cướp phá miếu mạo chùa chiền, giết người ngoại
đạo, săn lùng kháng chiến v..v…thì có lẽ cũng có thể coi đó là một hành
động can đảm, theo đúng tinh thần ăn năn tự kiểm của Công giáo, hay để
“thanh tẩy ký ức” (purify the memory).
Nhưng dù giáo hội có giải thích hành động xưng thú tội lỗi của
Giáo hội Công giáo như thế nào đi chăng nữa, là hành động can đảm hay
theo đúng tinh thần tự kiểm ăn năn thống hối của Công giáo, là để thanh
tẩy ký ức hay để tiến tới sự hòa hợp tôn giáo v…v…, các tín đồ Công
giáo, từ Giáo hoàng trở xuống đến những “bà lão Công giáo nhà quê” (từ
của Linh mục Thiện Cẩm) hãy trả lời cho tôi câu hỏi sau đây:
Tại sao một giáo hội do chính Chúa thành lập, thường tự xưng
là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công
bằng và bác ái", được "thánh linh hướng dẫn" v...v..., mà giáo hội mẹ
cũng như các giáo hội con như Tây Ban Nha dưới thời Franco, Croatia dưới
thời Palevich, Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm v…v… lại có thể phạm
những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân
loại và đối với chính dân tộc của mình như vậy? trong khi các đạo khác,
thí dụ như đạo Phật, thường bị Ki Tô Giáo chụp cho cái mũ vô thần lên
đầu, lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại
nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ
trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm?
Từ nhiều năm nay tôi và tuyệt đại đa số người dân Việt Nam vẫn
chờ đợi câu trả lời, nhưng Công giáo vẫn cúi mặt giữ thái độ “im lặng là
vàng”. Đi vào chi tiết, những lời xưng thú 7 núi tội ác của giáo hội,
được 5 Hồng Y và 2 Tổng Giám mục long trọng tuyên đọc tại Thánh đường
Phê-rô, Tổng Giám Mục Nguyễn
Văn Thuận được hân hạnh đọc lên những lời xưng thú tội ác trong
mục chống lại công lý và
hòa bình v...v... của “hội Thánh” Công giáo. Giáo hoàng và
ban tham mưu thần học của ông đưa ra những lời xưng thú tội ác tổng quát
trong 7 mục sau đây:
1. Xưng thú “tội ác chung”.
2. Xưng thú “tội ác
trong khi phục vụ “chân lý””.
3. Xưng thú “tội ác đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô”.
4. Xưng thú “tội ác trong sách lược bách hại dân Do Thái”.
5. Xưng thú “tội ác
trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù
nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa
và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.
6. Xưng thú “tội ác trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá
phụ nữ”.
7. Xưng thú “tội ác
trong việc vi phạm những quyền căn bản của con người”.
Tòa Thánh xin thế giới tha thứ cho những tội ác của Công giáo
bằng những lời lẽ rất đại cương như trên, cho nên không mấy người biết
rõ những tội ác của Giáo hội là những tội ác nào. Lewis Weinstein viết
trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3, 2000, như sau:
"Hầu hết các tín đồ Công giáo không biết đến cái
lịch sử (chứa đầy tội ác của Công giáo. TCN) mà Giáo hoàng nói
đến, và nếu, theo lời của Hồng Y John O'Connor, tổng giám mục địa phận
New York, tín đồ Công giáo phải "được sự thật giải phóng", thì
họ phải biết sự thật đó như thế nào." [1]
Sự thật đó như thế nào? Đọc kỹ lịch sử truyền đạo của Công Giáo,
chúng ta có thể tóm tắt sự thật đó trong một câu ngắn gọn:
Tội ác của Công giáo đối với nhân loại có thể mô tả như
sau, mượn lời của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo:
Quyết Đông hải chi thủy, bất túc dĩ trạc kỳ ô;
Khánh Nam sơn chi trúc, bất túc dĩ thư kỳ ác.
(Độc ác thay, trúc rừng không ghi hết tội;
Dơ bẩn thay, nước bể không rửa sạch mùi.)
bởi vì, trong gần 20 thế kỷ, cả trăm triệu sinh mạng gồm già, trẻ,
lớn, bé, nam, nữ, vô tội đã bị giáo hội, nhân danh phúc âm, chân lý của
Chúa, bắt bớ, giam cầm, tù đầy, bạo hành, tra tấn cực hình, cắt cổ, chôn
sống, thiêu sống v…v… chưa kể đến những hành động phá hủy đền thờ miếu
mạo của các tôn giáo khác, hoặc những hành động nhằm tiêu diệt các nền
văn hóa phi Công giáo mà Tòa Thánh đã thú nhận trong lễ xưng thú tội ác ở
trên.
Một phần chi tiết những núi tội ác
của Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã được trình bày qua loạt bài về “Công
Giáo Hắc Sử” đã đăng trên sachhiem.net và giaodiemonline.com.
Độc giả có thể đọc loạt bài này: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS3.php
và nhiều bài khác về thực chất Công giáo trong hai trang nhà trên. Bài
viết này chỉ có mục đích hé mở cánh cửa để cho chút ánh sáng sự thật có
thể lọt vào trong những ngục tù tâm linh tăm tối, chỉ một chút ánh sáng
thôi, vì quá nhiều ánh sáng e rằng các tín đồ sẽ không chịu nổi, từ tối
ra sáng, đôi mắt cần phải điều tiết dần dần, với hi vọng là “sự thật về
bản chất và thực chất của Giáo hội Công giáo sẽ giải thoát họ” ra khỏi
cảnh u mê, tăm tối như chính Chúa Giê-su của họ đã dạy trong Tân ước,
hay như Hồng Y John O'Connor đã nói ở trên. Nội dung bài viết này khai
triển những sự kiện trích dẫn của Mục sư Ernie Bringas, con người tự do
tư tưởng phi thường Robert G. Ingersoll, và Linh mục Peter Doeswyck ở
trên.
“Một Khi Đã Là Tín Đồ Công Giáo Thì Suốt Đời Là Tín Đồ Công
Giáo??” [Once a Catholic, always a Catholic??]
Có thể nói, tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo trên thế giới, nhất
là tín đồ Công giáo Việt Nam, kể cả các bậc chăn chiên và trí thức, sống
qua suốt cuộc đời mà không hề biết gì về bản chất và thực chất của Giáo
hội Công giáo mà họ được dạy là một “hội thánh”. Họ cũng không biết gì
về lịch sử thực sự của Giáo hội, lịch sử các Giáo hoàng và giới chăn
chiên v..v… Nhiều nhất là họ được dạy và tin những gỉ mà Giáo hội đã
điều kiện hóa đầu óc của họ, phần lớn là từ nhỏ, với sự góp phần của các
bậc cha mẹ thiếu hiểu biết, và cứ như vậy, cha truyền con nối, đến độ
họ không cò thể suy nghĩ gì khác những gì mà Giáo hội đã cấy vào đầu óc
họ.. Vì vậy, họ không hề biết
là những gì Giáo hội dạy hầu hết là sai sự thực, dựa trên dối trá và
ngụy tạo. Điều này sẽ được chứng minh trong một đoạn sau. Mục
đích của Giáo hội không phải là mở mang trí óc, tăng sự hiểu biết của
tín đồ, mà chỉ để giữ chặt họ trong một ngục tù tâm linh mà nay đã phá
sản ở Âu Mỹ, một ngục tù được xây dựng trên những điều hoàn toàn trái
ngược với bản chất và thực chất của Giáo hội, nằm trong sách lược nhồi
sọ, bao quanh bởi những bức tường thần học tinh vi mà mục đích chính là
để mê hoặc những tín đồ đầu óc yếu kém về những điều không tưởng.
Nếu có người nào có đủ trình độ và dũng cảm vượt qua được những
bức tường chướng ngại trí thức mà Giáo hội dựng lên bao quanh họ, để
biết đôi chút về bản chất và thực chất của Giáo hội, thì họ sẽ cảm thấy
ngỡ ngàng là tại sao họ còn có thể tiếp tục ở trong một Giáo hội như
vậy. Đối với tín đồ Công giáo Việt Nam thì trường hợp của một số người
đạo gốc nhiều đời như Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, Charlie Nguyễn alias Bùi
Văn Chấn, hay Giu-se Phạm Hữu Tạo và chắc chắn còn nhiều người nữa,
những bậc trí thức đã tỉnh ngộ và đã can đảm vạch ra những mặt sai trái
của Công giáo, là những thí dụ điển hình hiếm hoi.
Đối với thế giới văn minh Âu Mỹ thì chuyện từ bỏ Giáo hội, sau
khi biết rõ bản chất và thực chất của Giáo hội, của các bậc trí thức,
hay của các chức sắc Công giáo, từ Hồng y xuống tới các Linh mục v..v..
không phải là chuyện ít ỏi. Trong thế giới Tây phương, vô số người đã vượt qua được những
bức tường thần học chướng ngại trí thức của Giáo hội dựng lên và đã trở
thành những người đúng nghĩa là con người, vì đã cất bỏ được gánh
nặng “quên mình trong vâng phục” trên vai, một hình thức nô lệ trí thức,
để tự mình bước đi những bước tự do, vững vàng trên đường đời mà không
cần đến cặp nạng tôn giáo để lê lết trong cuộc đời. “Quên mình
trong vâng phục” là theo sát lời dạy của “Thánh” Ignatus Loyola
(1491-1556), người sáng lập dòng Tên của Giáo hội Công Giáo: “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng
tin rằng cái mà chúng ta nhìn thấy Trắng thực sự là Đen, nếu hàng giáo
phẩm trong Giáo hội quyết định như vậy.” [We should always
be disposed to believe that which appears White is really Black, if the
hierarchy of the Church so decided]. Cho đến ngày nay, Giáo hội vẫn giữ
tín đồ trong ngục tù tâm linh như vậy, và gần đây, Giáo hoàng Benedict
XVI, với sự phụ họa của Giáo hội Công giáo Việt Nam, vẫn còn khuyên các
con chiên phải giữ “đức vâng lời”, nghĩa là khuyên họ tiếp tục làm nô lệ
cho hàng giáo phẩm Công giáo, Giáo hội bảo sao thì phải nghe vậy và thi
hành, không thắc mắc. Nhưng thực tế là, trong thế giới văn minh Âu Mỹ,
Giáo hội đã mất đi không ít những tín đồ có đầu óc, và ngày nay Giáo
hội chỉ còn có thể tuyển mộ được những tân tòng trong tầng lớp dân chúng
ít học, thấp kém, đời sống kinh tế khó khăn, những mồi ngon cho Giáo
hội sử dụng bả vật chất làm phương tiện dụ đạo. Trên nước Mỹ, những
người vào trường dòng để học nghề làm linh mục, phần lớn là Mễ và Mít,
theo thống kê của một trường dòng ở Iowa, không phải là vì “ơn kêu gọi”,
mà như chính Giáo hoàng Benedict XVI đã nhận định, chỉ để có một đời
sống vật chất thoải mái trên sự quỵ lụy của đám tín đồ thấp kém, ít hiểu
biết ở dưới.
Thật vậy, Giáo hội đã mất đi không ít những tín đồ có đầu óc, vì
không phải tất cả những linh mục được đào tạo theo sách lược của Giáo
hội, hay các con chiên có đầu óc, đều cam tâm tự nguyện làm nô lệ cho
Tòa Thánh suốt đời. Nhiều vị, qua sự học hỏi cá nhân, vượt ra ngoài
khuôn phép "Giáo hội dạy rằng", đã thấy rõ bản chất và thực chất của tôn
giáo và Giáo hội của mình, và đã dũng cảm thoát ra khỏi cái mà Tiến sĩ
Barnado gọi là Bóng Tối
Dày Đặc của Ý Thức Hệ La Mã (The Thick Darkness of
Romanism), và cho ra những tác phẩm soi sáng sự thật cho nhân loại.
Chính họ là những người biết rõ bản chất của Giáo hội và thực chất của
những giáo điều, tín lý trong Công Giáo La Mã hơn ai hết, và nhờ những
tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc, cộng với những suy tư trí thức của họ,
mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ sự thực về mọi mặt của đạo Công giáo
nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung. Những tác phẩm của Tổng Giám Mục
Peter de Rosa, Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong, các Linh mục Jean
Mesnier, Joseph McCabe, Emmett McLoughlin, James Kavanaugh, Andrew M.
Greeley, David Rice, Leonardo Boff, Georges Las Vergnas, Charles Davis,
các Mục sư Rubem Alves, Ernie Bringas, Nữ tu Công giáo Mary Ann Collins,
Karen Armstrong, của các nhà Thần học Hans Kung, Edwards Schillebeeckx,
Uta Ranke-Heinemann v...v..., và của hàng trăm học giả, giáo sư đại
học, chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo, ở trong cũng như ở ngoài các
giáo hội Ki-tô cũng đủ để cho chúng ta biết khá tường tận về đạo Công
Giáo và Tin Lành.
Tại Sao Giáo Hội
Công Giáo Vẫn Tồn Tại ??
Nghiên cứu về lịch sử Giáo hội Công giáo hoàn vũ, chúng ta thấy
Giáo hội đã trải qua nhiều biến cố tưởng chừng không thể nào cứu vãn
được để mà tồn tại. Vài trường hợp điển hình sau đây cho chúng ta thấy
rõ vấn đề.
- Ngày 21 tháng 5, 1408, Vua Pháp Charles VI (1368-1422) ra sắc
lệnh tuyên bố Giáo hội Công
giáo Pháp và các công dân Pháp không được trung thành và tuân lệnh
Giáo hoàng Benedict XIII. Ông ta vô hiệu hóa sự ủng hộ tài chánh
cho Ki Tô Giáo và tuyên bố Pháp trung lập về tôn giáo [2]
- Trong cuộc cách mạng 1789, “Pháp, Trưởng Nữ của Giáo Hội
Công Giáo La Mã, đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục,
30000 Nữ Tu và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học
Công giáo, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v..”
[3]
- Do sách lược dùng chiến tranh xâm lược để chiếm đất, vơ vét tài sản,
và cưỡng bức người dân vào đạo, lãnh thổ của Giáo hoàng (Papal
States) vào giữa thế kỷ 19 lên tới khoảng 40.000km2 ,
với 3 triệu dân thường xuyên phải đóng thuế cho Giáo hội. Năm
1870, nhà cách mạng Ý Garibaldi đã tiến quân vào La Mã và tước đoạt
lại mọi lãnh thổ của Giáo hội đã cưỡng chiếm của nước Ý, và thu
hẹp lãnh thổ của Giáo hội còn lại khoảng 108 sào là cung đình
Vatican hiện thời. Garibaldi thống nhất nước Ý và từ đó nước Ý ở
ngoài quyền hành của Vatican.
Nhưng sự tồn tại của Giáo hội Công giáo cho đến ngày nay với một
số tín đồ gần một tỷ người là một sự kiện. Tìm hiểu lý do tại sao Giáo
hội lại có thể tồn tại lâu dài, tôi thấy có vài giải thích của người
Công Giáo.
- Thứ nhất, Giáo hội là do Chúa thành lập nên không
thể biến mất trên thế gian cho đến ngày tận thế.
- Thứ nhì, Giáo hội có Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần
soi sáng, phò trợ nên có thể vượt qua mọi biến cố.
- Thứ ba, Giáo hội là một lực lượng đạo đức (a moral
force) cho nhân loại cho nên tất nhiên phải tồn tại vì nhân loại cần đến
đạo đức.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của Công giáo,
tôi thấy 3 giải thích trên không hợp với những sự thật lịch sử và lô-gíc
thông thường.
Thứ nhất, tất cả các học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài
Giáo hội Công giáo, lể cả những nhà thần học nổi danh trong Công Giáo
như Linh mục John Dominic Crossan, Giáo sư đại học De Paul, Chicago; Uta
Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trong Giáo hội chiếm được ngôi
vị nữ giáo sư thần học Công giáo (Professor of Catholic theology); Hans
Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức;
Linh mục Joseph McCabe, một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A
Complete Outline of History. Bộ sử này được dùng trong các đại học
Mỹ trong nhiều thập niên; Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo; Học
Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả
thuộc mọi hệ phái Ki-tô v..v…, sau khi nghiên cứu kỹ Tân ước, đều đồng
thuận ở một điểm: Giáo hội
Công giáo tuyệt đối không phải là do Chúa thành lập vì trái ngược với
những tư tưởng của Giê-su trong Tân Ước. Cũng vì những bằng
chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi
rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày
nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki
Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không, Linh mục
John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định”
(The answer to that is an emphatic NO).
Thứ nhì, Giáo hội Công giáo đã mang trên vai 7 núi tội ác đối với
nhân loại mà ngày 12.3.2000, Giáo hoàng John Paul II đã xưng thú cùng
thế giới như đã trình bày ở trên. Vậy chẳng lẽ Thánh Linh hay Chúa
Thánh Thần đã soi sáng cho Giáo hội phạm phải những tội ác vô tiền
khoáng hậu đối với nhân loại hay sao.
Và thứ ba, nếu Giáo hội thực sự là một lực lượng đạo đức cho nhân
loại thì tại sao Giáo hội lại phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại
trong lịch sử truyền đạo của Giáo hội, trong khi các tôn giáo khác như
Thích, Nho, Lão, không có Thánh Linh soi sáng, lại không hề làm đổ một
giọt máu của nhân loại trong quá trình truyền đạo lâu dài hơn Ki Tô Giáo
cả hơn 500 năm. Chúng ta còn nhớ, đầu tháng 10, 2009, 2500 người mua
vé vào đại sảnh Methodist ở Westminster, Luân Đôn, để nghe một cuộc
tranh luận về chủ đề “Giáo hội Công giáo có phải là một lực lượng để
tạo nên sự tốt đẹp trong thế giới không?” [Is the Catholic Church a
force for good in the World?] thuộc chương trình Intelligence
Squared Debate, một diễn đàn tranh luận thiết lập ở Anh trước đây 6
năm. Điều khiển cuộc tranh luận là nữ ký giả Zeinab Badawi, tốt nghiệp
đại học Oxford về chính trị, triết học và kinh tế. Có bốn thuyết trình
viên thuộc hai phe. Phe ủng hộ [for], đồng ý với chủ đề trên gồm có hai
nhân vật của Công giáo: Tổng giám mục John Onaiyekan ở Nigeria và bà Ann
Widdecombe, một thành viên bảo thủ của quốc hội Anh. Phe chống
[against] gồm có Christopher Hitchens thuộc Hiệp Hội Thế Tục Quốc Gia
(National Secular Society), một hiệp hội được thành lập tại Anh từ năm
1866, và Stephen Fry.
Kết quả của cuộc tranh luận trên ra sao?
Giáo hội Công giáo,
qua suốt dòng lịch sử, chưa bao giờ, và có thể là không bao giờ, là một
sức mạnh để tạo nên sự tốt đẹp trong thế giới. Và đây
chính là nhận định kết luận bất khả phủ bác của cuộc tranh luận
[The Catholic Church is not a force for good in the world: that
was the overwhelming verdict after a heated debate]
Vậy thì tại sao Công giáo vẫn tồn tại? Cuối cùng, tôi bắt buộc
phải đồng ý với nhận định của Robert G. Ingersoll cách đây trên một thế
kỷ mà vé vào cửa để nghe ông ta thuyết trình năm 1870 là $2. Trước một
cử tọa đông đảo, ông ta đưa ra nhận định sau đây:
Công giáo La mã thật sống dai. Điều này chứng tỏ cái
gì? Nó chứng tỏ rằng quần
chúng tín đồ thì ngu si và các linh mục thì xảo quyệt
[Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that
the people are ignorant and that the priests are cunning.]
Hơn một thế kỷ sau, S.T. Joshi cũng đưa ra một nhận định tương
tự:
“Câu hỏi chính không phải là tại sao tôn giáo (tác giả
muốn nói đến Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Ki Tô Giáo) không chết đi mà
là tại sao nó còn tiếp tục tồn tại trước hàng núi những bằng chứng trái
ngược [với những gì các tôn giáo trên rao truyền]. Đối với
tôi, câu trả lời có thể thâu tóm trong một câu thẳng thắn: quần chúng tín đồ thì ngu si”
[4]
Tôi thấy cần phải giải thích từ “ngu si” ở đây. Một tín đồ ngu
si không có nghĩa là tín đồ đó không đủ đầu óc để học hiểu, mà là thiếu
những thông tin cần thiết để có thể đánh giá đúng những gì tôn giáo
giảng dạy. Trong Phật Giáo cũng có cụm từ “ngu si vô trí” để chỉ những
người không đủ trí tuệ hay thông tin để nhìn một sự vật nào đó đúng như
nó là như vậy (như thực tri kiến: to see things as they really are), do
đó không biết rõ sự thật, và không chấp nhận sự thật trước những bằng
chứng hiển nhiên, và tiếp tục nhận giả làm chân. Thí dụ, một tín đồ
Công giáo có thể rất giỏi về một bộ môn nào đó, có thể có bằng cấp rất
cao về một chuyên ngành nào đó, nhưng về tôn giáo của họ thì đầu óc họ
đã bị điều kiện hóa để có một điểm mù tôn giáo, họ không được phép tìm
hiểu những sự thực về tôn giáo của họ, cho nên họ đã bị nhồi sọ, bưng
bít, không tiếp cận được với những thông tin cần thiết để có thể đánh
giá đúng những lời giảng dạy của các bậc chăn chiên, và cái điểm mù tôn
giáo trong đầu óc họ làm cho họ không thể chấp nhận hay tiêu hóa được
những thông tin hay bằng chứng trái với đức tin của họ. Như vậy, trong
lãnh vực tín ngưỡng, có thể nói họ là người ngu si.
Điều này thật quả không sai, hiện nay, trên 70% tín đồ Công giáo
là ở các nước trong thế giới thứ ba, ở Phi Luật Tân và ở trong vài ốc
đảo ngu dốt (từ của Linh mục Trần Tam Tĩnh) ở Việt Nam. Trong những
cộng đồng này, số đông tín đồ thấp kém thì chẳng biết gì, còn giới chăn
chiên, phần lớn là không biết, hoặc giả có biết đi chăng nữa, nhưng vì
quyền lợi tinh thần và vật chất trên đám giáo dân thấp kém ở dưới, nên
vẫn bưng bít, dấu kín những sự thật về Giáo hội và thực chất đức tin
Công Giáo trước đám tín đồ. Chúng ta có thể chứng minh dễ dàng điều này
qua vài sự kiện sau đây. Một tài liệu điển hình về kết quả nghiên cứu
của Russell Shorto trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel
Truth), trang 14, viết như sau:
Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày
nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công
giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những
điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ
nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường
sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục
và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết
vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó,
những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.
[5]
Trong cuốn “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II”,
Giao Điểm, 2000, học giả Trần Văn Kha đã đưa ra một loạt câu hỏi rất trí
thức mà không có câu trả lời về quan niệm linh hồn trong Công giáo,
trang 82-83. Linh mục Thiện Cẩm ở Việt Nam đã đưa ra câu trả lời đơn
giản như sau: “Đối với
một bà lão Công giáo nhà quê thì Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ và muôn
loài, vậy việc tạo ra linh hồn cho mỗi người đâu có khó khăn gì.”
Hiển nhiên là sự tồn tại của Giáo hội Công giáo là nhờ có những “bà lão
Công giáo nhà quê” với trình độ hiểu biết như vậy. Tin bướng tin càn
như vậy thì nếu không gọi là ngu si thì gọi là cái gì? Và câu trả lời
của Linh mục Thiện Cẩm có thuộc loại “lý luận” xảo quyệt của giới chăn
chiên không?
Sách Lược Che Dấu
Sự Thật Và Giữ Tín Đồ Trong Bóng Tối Của Giáo Hội Công Giáo:
Tại sao Giáo hội lại muốn giữ tín đồ trong bóng tối của sự hiểu
biết? Như Samuel Butler đã từng đưa ra một nhận định chính xác: “Giáo hội Công Giáo không sợ tội lỗi
mà chỉ sợ có sự thật.” Hiển nhiên là sự tồn tại của Giáo
hội phần lớn dựa vào sách lược che dấu sự thật về Giáo hội và những điều
hoang đường và sai lầm về thần học cũng như về khoa học trong cuốn
Thánh Kinh trước đám tín đồ thấp kém. Bài viết này không ngoài mục đích
đưa ra một số sự thật về bản chất và thực chất của Giáo hội Công giáo
La mã, những sự thật mà các tín đồ Công giáo Việt Nam rất ít biết hoặc
không hề biết.
Thật vậy, đã có thời Giáo hội cấm tín đồ tự đọc cuốn Thánh Kinh,
vi phạm có thể bị vạ tuyệt thông hoặc xử chết. Giáo hội giữ độc quyền
giải thích Thánh Kinh, cho rằng tín đồ không có khả năng tự đọc Thánh
Kinh, có thể hiểu sai Thánh Kinh và trở thành lạc đạo (heretic). Lạc
đạo, nghĩa là không đồng ý với những lời dạy của Giáo hội, trong thời
Trung Cổ đối với Giáo hội là tội chết.. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, một
người đạo gốc trong 30 năm thưở thiếu thời, cho rằng Giáo hội sợ tín đồ
nhận ra những điều hoang đường, sai trái trong Thánh Kinh. Giáo hoàng và các Thánh trong Công
Giáo chủ trương giết người lạc đạo. Họ viện dẫn Cựu Ước để biện
minh cho các cuộc tàn sát vì Cựu Ước dạy rằng: Kẻ nào phỉ báng tên
Chúa đều phải bị giết (He who blasphemes the name of the Lord shall
be put to death). Thánh Thomas Aquinas tuyên bố: “Nếu những kẻ bất
lương đáng tội chết, thì những kẻ lạc đạo còn đáng bị giết hơn nữa”
(St. Thomas Aquinas declared: “If malefactors are justly doomed to
death, much more may heretics be justly slain.”) Lạc đạo đơn giản chỉ là không theo
Công giáo hay bỏ Công giáo. Nhưng ngày nay, quyền sinh sát của
Giáo hội Công giáo đã không còn nữa, và như John Remsburg đã nhận định
trong cuốn “False Claims”, The Truth Seeker Company, New York,
1928, trang 24:
Hình như tôi nghe người Ki Tô biện hộ cho Giáo hội nói: “Nhưng
bây giờ Giáo hội không còn giết nữa”. Đúng vậy, một con hổ sắp chết
càng ngày càng bới dữ đi. Ngày nay Giáo hội không còn giết nữa vì Giáo
hội không còn quyền lực để mà giết. Bó củi (để thiêu sống người) và
thanh gươm (để giết người) đã bị tước khỏi nhưng bàn tay đẫm máu của
Giáo hội, và ngày nay Giáo hội chỉ còn dùng được hai vũ khí: gây thù hận
và vu khống.” [6]
Điểm qua những trang nhà Công giáo chống Cộng và lác đác một số
bài phê bình mà không phải là phê bình, đối thoại mà không phải là đối
thoại, của một số trí thức Công giáo trước những phanh phui ra những sự
thật về Công giáo, chúng ta thấy rõ họ đã tận dụng hai thứ vũ khí này.
Giáo hội cũng cấm tín đồ đọc những sách viết về những sự thực về
bản chất và những tín lý mà mục đích chính là tạo quyền lực của giới
chăn chiên trên đám tín đồ ở dưới, hoặc những sách mà mà Giáo hội cho
rằng trái với những tiêu chuẩn đạo đức theo quan niệm của Giáo hội,
những tiêu chuẩn mà lịch sử đã chứng tỏ là chính Giáo hội đã vi phạm hơn
ai hết..
Năm 1501, Giáo hoàng Alexander VI ban sắc lệnh cấm không được ấn
hành những cuốn sách thảo luận về Ki Tô Giáo mà không có giấy phép của
ông Giám mục địa phương, hay “giấy phép của chính Giáo hoàng” [Diarium
of Buchard].
Đây là sự khởi đầu của một danh sách dài những cuốn sách Giáo
hội cấm tín đồ đọc [Index of Prohibited Books], và sự dẹp bỏ những cuốn
sách đặt nghi vấn về những tín lý của Giáo hội đã trở thành chính sách
chính thức của Vatican. Đây có lẽ là cách kiểm duyệt bi thảm nhất mà
thế giới biết đến, qua sự kiểm duyệt này, trong nhiều thế kỷ Giáo hội đã
khống chế những văn phẩm mà quần chúng có thể đọc – Và Giáo hội chính
thức duy trì sự khống chế này, kéo dài cho tới thế kỷ 20. [7]
Chúng ta cũng biết ở Mỹ giới chăn chiên thường khuyên các con
chiên là “đừng có đọc sách của Giao Điểm”. Và ở Việt Nam thì Công giáo
đã ra sức mua chuộc những cán bộ văn hóa để ngăn chận, không cho phổ
biến các sách của Giao Điểm cũng như những sách viết về những sự thật về
Công giáo. Thông tin ở Việt Nam cũng loan tin rất ít về vụ các linh
mục hiếp dâm nữ tu Công giáo trên 23 quốc gia, và trên 5000 linh mục bị
truy tố vì tội loạn dâm và ấu dâm. Và những chuyện bê bối trong nội bộ
Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng bị bưng bít dấu kín, nhưng thỉnh thoảng
cũng bị lọt ra ngoài một phần qua vài bài viết, thí dụ như của Nguyễn
Văn Trung hay Linh mục Nguyễn Văn Trọng. Qua những sách lược trên của
Giáo hội, các tín đồ, vốn đã ngu si lại tiếp tục sống trong vòng ngu si
suốt đời. Nếu không thì làm sao những sự xảo quyệt của giới chăn chiên
có thể thành công. Chúng ta hãy kể vài thí dụ về sự xảo quyệt của giới
chăn chiên.
Tín đồ được các bậc chăn chiên hứa hẹn một cái bánh vẽ trên trời
mà họ gọi là “thiên đường” trong khi chính họ cũng chẳng biết cái bánh
vẽ đó như thế nào, ở đâu, vì từ xưa tới nay đã có ai từ đó trở về, kể cả
Chúa Giê-su, để cho bàn dân thiên hạ biết cái thiên đường đó là như thế
nào. Nhưng sự xảo quyệt của các linh mục còn tỏ rõ hơn nữa khi họ vẫn
giảng cho tín đồ về thiên đường và hỏa ngục trong khi có thể họ đã biết
là, trước sự tiến bộ của khoa học về vũ trụ học, về sinh học v..v…, Giáo hoàng John Paul II của họ đã
bắt buộc phải chấp nhận trước thế giới thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ
trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, chấp nhận con người không
phải là do Thượng đế sáng tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một
quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên
đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn,
yếu kém), và hỏa ngục
(một nơi để hù dọa những người không tin Chúa). Như vậy, Giáo hoàng đã
chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại
về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét,
và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ
tông. Do đó,
vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần
học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra
không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc
và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực. Thật vậy, tháng 7
năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và
trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất,
Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: “thiên đường không phải là một
nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng
mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the
clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên
ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành
động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment
imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes
and actions which people adopt in this life). Thử hỏi có bao nhiêu tín
đồ Công giáo được các bậc chăn chiên cho họ biết Giáo hoàng của họ đã
nói những gì về thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa, và về thiên đường và
hỏa ngục?
Tín đồ Công giáo Việt Nam được dạy là phải luôn luôn cầu nguyện
Chúa hay Đức Mẹ Maria, kiểu “cầu
ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày chủ nhật”, một
hình thức xin-cho, vì Chúa đã hứa cứ cầu đi rồi sẽ được. Chúa phán, Matthew 21:22: “Nếu các
người tin, các người sẽ nhận được bất cứ điều gì các người yêu cầu trong
cầu nguyện” [If you believe, you will receive whatever you ask for
in prayer] và John 14:13-14:
“Và Ta sẽ làm bất cứ điều gì các người yêu cầu nhân danh Ta… Các
ngươi có thể yêu cầu bất cứ điều gì nhân danh ta, ta sẽ làm theo lời yêu
cầu đó” [And I will do whatever you ask in my name… You may ask me
for anything in my name, and I will do it.]
Nhưng thực tế cho thấy rằng, Giáo dân Việt Nam cầu nguyện xin-cho
với Nhà Nước Việt Nam thì may ra còn có thể được, chứ nghe lời xúi dục
của ông Tổng Kiệt nhục nhã, đi thắp nến cầu nguyện đòi đất ăn cướp trước
đây ở Tòa khâm Sứ, Ấp Thái Hà, Tam Tòa v… v… đều không có hiệu quả, vì
Chúa chưa được phép của Nhà Nước Việt Nam, nếu không muốn nói là thật ra
Chúa chỉ hứa hão. Nhưng Giáo hội thường có những giải thích đặc thù
Công giáo về cầu nguyện xin-cho mà không được đáp ứng. Nếu cầu không
được và thắc mắc thì được giải thích là “Chúa đã trả lời rồi, Chúa
không ưng thuận lời cầu nguyện đó.” Tại sao? Đây là thuộc về mầu
nhiệm của Thiên Chúa, mọi quyết định của Chúa đều đúng vì Chúa là Chúa,
chúng ta không thể nào hiểu được việc Chúa làm”. Nhưng sự xảo quyệt của
giới chăn chiên còn tỏ rõ hơn nữa khi họ giảng đạo, luôn luôn nói là “ý
Chúa thế này, thế nọ”, “phải làm thế này thế nọ để làm đẹp lòng Chúa”
v…v… Khi xưa Giáo hoàng hô hào Thánh Chiến cũng nói với tín đồ đó là ý
Chúa [God’s Will]. Khi có chuyện bất hạnh xảy ra cho tín đồ thì lời
giải thích sẽ là “Chúa sinh ra thì Chúa có quyền lấy đi”, hoặc “Chúa
gọi về sớm với Chúa”. Tất cả những giải thích này đều thuộc loại
dối trá, dù với mục đích gì, bàn chất vẫn là dối trá.
Cá Nhân Phạm Tội
Hay “Hội Thánh Công Giáo” Phạm Tội:
Giáo hội đã phạm rất nhiều tội ác đối với nhân loại. Đây là một
sự kiện bất khả phủ bác. Một luận điệu bào chữa cho Giáo hội là các cá
nhân phạm tội chứ Giáo hội vẫn là một “hội thánh” thánh thiện. Luận
điệu này quên rằng khi Giáo hoàng phạm tội thì đó là “đại diện của Chúa”
(Vicar of Christ) phạm tội chứ không phải là cá nhân thường như mọi
người, và khi các Linh mục can tội loạn dâm hay ấu dâm thì đó là các
“Chúa thứ hai” phạm tội chứ không phải là người thường như mọi người.
Nhưng thực ra Giáo hội là gì? Theo cấu trúc toàn trị của Giáo hội
Công giáo thì Giáo hoàng và tập thể các chức sắc ở Vatican gồm từ các
Hồng y xuống tới các Linh mục, quyết định sách lược, đường lối của Giáo
hội để phục vụ cái mà Giáo hội gọi là “Chân lý Công Giáo “ (Catholic
truth), nghĩa là những tín điều, tín lý mà Giáo hội muốn tín đồ phải
nuốt chững vì “đức vâng lời”, kèm theo những sách lược, thủ đoạn để mở
mang đạo Chúa. Trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, Giáo hội nắm quyền sinh
sát trong tay, và Giáo hội đã
ra lệnh cho cánh tay thế tục, nghĩa là những chính quyền nằm dưới quyền
của Giáo hội, cưỡng bức áp đặt những tín lý của Giáo hội trên nhân loại
qua sách lược “giết người hàng loạt” [The Church ordered its
secular arm to force its dogma upon humanity by “mass murder”]
Các Giáo hội con, như Giáo hội Công giáo Việt Nam chẳng hạn, chỉ
có nhiệm vụ thừa hành đường lối của Giáo hội hoàn vũ. Như vậy, tội ác
của Giáo hội thuộc về toàn thể “hội thánh” chứ không phải chỉ là của một
số cá nhân như những lời bào chữa xảo quyệt của Giáo hội. Chính sự ngu
si của quần chúng tín đồ mù quáng tuân theo tất cả đường lối, sách lược
của Giáo hội, cho nên dù muốn dù không, toàn thể “hội thánh” phải có
trách nhiệm liên đới về những tác hại mà Giáo hội gây ra cho nhân loại,
bởi vì không có sự tuyệt đối trung thành mù quáng của Giáo dân, Giáo hội
không thể thực hiện được những sách lược Giáo hội muốn thi hành.
Tuy nhiên, sự ngu si và cuồng tín của giáo dân không phải là yếu
tố chính, mà còn phải do sự
ngu dốt của chính Giáo hội cho nên Giáo hội mới có thể gây ra 7 núi tội
ác đối với với nhân loại mà Giáo hoàng John Paul II cùng bộ tham
mưu của ông đã xưng thú cùng thế giới. Sự ngu dốt của Giáo hội là tin vào những điều mà Giáo hội
cho rằng không thể sai lầm trong Thánh Kinh vì tưởng đó là lời mạc khải
của Thiên Chúa. Bao
nhiêu thảm họa Giáo hội Công giáo gây cho nhân loại cũng chỉ vì sự ngu
dốt này của Giáo hội. Chúng ta hãy kể vài trường hợp điển hình.
Sự ngu dốt này đã đưa đến hành động giết hại khoa học gia, ngăn
chận sự tiến bộ kiến thức trong nhiều thế kỷ. Chúng ta hãy kể hai
trường hợp điển hình.
Trường hợp thứ nhất là Giáo hội Công giáo thiêu sống Giordano
Bruno, một linh mục dòng Đa Minh người Ý. Bruno không những đồng ý với
Copernicus mà còn táo bạo hơn, đưa ra quan niệm là ngoài thế giới chúng
ta đang sống có thể còn có nhiều thế giới tương tự khác nữa. Điều này
trái với lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh: "Trái đất là trung tâm của
thế giới duy nhất mà chúng ta đang sống."
"Bruno tin rằng ngoài thế giới của chúng ta còn có nhiều thế
giới khác nữa, tin là trái đất quay xung quanh mặt trời, và tin vào
thuyết mặt trời là trung tâm của thái dương hệ Vì những “tội ác” như vậy mà ông ta
bị giam tù trong 6 năm. Sau cùng, vì không chịu thay đổi quan
niệm để được tự do, ông bị đưa ra tòa án xử dị giáo, kết án là có tội,
tuyệt thông và bị tuyên án thiêu sống. Ông bị các Linh mục, những người được dạy phải yêu kẻ thù,
dẫn từ nhà tù ra nơi hành hình. Ông bị cột vào một cọc xung quanh có
chất củi. Rồi các Linh mục, tín đồ của Chúa Ki-Tô, châm lửa và thiêu
sống vị Thánh tử đạo vĩ đại nhất, hoàn hảo nhất từ xưa tới nay."
[8]
Trường hợp thứ hai là về Galileo Galilei. Năm 1616, kính thiên
văn đầu tiên của Galilei đã làm cho vòm trời trong Thánh Kinh rớt ra
từng mảng. Công cuộc khảo cứu của Galileo Galilei dựa trên sự quan sát
thiên văn qua hàng loạt những kính thiên văn ngày càng tân kỳ hơn, đã
thực chứng quan niệm của Bruno và đồng thời khẳng định thuyết của
Copernicus như là một chân lý khoa học. Chúng ta đã biết, năm 1633,
dưới triều Giáo Hoàng Urban VIII, tòa án xử dị giáo đã buộc Galilei phải
sửa đổi khám phá khoa học của ông cho phù hợp với Thánh Kinh, nghĩa là
mặt trời quay xung quanh trái đất, và biệt giam ông tại nhà cho đến khi
ông chết vào năm 1642.
Vì trường hợp của Galileo đã nói lên phần nào tinh thần tôn trọng
sự thật và bất khuất của các khoa học gia, và vì Galileo được coi như là
người đã mở một kỷ nguyên mới cho nền khoa-học tân tiến Tây phương, nên
tôi nghĩ kể lại vài dòng về trường hợp của ông cũng không phải là vô
ích (B. S. Rajneesh, Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh
Hồn (Priests and Politicians: Mafia of the Soul, trg. 27):
"Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không
thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông
rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là
trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị
giáo của giáo hoàng Urban VIII. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo
hoàng phán: "Trước khi chết, ngươì hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại
với thánh kinh. Bất cứ điều
nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời
của Thượng Đế.
Galileo là một khoa học gia vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết,
nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài tuyệt vời. Ông nói: Không thành vấn
đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng
như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay
xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái
đất lẫn mặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất
sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời.
Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng
chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứu vấn đề này, và những người
có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước
sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự
thực lâu dài." [9]
Tuy vậy Galileo vẫn bị buộc phải sửa đổi sự thực khoa học ông đã
viết trong sách, bị kết án là "lạc đạo" và bị biệt giam tại nhà cho đến
khi ông chết, năm 1642. Nhưng lời tiên đoán của ông đã thành sự thực,
tuy hơi chậm. 359 năm sau, ngày 29 tháng 10 năm 1992, giáo hoàng John
Paul II, tuyên bố vụ án Galileo là một sai lầm và phục hồi danh dự cho
Galileo, sau khi một ủy ban gồm những bộ óc thượng thặng của tòa thánh
nghiên cứu trong 13 năm về vấn đề Galileo. 13 năm dùng để nghiên cứu
một vấn đề mà đối với toàn thế giới đã rõ như ban ngày từ mấy trăm năm
nay, một sự kiện mà ngày nay học sinh tiểu học cũng biết, 13 năm tiêu
tốn không biết bao nhiêu tiền của giáo dân đóng góp để kiếm ra một kẽ
hở hòng biện hộ cho Giáo hội trong vụ án Galilei nhưng không thành
công, để cuối cùng phải thú nhận sự sai lầm của Giáo hội.
Sự ngu dốt của các bậc Thánh trong Giáo hội Công giáo có thể biểu
hiện điển hình trong lời phán của Thánh Augustine, tác giả nền thần học
căn bản của Công Giáo, Augustine
không thể tin nổi là trái đất có hình cầu, điều này chứng tỏ thần học
là một bộ môn thuộc loại mê tín, không có giá trị trí thức:
Không thể có người ở phía bên kia của trái đất, vì trong những
hậu duệ của Adam, không có sắc dân nào được ghi trong Thánh Kinh. [10]
Ảnh Hưởng Thánh
Kinh Trên 7 Núi Tội Ác Của Giáo Hội Công Giáo:
Hầu hết các tín đồ Công
giáo không biết rằng, sở dĩ Giáo hội Công giáo gây nên 7 núi tội ác đối
với nhân loại là vì Giáo hội tin theo tất cả những gì viết trong cuốn
Thánh Kinh, như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định ở trên, trong
khi Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách mà ngày nay các học giả đã chứng
minh rằng chứa rất nhiều sai lầm về thần học cũng như khoa học, khoan kể
những chuyện hoang đường của dân tộc du mục Do Thái thời bán khai. Các tín đồ cũng không biết rằng
phần lớn những việc ác độc của Giáo hội chính là theo sát những lời dạy
của hai cha con Giê-su trong cuốn Thánh Kinh. Ngày nay, Giáo Hội
làm đủ mọi cách để quảng cáo cho một Thượng đế nhất mực nhân từ của
Ki-Tô Giáo, và Giê-su như là một Thày Giảng tôn giáo vô hại (a harmless
religious preacher) và chủ trương hòa bình, nhưng những gì chúng ta có thể đọc
trong Cựu Ước và các Phúc Âm trong Tân Ước đã loại bỏ hoàn toàn những
điều Giáo hội nói về Thượng đế và Giê-su. Do đó, Giáo hội luôn
luôn tránh né thảo luận về sự
kiện là chính hai cha con Giê-su đã gây cảm hứng cho Giáo Hội để thi
hành những điều ác ôn đối với nhân loại. Chúng ta hãy đọc vài
lời phán của hai cha con Giê-su trong Thánh Kinh để chứng minh luận cứ
trên. Trước hết chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của ông Lý Chánh Trung,
một nhà trí thức Công giáo, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc :
"Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội
(La Mã) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ
đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự. Kể từ dạo
ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế
lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách
vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu
sửa sai.
Lịch sử cho thấy:
"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander
VI, tự cho Công giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới
ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây
Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở
Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy
định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp
các dân địa phương vào trong giáo hội Công giáo. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng
là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những
hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào
được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Công giáo." [11]
Bản chất của các giáo
sĩ thừa sai và các linh mục bản xứ như ở Việt Nam họ tạo nên phần lớn là
cuồng tín, nhắm mắt nghe theo mọi huấn lệnh của Giáo hoàng, vô đạo đức
tôn giáo, tham lam, thích vơ vét tài sản của cải, lạm quyền để ăn cướp
hay phá hủy chùa chiền làm đất xây nhà thờ, điển hình là nhà thờ lớn Hà
Nội, nhà thờ La Vang, nhà thờ Đức Bà ở Saigon v..v… đều được xây trên
những đất ăn cướp của Chùa. Sách lược này theo đúng huấn lệnh
của Alexander VI ở trên và trong Cựu ước: “Ngươi không được thờ
thần nào khác, phải phá hủy tượng thần của dân gian.” Một số tài
liệu trong phần sau sẽ chứng minh điều này.
Giáo sư sử Mark W. McLeod viết trong cuốn The Vietnam Response
to French Intervention, 1862-1874, trang 122, về vài hành động của
Giáo dân Việt Nam trong thời Pháp xâm chiếm Việt Nam như sau:
... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét
tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở
Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Công giáo và
các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy,
trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức
độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Công giáo Việt
Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những
cộng tác viên Gia Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo
những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Công giáo
đã dùng sức lao động (của tín đồ Công giáo bản xứ; TCN),
tài nguyên, và tin tức tình
báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người
"lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy
những làng mạc phi-Công giáo, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua.
Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Công giáo
thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một
yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ." [12]
Trong “thánh lễ” xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội Công giáo
đối với nhân loại, Giáo hội đã thiếu lương thiện khi cho rằng những tội
ác mà Giáo hội gây ra là do một số cá nhân không theo đúng tinh thần
của Giáo hội. Những hành động ác ôn của Giáo hội hoàn vũ đối với nhân
loại và của Giáo hội con ở Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam có phải là
những hành động lẻ tẻ của các cá nhân nằm ngoài ý định của “hội thánh”
Công giáo không? Tuyệt đối không phải, đó chính là sách lược chính thức
của Giáo Hội, thực thi đúng những lời dạy của hai cha con Giê-su trong
cuốn thánh Kinh. Chứng minh? Chúng ta có thể đọc trong Cựu Ước như
sau:
THIÊN CHÚA: PHỤC TRUYỀN
6:17; 7:1-5: PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN HÀNH CÁC ĐIỀU RĂN, LUẬT LỆ CỦA
THIÊN CHÚA... KHI ĐỨC CHÚA TRỜI DẪN CÁC NGƯƠI VÀO VÙNG ĐẤT MÀ CÁC NGƯƠI
SẼ CHIẾM HỮU..CÁC NGƯƠI PHẢI TẬN DIỆT HỌ, KHÔNG ĐƯỢC LẬP GIAO ƯỚC,
KHÔNG ĐƯỢC THƯƠNG XÓT... KHÔNG ĐƯỢC GẢ CON GÁI MÌNH CHO CON TRAI HỌ,
HOẶC CƯỚI CON GÁI HỌ CHO CON TRAI MÌNH VÌ HỌ SẼ DỤ CON CÁI CÁC NGƯƠI THỜ
CÚNG CÁC THẦN CỦA HỌ MÀ BỎ CHÚA HẰNG HỮU.. CÁC NGƯƠI PHẢI ĐỐI XỬ VỚI HỌ
NHƯ SAU: PHẢI PHÁ HỦY NHỮNG BÀN THỜ CỦA HỌ, PHẢI ĐẬP PHÁ NHỮNG CỘT TRỤ
THIÊNG LIÊNG CỦA HỌ, ĐẬP NÁT NHỮNG HÌNH TƯỢNG BẰNG GỖ, ĐỐT SẠCH CÁC
TƯỢNG CHẠM CỦA HỌ..
Lời xưng thú núi tội ác thứ 5: Xưng thú “tội ác trong những hành động với ý
muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo
khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc
nhỏ, kém phát triển”, và thứ 7: Xưng thú “tội ác trong việc vi phạm những
quyền căn bản của con người” của Giáo hội Công giáo đã chứng
minh hơn gì hết là Giáo hội
đã theo sát lời dạy trên trong Cựu Ước. Và nay chúng ta đã hiểu
tại sao các bậc chăn chiên Việt Nam không muốn cho con chiên của mình
lấy người ngoại đạo, và cưỡng ép những người ngoại đạo phải học đạo
trước khi lấy người trong đạo, với điều kiện những đứa con sinh ra phải
đi rửa cái tội của một Adam hoang đường, nghe lời của một con rắn hoang
đường biết nói tiếng người, chót ăn một trái cây hoang đường, trong một
cái vườn hoang đường của cổ sử Do Thái.
Tại sao lịch sử Công giáo lại chứng tỏ đó là một tôn giáo rất
hiếu chiến với những đạo binh của Chúa, đạo binh của Đức Mẹ v…v… Đó là vì chính Chúa Giê-su đã gây
cảm hứng hiếu chiến cho Giáo hội. Giê-su phán:
GIÊ-SU: Matthew 10: 34-36:
ĐỪNG TƯỞNG RẰNG TA XUỐNG TRẦN ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH TRÊN TRÁI
ĐẤT. TA KHÔNG XUỐNG ĐÂY ĐỂ MANG LẠI HÒA BÌNH MÀ LÀ GƯƠM GIÁO. VÌ TA
XUỐNG ĐÂY ĐỂ LÀM CHO CON CHỐNG LẠI CHA, CON GÁI CHỐNG LẠI MẸ, CON DÂU
CHỐNG LẠI MẸ CHỒNG, VÀ KẺ THÙ CỦA CON NGƯỜI Ở NGAY TRONG NHÀ HẮN.
Cho nên đi đến đâu, Công Giáo cũng tạo nên sự bất hòa trong dân
gian, gia đình xung đột v…v… Cảnh Lương Giáo tàn sát lẫn nhau trong quá
khứ, và gia đình bất hòa vì có đứa con lạc đàn đi theo Công giáo là
chuyện thường xảy ra trong xã hội Việt Nam kể từ khi Công giáo xâm nhập
vào Việt Nam.
Trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Xâm Nhập của
Pháp Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration
Francaise au Viet-Nam), Nicole-Dominique Lê viết:
"Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam thì các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy
giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia. Từ bỏ những thờ phượng tôn
giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội
truyền thống. Nhưng nghiêm
trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự
phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau." [13]
Chính Linh mục Lương Kim Định cũng phải thú nhận trong cuốn Cẩm
Nang Triết Việt, trang 57:
“Sự truyền
đạo Thiên Chúa vào Việt Nam…đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe Lương
Giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối
đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm
giảm đi, nhưng xem ra không sao xóa sạch được”
Sự phân biệt lương-giáo của ông cha chúng ta là có ý nghĩa sâu
sắc. Vì “lương” có nghĩa là tốt, lành, lương thiện, còn “giáo” chỉ các
giáo dân, những người không “lương”. Linh Mục Lương Kim Định đã thú
nhận một ảnh hưởng tác hại của Công Giáo trên đại khối dân tộc Việt Nam:
gây chia rẽ.
Sau Giám mục Bá Đa Lộc là những Linh mục, Giám mục tới Việt Nam
với mục đích rõ rệt là phá hủy nền văn hóa Việt Nam, và vận động chính
phủ Pháp xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
Trong số này chúng ta phải kể đến những Giám mục Huc, Retord, Pellerin,
Gauthier, Puginier v..v.. [Xin đọc bài “Nhân Vụ Đồng Chiêm” – Quạ Thì
Đen” của Nguyễn Lâm trên http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NguyenLam.php
ngày 1/2/2009]
Tất cả đều có những hoạt động gián điệp với sự tiếp tay của một số
không nhỏ tín đồ Công giáo bản xứ. Hiện nay, những sử liệu về hoạt động
gián điệp và gian ác thế tục của họ không thiếu. Trong mục đích xâm
lăng Việt Nam, các thừa sai Công giáo đã bi thảm hóa chính sách cấm đạo
của các triều đình nhà Nguyễn với tất cả sự căm phẫn của họ. Nhưng xét
theo bối cảnh lịch sử thế giới trong những thế kỷ 16-19 thì chúng ta
phải nói rằng, căn bản căm phẫn của các giáo sĩ thừa sai ngoại quốc và
tay sai bản địa về việc cấm đạo và bách hại giáo dân ở Việt Nam
thật là vô lý một cách lố bịch: "Vì chính trong những khoảng thời gian này, Công Giáo đang
tàn sát những tín đồ Tin Lành ở Netherlands, tra tấn hàng ngàn dân
Huguenots ở Pháp, và Văn Phòng Thánh Xử Dị Giáo (Holy Office
of the Inquisition = Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo) còn đang bận thiêu sống những kẻ dị
giáo từ Granada tới Goa." (Dennis Bloodworth, The
Chinese Looking Glass, A Delta Book, New York, 1968), khoan kể là
việc cấm đạo không phải vì giáo dân theo một đạo mới mà vì giáo dân đã
có những hành động phản quốc, phản bội dân tộc.
Như vậy, căn bản căm phẫn của họ thực ra là đặt trên cái lý lẽ
đầy bất công và man rợ của kẻ mạnh, mạnh vì gươm giáo, súng ống, chứ
không phải mạnh về tinh thần hay đạo đức: là con Chúa thì có quyền đi tra tấn, tàn sát, thiêu sống
người ngoại đạo vì họ không có cùng một niềm tin như các con Chúa, còn
người ngoại đạo thì không có quyền đụng tới con Chúa ngay cả khi những
con Chúa này thuộc loại phản quốc.
Về những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, Lord Acton, một tín đồ
Công giáo, viết vào cuối thế kỷ 19:
“Nguyên tắc của Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo là giết
người.. Những giáo hoàng không chỉ là những tên sát nhân có hạng, mà
còn cho sự giết người là một căn bản hợp pháp của Giáo hội Ki Tô và là
một điều kiện của sự cứu rỗi.” [14]
Giáo hội đã theo sát
lời dạy của Giê-su như sau:
GIÊ-SU: LƯU–CA: 19:27:
HÃY MANG NHỮNG KẺ THÙ CỦA TA RA ĐÂY, NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN TA NGỰ TRỊ
HỌ, VÀ GIẾT CHÚNG NGAY TRƯỚC MẶT TA.
Giáo hội không chỉ giết người mà còn hành hạ tra tấn các nạn nhân
bằng những hình cụ rất khủng khiếp mà Giáo hội đã phát minh ra. Hiện
nay ở San Francisco, Mỹ, và ở Amsterdam, Hà Lan, đều có bảo tàng viện
trưng bày hơn 40 hình cụ Giáo hội “sáng tạo” ra để tra tấn con người.
Nhưng tại sao Giáo hội lại ác ôn như vậy? Chính Giê-su đã dạy phải hành hạ tra tấn những kẻ không tin
Chúa trong sách Khải Huyền.
Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson phê
bình một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời
nói dốt nát của một kẻ điên khùng” [President Thomas Jefferson
referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West
County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995].
Kẻ điên khùng dốt nát này là ai? Kinh Thánh viết rõ tên sách Khải
Huyền: “The Revelation of Jesus Christ”, có nghĩa là “Lời khải thị của
Giê-su Ki Tô”, và câu đầu trong sách Khải Huyền viết rõ: “Rev. 1: 1:
The Revelation of Jesus Christ, which God gave Him to show to His
servants – things which must soon take place, He made it known by
sending his angel to his servant John....” [TCN tạm dịch: Lời khải
thị, hay mạc khải, của Giê-su Ki-tô mà Chúa Cha đã ban cho ông ta để tỏ
cho các tôi tớ của ông ta thấy những điều sắp phải xảy ra. Giê-su tỏ
điều khải thị này (cho các tôi tớ) bằng cách sai thiên sứ của ông ta đến
với kẻ tôi tớ của ông ta là John (Gio-an hay Giăng)...]. Bây giờ chúng
ta hãy đọc đoạn sau đây của Chúa Giê-su trong sách Khải Huyền, 9:3-5:
Rồi từ đám khói bay xuống đất những con châu chấu. Chúng được
ban cho nọc độc như những con bọ cạp ở dưới đất. Chúng được lệnh không
được phá hại cây cỏ mà chỉ nhắm vào những người không có dấu
ấn của Thượng đế đóng trên trán [nghĩa là những người không được Thượng
đế chọn để cứu vớt trong ngày tận thế vì không tin vào Thượng đế]. Chúng không được quyền giết mà chỉ
được tra tấn hành hạ những người này trong 5 tháng. Và sự đau
đớn cùng cực của những người này giống như khi bị bọ cạp chích. Trong 5 tháng này, những người này
muốn chết đi cho rồi mà không chết được. (Ôi! Chúa
lòng lành của Ki Tô Giáo?]
Nhưng thật ra, những cuộc tra tấn nạn nhân vô tội của Giáo hội
trong những vụ xử án dị giáo, lạc đạo, và phù thủy còn dã man, khủng
khiếp hơn là bị bọ cạp chích nhiều. Tra tấn xong, và sau cuộc tra tấn
thì nạn nhân nào cũng có tội. Cuối cùng thì Giáo hội trao cho cánh tay
thế tục của Giáo hội mang nạn nhân đi thiêu sống, dưới sự giám sát của
giám mục hoặc linh mục. Tại sao chính quyền thế tục lại phải nghe theo
lời sai khiến của Giáo hội để thi hành những điều ác ôn như vậy. Chúng
ta nên nhớ rằng, trong thời Trung Cổ, quyền hành sinh sát của Giáo Hội
là tuyệt đối, đứng trên thế quyền.
Ngày 18 tháng 11 năm 1302, Giáo hoàng Boniface VIII ban “sắc
lệnh về hai lưỡi gươm” của Giáo hội (Bull of two Swords [Unam
Sanctam = The One Holy]), đặt căn bản cho quyền hành của Giáo hội
trong nhiều thế kỷ. Sắc lệnh của Giáo hoàng tuyên dương là Giáo Hội nắm
trong tay “hai lưỡi gươm”, nghĩa là hai mặt quyền lực. (“Two swords,
that is, two powers):
“Cả hai lưỡi gươm đề nằm trong quyền lực của Giáo hội, lưỡi
gươm tinh thần và lưỡi gươm thế tục; lưỡi gươm tinh thần được vung lên
trong Giáo hội bởi giới chăn chiên; lưỡi gươm thế tục thi hành lệnh của
Giáo hội bởi cánh tay quân sự của Giáo hội .. và quyền lực tinh thần có
quyền thiết lập và hướng dẫn quyền lực thế tục, và phán xét quyền lực
thế tục khi quyền lực này không thi hành đúng lệnh.. Bất cứ người nào
chống lại hai lưỡi gươm này là chống lại luật của Thượng đế (Bull
Unam Sanctam, Boniface VIII, 18 November 1302; Catholic Encyclopedia,
xv, p.126) [15]
Nhưng tại sao sau khi tra tấn Giáo hội lại không giết phắt nạn
nhân đi cho rồi, mà lại còn phải mang nạn nhân đi thiêu sống. Là vì chính Chúa Giê-su đã dạy như
vậy trong “Phúc Âm” (sic) John 15:6:
Nếu một người không chịu theo ta, nó sẽ bị quăng đi như một
cành cây, và trở thành khô héo; rồi các người sẽ gom chúng lại, ném
chúng vào ngọn lửa, và chúng bị đốt cháy.
Không phải là tự nhiên và vô cớ mà Giáo hội lại đi săn lùng phù
thủy, nếu thực sự có phù thủy ở trên đời, tra tấn họ và thiêu sống họ.
Đó là vì Giáo hội theo sát lời dạy trong những đoạn sau trong Thánh
Kinh.
Exodus 22: 18: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHO MỘT PHÙ THỦY ĐƯỢC SỐNG
SÓT [King James Version: “You shall not suffer a witch to live”;
Revised English Version: “You must not allow a witch to live.”];
Leviticus 19:26 “Thiên Chúa sẽ đối mặt với các kẻ làm thầy pháp và
giết hết bọn này trước mặt dân chúng”; Levi. 20:26-27 “Những
kẻ làm phù thủy hoặc bói toán phải được đem ra giết hết”. Và Giáo
hội Công Giáo cũng như Tin Lành sau này đã theo đúng những luật man rợ
này của Thiên Chúa trong Kinh Thánh để tiêu diệt những phù thủy, sản
phẩm tưởng tượng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh mà Công Giáo cũng như
Tin Lành tin là có thật, hay vu là có thật, để theo đuổi những mục đích
thế tục như chiếm hữu tài sản của nhưng nạn nhân.
Giám mục Bruno ở Segni nói: “Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và
Phù Thủy “được phát minh ra để cướp tài sản của những người giầu có.
Giáo hoàng và các linh mục của ông ta đều bị nhiễm độc bởi thú nhục dục;
họ coi khinh Gót vì tôn giáo của họ đã bị chìm ngập trong một cơn đại
hồng thủy của giàu sang” [16]
Tin nhảm tin nhí vào Thánh Kinh, rằng phù thuỷ có thực trên thế
gian, không chỉ là niềm tin trong Công Giáo mà còn trong Tin Lành. Thật vậy, Martin Luther,
ông tổ của Phản Thệ Giáo, alias Tin Lành [thực sự chỉ là Tin Dữ], tin chắc cuốn Kinh Thánh là quyền uy
tối cao, không ngần ngại thiêu sống phù thủy.
Ông ta cho phép thiêu sống 4 phù
thủy ở Wittenberg,. Ông ta phát biểu: “Tôi không hề có lòng thương các
phù thủy..Tôi có thể thiêu sống tất cả bọn họ.”
và Tin Lành John Calvin (1545) đích thân chỉ huy một chiến dịch ở
Geneva chống 31 người bị kết án là phù thủy. Calvin tuyên bố: “Kinh
Thánh dạy chúng ta là có những phù thủy và họ phải bị giết.. luật này
của Thiên Chúa là một luật phải được áp dụng khắp nơi” [17]
Chúng ta thấy rằng,
những câu trích dẫn ở trên từ cuốn Thánh Kinh, và nhiều câu khác cũng
như nhiều chuyện trong Thánh Kinh, đã là căn bản, không những chỉ cho
sách lược truyền đạo của Công Giáo, điển hình là ở Việt Nam, cho những
cuộc Thập Ác Chinh, mà còn cho cả 7 núi tội ác của giáo hội Công Giáo mà
giáo hoàng John Paul II cùng một số phụ tá cao cấp trong tòa Thánh,
trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, về sau được phong Hồng Y, đã
công khai xưng thú với nhân loại ngày 12 tháng 3, 2000 tại thánh đường
Phê-rô.
Chúng ta có thể nêu ra vô số trường hợp chứng tỏ sự ngu dốt của
Giáo hội trong lịch sử Giáo hội đã gây nên bao tác hại cho nhân loại, và
sự ngu dốt đó còn kéo dài cho tới ngày nay khi Giáo hội còn mang cái
gọi là “vạ tuyệt thông” hoang đường để hù dọa tín đồ, “đức vâng lời” để
nô lệ hóa tín đồ, hoặc lập trường cứng rắn của Giáo hội về những vấn đề
xã hội, nhất là vấn đề ngừa thai, cấm phá thai trước nạn nhân mãn, trong
khi một số linh mục đã hiếp dâm chị em nữ tu Công giáo rồi dẫn họ đi
phá thai.
Thực Chất Hàng Giáo
Phẩm Công Giáo:
Giáo dân Công giáo Việt Nam gọi giáo hoàng của họ là “đức thánh
cha”. Họ được dạy như vậy nhưng sự thực họ không biết gì về những “đức
thánh cha” của họ. Khoan kể lịch sử các giáo hoàng đã cho thấy có nhiều
giáo hoàng tội ác ngập trời, ngay cả những giáo hoàng gần đây như Pius
XII, John Paul II hay Benedict XVI cũng không được coi là có đạo đức tôn
giáo. Giáo hoàng đương
nhiệm, Benedict XVI, khi còn là Hồng y thiết giáp Joseph Ratzinger, đã
phê bình Phật Giáo bằng một câu rất vô giáo dục, gần đây ông ta cũng còn
phán bậy về Hồi Giáo rồi phải xin lỗi, và chính ông ta đã ra lệnh cho
các giám mục trên thế giới phải tiếp tục thi hành chính sách bao che,
bưng bít các vụ giám mục và linh mục của ông ta can tội loạn dâm và ấu
dâm.
Giáo dân cũng gọi các linh mục của họ là “đức cha” mà sự thực
không biết gì về các “đức cha” vô đức của họ. Họ được dạy, đúng ra là
bị nhồi sọ, để tin rằng “giáo hoàng” là những đại diện của Chúa trên
trần (Vicars of Christ), có thể cho họ lên một “thiên đường mù” sau khi
chết để sống cuộc sống đời đời với Chúa mà thực ra không phải là Chúa
của họ. Họ được dạy, đúng ra là bị nhồi sọ, để tin rằng các linh mục
của họ đều là các “Chúa thứ hai” (Alter Christus), có quyền thay Chúa
tha tội cho họ. Trong bí tích xưng tội hoang đường, là “cha tha tội cho
con” chứ không phải là “Chúa tha tội cho con” trong khi rất có thể
Chúa, nếu thực sự có Chúa, không hề muốn tha tội cho họ. Họ không hề
biết rằng nhiều khi các “đức cha” của họ còn bê bối, tội lỗi hơn chính
họ nhiều. Ở Việt Nam, khi giáo dân phàn nàn về đạo đức của mấy “đức
cha” thì được ông giám mục sở tại khuyên: “Các con đừng nói hành các
Cha mà mang tội với Chúa”. Giáo dân đầu óc thuộc loại mì ăn liền
sợ mang tội với Chúa cho nên không dám hé môi, để mặc các “đức cha” tự
tung tự tác, con rơi con vãi. Nhưng trong thế giới Tây phương thì có
khác. Hơn 5000 linh mục ở Mỹ đã bị giáo dân đưa ra tòa vì tội loạn dâm
và ấu dâm, và một số Hồng Y, Tổng Giám mục đã bị truy tố, lên án về tội
bao che các linh mục phạm tội. Giáo hội đã phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la
để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Chúa thứ hai”.
Vì tiếp tục sống trong bóng tối nên chúng ta thấy trên vài
trang nhà của Công Giáo Việt Nam vẫn huênh hoang nói lên câu vô nghĩa:
Giáo hội Công Giáo Rô-ma là “Giáo hội mạc khải, thánh thiện, duy
nhất, và tông truyền” dù rằng hàng ngàn công cuộc nghiên cứu về
Công Giáo của các học giả Tây phương, gồm cả các bậc chăn chiên như Linh
mục, và cao cấp hơn như Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, khoan kể đến
các nhà thần học nổi danh thế giới như Hans Kung, Uta-Ranke Heineman,
John Shelby Spong v..v.. đã chứng minh dứt khoát là Công Giáo tuyệt đối
không có cái gì có thể gọi là “mạc khải, thánh thiện, duy nhất, và
tông truyền”. Chúng ta hãy điểm sơ vài nét về lịch sử Công Giáo, về
đạo đức của các Giáo hoàng và giới chăn chiên.
Vì Giáo hoàng là “đại diện của Chúa” (Vicar of Christ) và là người
chủ chăn đứng đầu Giáo hội cai quản đám con chiên ở dưới, nên sau đây
tôi sẽ duyệt qua một số sự kiện về các Giáo hoàng và và hàng Giáo phẩm
trong cung đình Vatican, xuyên qua đó hi vọng chúng ta có thể thấy rõ
phần nào bản chất và thực chất của Giáo hội Công giáo. Về lịch sử và
đạo đức của một số không nhỏ Giáo hoàng, tôi đã viết bài “Đây! Những
“Đức Thánh Cha”, Đại Diện Của Chúa Ki-Tô trên Trần và là Chủ Chăn
của Giáo Hội Công Giáo :Thiên Khải, Duy Nhất, Thánh Thiện, Tông truyền,”
đăng trên sachhiem.net: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php,
tôi sẽ không nhắc lại những chi tiết trong đó nữa. Ở đây, tôi chỉ nêu
lên một số sự kiện tổng quát để chứng minh là:
“Đọc lịch sử Giáo
hội Công Giáo từ đầu cho đến ngày nay, chúng ta thấy đó là một lịch sử
của những sự tàn bạo, giết người [cruelty and murder], những vụ
mang tai tiếng (scandals), những chuyện vô luân [immorality],
gian lận [frauds], gian dối (deceit], ngụy tạo [forgeries],
hiếu chiến [aggression].” Tất cả những
điều này sẽ được chứng minh trong phần tài liệu sau đây.
Trước hết, tài liệu của Giáo hội về các Giáo hoàng bắt đầu bằng
một sự ngụy tạo. Người ta biết rằng lịch sử các Giáo hoàng viết bởi
Giáo hội Công giáo đều chứa những văn kiện ngụy tạo [It is acknowledged
that the popular Catholic version of the history of the popes are
composed of forgeries], mà mục đích chính là để đánh bóng Giáo hội, mê
hoặc tín đồ, che dấu sự thực. Vatican xuất bản cuốn sách về các Giáo
hoàng (Book of the popes) và cuốn “Liberian Catalogue”, đưa ra trước thế
giới những thông tin ngụy tạo về các Giáo hoàng. Phân tích tổng hợp
hai cuốn sách trên, các học giả đã chứng minh là cả hai đều nổi rõ về
những chuyện bịa đặt giả tưởng về những người kế vị Peter đầu tiên (both
notorious for their fictions accounts of early and mythical
“successors” of St. Peter” [Catholic Encyclopedia, ix, pp. 224-225; also
Pecci ed., ii, p. 371] và Giáo hội không biết gì về các Giáo hoàng
trong 6,7 thế kỷ đầu. Trong những thế kỷ này, không có một Giáo hoàng
nào có một khuôn mặt lịch sử rõ ràng [To glance at the sypnosis of each
pope as given, the Church knows nothing whatever about the pontiffs of
the first 6, 7 centuries, and not one of them is a clearly defined in
history].
Linh mục Delehaye, sau khi nghiên cứu cuốn sách trên, phát biểu:
“Không có bất cứ một bằng chứng nào là danh sách các Giáo
hoàng trong mấy thế kỷ đầu được căn cứ trên những tài liệu có từ trước;
đơn giản là, không có một Giáo hoàng Ki-tô nào trong nhiều thế kỷ”
[18]
Nhà thần học Anh, Anthony Collins (1676-1729) viết trong cuốn
“Discourse of Freethingking (1713), trang 96:
Nói ngắn gọn, những
sự gian dối như vậy rất thông thường trong mọi cuốn sách viết bởi các
linh mục. Điều chắc chắn là họ dựa vào quyền năng của những tác
phẩm trước, nhưng chính những tác phẩm này cũng là đồ giả, ngụy tạo, với
các lý do hơn bất cứ lý do nào khác để hỗ trợ cho những sản phẩm về đức
tin của họ với sự lươn lẹo nham hiểm. [19]
Ngày nay, nếu chúng ta có đọc những cuốn sách viết về đạo của các
linh mục Phan Phát Huồn, Bùi Đức Sinh, hay Tổng giám mục Nguyễn Văn
Thuận v…v…, chúng ta cũng có thể thấy trong đó đầy những sự gian dối,
ngụy tạo, không ngoài mục đích hỗ trợ cho đức tin của họ, bất kể đến sự
bất lương và liêm sỉ trí thức.
Đọc lịch sử Giáo hội Công giáo chúng ta thấy Giáo hội có cả một
trường phái ngụy tạo (school of forgeries), chuyên ngụy tạo những văn
kiện có lợi cho Giáo hội, hay sửa lại các tài liệu mà Giáo hội thấy rằng
có hại cho uy tín và những thuộc tính tự tạo để tăng uy tín của Giáo
hội, hoặc diễn giải Thánh Kinh theo chiều hướng lành mạnh hóa những điều
xâu xa trong Thánh Kinh. Những văn kiện ngụy tạo nổi tiếng nhất mà nay
chính Giáo hội hoặc các nhà thần học trong Công giáo cũng phải thừa
nhận là ba bằng chứng ngụy tạo sau đây:
- Bản văn hiến dâng của Constantine (The Donation of
Constantine); mục đích là chứng minh chắc chắn rằng Giáo Hoàng là
người kế thừa Phê-rô và Constantine, do đó có toàn quyền trên trái đất,
và đàng sau hậu trường là sự hậu thuẫn của quyền lực từ trên trời.
- Ngụy tạo Tân Ước, rằng Giáo hội Công Giáo là do Chúa
Giê-su thành lập, trao quyền cho Phê-rô, và các giáo hoàng đều là những
người kế vị Phê-rô để chăn dắt đạo Chúa.
- Ngụy tạo lời Giê-su, sau khi đã chết hiện ra dạy các tông
đồ phải đi truyền đạo trên khắp thế giới.
Quý độc giả có thể đọc chi tiết chứng minh ba sự ngụy tạo chính
này trên trang nhà sachhiem.net: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai3.php
Quý độc giả cũng có thể đọc bài “Những Tài liệu Ngụy Tạo và
Quyền Lực Giáo Hoàng” [Forged Documents and Papal Power] của Nữ Tu
Công Giáo Mary Ann Collins trên www.CatholicConcerns.com ,
hoặc bài “Ảnh hưởng lịch sử và sự sử dụng những tài liệu ngụy tạo để
đẩy mạnh giáo lý về chế độ Giáo hoàng” [The Historical Influence
and Use of Forgeries in Promotion of the Doctrine of the Papacy]
của William Webster trên trang nhà: http://www.christiantruth.com/articles/forgeries.html
để thấy rằng Giáo hội Công giáo đã ngụy tạo ra, không phải là một vài,
hay một vài chục, mà hàng trăm các văn kiện để tạo quyền lực cho chế độ
Giáo hoàng và Giáo hội.
Chúng ta biết rằng, các tín đồ Công giáo ở các nước kém phát triển
như trong thế giới thứ ba, hoặc như ở Việt Nam, Phi Luật Tân là những
người cuồng tín nhất thế gian. Làm sao mà Giáo hội có thể thành công
trong việc nhào nặn đầu óc tín đồ đến độ họ không còn khả năng suy
nghĩ. Đó là vì Giáo hội đã sử dụng Học Thuật Công giáo (Catholic
scholarship), phối hợp một nền thần học ngụy biện, dối trá với những văn
kiện ngụy tạo, giả mạo. Nguỵ biện vì lúc thì giải thích thế này, khi
thì giải thích thế nọ, lúc thì giải thích suôi, khi thì giải thích ngược
v..v..; dối trá vì không đúng với sự thật với chủ đích lừa dối; ngụy
tạo, giả mạo là bịa đặt ra, thêm thắt vào. Học thuật này rất thành công
đối với đám tín đồ ít học, đầu óc yếu kém, không đủ khả năng để nhận ra
sự thật. Nhưng ngày nay, học thuật này đã không còn chỗ đứng trong thế
giới văn minh, tiến bộ. Thật vậy, ngày nay, nhiều học giả, trí thức,
chuyên gia v..v.. đã phanh phui ra những thủ đoạn lừa dối của giáo hội
Công giáo. Thí dụ, Douglas Lockhart đã viết trong cuốn Cái Mặt
Đen Tối Của Thiên Chúa (The Dark Side of God) như sau:
Với khả năng phịa sử qua những tài liệu giả mạo trông như thật
với dấu ấn của Giáo Hoàng, và lồng những tài liệu giả mạo này vào trong
Giáo Luật, Giáo hội Công giáo
đã tái tạo quá khứ của mình một cách có hệ thống để rồi cuối cùng tin
vào những điều nói láo của chính mình. [20]
Nữ học giả Helen Ellerbe cũng viết trong cuốn Cái Mặt Đen Tối
Của Lịch Sử Ki Tô Giáo (The Dark Side of Christian
History):
Cuốn Tự Điển Bách Khoa của Công giáo cũng phải thừa nhận rằng
“Trong mọi lãnh vực, sự giả
mạo và thêm thắt vào cũng như sự ngu đần đã được tập họp thành trò tinh
quái có hạng.” Dù rằng Giáo hội đã cấm không cho nghiên cứu thêm
về nguồn gốc của các Phúc Âm, nhiều học giả đã chứng tỏ cả bốn Phúc Âm
đều đã được xào xáo viết lại. Trong khi Giáo hội tuyên bố rằng bản chất
chân lý không thay đổi và chỉ được mạc khải một lần duy nhất, Giáo hội
luôn luôn tìm ra lý do để thay đổi chân lý đó. [21]
Chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của Cựu Linh mục dòng Tên, Peter
Doeswyck, về những sự ngụy tạo của Giáo hội Công giáo La mã: http://www.mtc.org/3_98_nl.html#art1:
“Toàn thể cấu trúc
của Giáo hội Công giáo La-mã được xây dựng trên những ngụy tạo, những lá
thư tông đồ giả mạo, những bài giảng giả mạo, những phép lạ giả mạo,
những di tích giả mạo (của các Thánh), những công đồng giả mạo, và những
sắc lệnh giả mạo của các giáo hoàng. Sách Bách Khoa Toàn Thư của
Công Giáo thú nhận về sự hiện hữu của nhiều ngàn những tác phẩm ngụy
tạo.. Những phát minh của Giáo hội La-mã như Peter tử vì đạo ở La-mã
(thế kỷ 2), sự thăng thiên của
Mary (thế kỷ 6), quyền
lực thế tục của Giám mục thành La-mã (Giáo hoàng) [thế kỷ 8], Quyền tối thượng của Giáo hội La-mã
(thế kỷ 11), 7 Bí Tích
(thế kỷ 13) v..v… chỉ có thể chứng minh bằng sự ngụy tạo…
Các nhà thần học Công giáo nhận định rằng, với sự phát triển
về quyền tối thượng của Giáo hoàng trong thời Trung Cổ, số văn thư của
các giáo hoàng tăng lên thật nhiều: “Không còn nghi ngờ gì nữa là trong gần suốt thời Trung Cổ
các tài liệu của các giáo hoàng và nhiều tài liệu khác đã được ngụy tạo
không ngần ngại một cách rất vô lương tâm. Nói về hàng ngàn các phép lạ
về các di tích của các thánh của Giáo hội La Mã, những học giả này thú
nhận là “chắc chắn phần lớn là giả mạo”, có “vô số các thánh tích chắc
chắn là giả mạo”. Những học giả này thú nhận những sự gian dối sau của
Giáo hội La-mã: nguồn gốc chuỗi hạt mân côi hay các bài kinh cầu, sự
hiện ta của Mary trước thánh Dominic, xương vai của Mary và Mary hiện
ra trước Simon Stock, những bậc thang thánh [Scala Santa =
đó là 28 bậc thang bằng đá ở thánh đường John Lateran, thành La Mã,
được giáo hội dạy rằng các thiên thần đã mang chúng từ Jerusalem tới.
Đó là những bậc thang mà Chúa Giê-su đi xuống sau khi bị Pilate xử.
Trong các Phúc Âm không có chỗ nào nói về các bậc này, nhưng dây không
phải là vấn đề đối với giáo hội, vì giáo hội bảo con chiên thế nào thì
con chiên phải nghe như vậy. Vì sự mê tín cùng cực vào những điều nhảm
nhí như trên nên các tín đồ Công Giáo hành hương nơi đây thường leo 28
bậc này bằng đầu gối. (Those who adored the Pope: "And
kissed—whatever he gave them to kiss, Toe, relic, embroidery, nought
came amiss,"). TCN], những truyền thuyết về thánh tích của thánh
Veronica, cây “thánh giáo” [đâm lên người Giê-su sau khi Giê-su bị
đóng đinh] v..v… [22]
Chúng ta hãy đọc một trường hợp điển hình về sự ngụy tạo của
Giáo hội trong vô số các vụ ngụy tạo.
Trong những ấn bản đầu của bộ Tự Điển Bách Khoa Encyclopedia
Britannica, Giáo sư Rockwell, một sử gia chuyên nghiên cứu về lịch sử
giới lãnh đạo Công giáo, đã
viết về Giáo hoàng Boniface VIII như sau: tham lam, huênh hoang kiêu
căng làm cho ông ta có nhiều kẻ thù. Nhiều người cho rằng hắn liên kết
với Satan [avarice, lofty claims and frequent exhibition of
arrogance made him many foes; he was believed by many to be in league
with the Devil (3rd ed., 1797)] Sau ấn bản thứ 11 vào năm
1898, Giáo hội Công giáo mua lại nhà xuất bản Encyclopedia Britannica và
chỉ trong vài năm, những ấn bản mới được phát hành và những đoạn nói về Boniface VIII được
lệnh phải xóa bỏ. Đến năm 1943, các ấn bản của Giáo hội được
trao trách nhiệm cho đại học Loyola ở Chicago. Trong những thập niên
tiếp theo, các vị chăn chiên đi từng nhà tín đồ ngây thơ và rao bán được
nhiều triệu bộ.
Thật ra, rất ít người, nhất là các tín đồ Công giáo, biết rằng nhiều
văn kiện chính thức của Giáo hội Công giáo đã ghi lại những việc xấu xa
trong toàn thể hệ thống hàng giáo phẩm Công giáo, và những uẩn hàm xung
quanh sự hiểu biết này đã bắt đầu có những quan điểm mới khi xét trong
ánh sáng của lời dạy chính của Giáo hội, cho rằng hệ thống giới chăn
chiên rất sùng tín [nghĩa là giới chăn chiên chẳng sùng tín mà chỉ
lợi dụng chức vụ cho những mục đích thế tục. TCN] [23]
Nhưng với sách lược cố hữu là che dấu sự thực nên Giáo hội đã dấu
nhẹm những văn kiện này và thay thế chúng bằng những tài liệu ngụy tạo
để đánh bóng bộ mặt của Giáo hội. Một luận điệu dối trá của Giáo hội mà
chúng ta thường thấy các tín đồ Công giáo Việt Nam thường nhắc lại mà
người Công giáo Việt Nam thường lập lại như những con vẹt là “Giáo
hội đã là tôn giáo đưa Âu Châu đến nền văn minh hiện đại”. Điều
này hoàn toàn sai với những sự thực lịch sử. Ngày nay, thế giới đã biết rằng chế độ Giáo
hoàng, thay vì dẫn giắt Âu Châu trên con đường tiến tới văn minh, thực
ra những đại diện của Công giáo đã đưa Âu châu qua nhiều thế kỷ xung đột
và thoái hóa. [The world is learning that the papacy, instead of
having guided Europe along a path to civilization, has even in its best
representatives inaugurated centuries of conflict and degradation].
Giáo hội và nền văn
minh Âu Mỹ?
Giáo hoàng và giáo hội luôn luôn nhập nhằng lấy cái nền văn minh
Âu Mỹ làm nền văn minh KiTô. Giáo hoàng John Paul II phát biểu là "Một
nền văn minh xứng đáng với con người phải là nền văn minh KiTô."
Hồng Y Spellman khi sang Việt Nam ủy lạo binh sĩ Mỹ cũng khẳng định họ "đang
chiến đấu để bảo vệ nền văn minh KiTô Tây phương." Và trên vài
diễn đàn điện tử chúng ta vẫn thấy một số tín đồ Công giáo huênh hoang
và ngu ngơ quảng cáo rằng nền văn minh Tây phương chính là nền văn minh
của Ki tô giáo.
Chúng ta đã thấy những chính sách đốt sách vở của Công giáo, chính
sách tiêu diệt các nền văn hóa địa phương, giết người ngoại đạo, bách
hại dân Do Thái, và đàn áp các khoa học gia vì những khám phá của họ
ngược với Thánh Kinh v..v.. Vậy nền văn minh KiTô là nền văn minh nào,
có phải là nền văn minh hiện thời không? Có bao nhiêu khoa học gia, tư
tưởng gia, triết gia tuyệt đối tin vào KiTô giáo đã đóng góp cho nền văn
minh hiện đại và đóng góp những gì? Hay là nền văn minh hiện đại bắt
nguồn từ những khoa học gia bị Giáo hội bạo hành, rồi phát triển qua
những khoa học gia, tư tưởng gia mà giáo hội đã không còn quyền hành để
thiêu sống hay bắt giam nữa.
Chúng ta cũng đã biết, khi Giáo hội Công giáo La Mã nắm quyền
thống trị ở Âu Châu thì đã kéo bức màn "man rợ và đen tối trí thức" phủ
lên Âu Châu trong 10 thế kỷ. Sau thời đại hắc ám này, chúng ta thấy
xuất hiện ở Âu Châu những thời đại Phục sinh (Renaissance), thời đại
Khai sáng (the age of Enlightenment), thời đại lý trí (the age of
reason), thời đại cách mạng khoa học (the age of scientific revolution),
thời đại phân tích (the age of analysis), thời đại kỹ nghệ (the
industrial age) v...v... Tất
cả những thời đại này lập thành nền văn minh hiện nay của Tây phương, và
lịch sử đã chứng minh rằng, Giáo hội Công giáo đã hết sức ngăn chặn sự
phát triển trí thức của nhân loại này nhưng đã hoàn toàn thất bại.
Các đại tư tưởng gia Tây phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau,
Victor Hugo, Thomas Paine v...v.. là những người đi tiên phong trong vấn
đề cải cách xã hội, đề xướng quyền tự do và nhân quyền của con người.
Tác phẩm của họ đều bị Giáo hội giam chặt trong cái gọi là "danh sách
những tác phẩm cấm tín đồ đọc" (Index of banned books). Những khoa học
gia tiên phong của cuộc cách mạng khoa học như Copernicus, Kepler,
Bruno, Galileo v...v... đều bị Giáo hội dùng "sự ngu dốt và bạo quyền
khống chế sự thật" giam cầm hoặc thiêu sống. Vậy, có thể tin được
chăng, nền văn minh Tây phương là nền văn minh Ki Tô? Có lẽ chúng ta
nên duyệt qua vài tài liệu lịch sử để thấy thực chất của Công giáo La Mã
trong nền văn minh Tây phương như thế nào.
Trước hết, chúng ta cần biết là nền văn minh Âu Mỹ được xây dựng
trên những tư tưởng khai phóng về những quyền tự do căn bản của con
người như tự do tín ngưỡng, tự do suy tư v..v.., những quyền mà giáo hội
luôn luôn chống đối, và những thành quả khoa học với kết quả làm tăng
mức sống thoải mái của con người. Giáo hội đã góp được những phần nào
trong sự tiến bộ của con người qua các thời đại? Hàng giáo phẩm Công
giáo, với nhiệm vụ chăn dắt tín đồ, đã làm những gì để mở mang đầu óc
của những tín đồ ngoài một số tác phẩm về Thần học mà mục đích chỉ để
bảo vệ các tín lý giáo hội đưa ra, giữ tín đồ trong vòng mê tín, ngu
muội.
Đã đành rằng, trong hàng giáo phẩm Công giáo cũng có những vị đóng
góp cho nền văn minh Âu Mỹ qua những công cuộc khảo cứu về khoa học và
xã hội nhưng số này quả thật hiếm hoi, và Giáo hội đã hoặc khai trừ họ,
hoặc thiêu sống họ (Bruno), vì những đóng góp của họ không phù hợp với
những giáo điều Công giáo, cho nên phải nói rằng, nền văn minh Âu Mỹ
không phải là nền văn minh Ki Tô như Giáo hội thường nhập nhằng tự
nhận. Vài tài liệu sau đây sẽ chứng tỏ điều trên. Trước hết, chúng ta
hãy tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học ở Âu châu, khởi điểm của nền văn
minh Âu Mỹ hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa-học ở Tây phương phát khởi từ thế kỷ thứ 16,
phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, mở đầu bằng những công trình khảo
cứu và tư tưởng của Nicolaus Copernicus (1473-1543), Giordano Bruno
(1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630)
v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà
Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm
476 tới năm 1473. Thời gian này thường được gọi là thời Trung Cổ và
cũng còn được gọi là thời kỳ đen tối hay thời kỳ hắc ám (Dark Ages).
Chính trong khoảng thời gian này, Tây phương đã bị thống trị bởi một ý
thức hệ tôn giáo độc tôn. Những giáo điều, tín lý của Công Giáo cộng
với quyền hành của hàng giáo phẩm Công Giáo ở địa vị nắm quyền, trên cả
những chính quyền thế tục đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa
học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư
tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là 'tà đạo" (heretics),
phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương
phải chịu đựng, như chúng ta đã biết, 8 cuộc Thập Tự Chinh (Crusades)
và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là
nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc
bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn
kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; hoặc bị treo cổ, hoặc bị thiêu
sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng
ngược với Thánh Kinh.
Cuộc cách mạng khoa học đã gây nên hai ảnh hưởng to lớn trong
giới khoa học và ngoài xã hội dân gian. Trong giới khoa học, đó là khởi
điểm của của các tiến bộ khoa học về sau. Trong xã hội đại chúng, đó
là khởi điểm của sự đạp đổ nền độc tài tôn giáo và những giáo điều lỗi
thời, vì những khám phá khoa học mới đã có tác dụng mở mang dân trí,
điển hình là cuộc cách mạng năm 1789 tại Pháp mà kết quả là tước bỏ
quyền hành của giới lãnh đạo tôn giáo trong quần chúng. Ảnh hưởng của
cuộc cách mạng khoa học vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tây phương được
viết trong các sách giáo khoa mà bất cứ sinh viên đại học nào học về
khoa học cũng phải biết.
Nhưng trong thời mà quyền hành của Giáo hội còn ngự trị trên nhân
loại thì Giáo hội vẫn đưa ra quyết định:
"Điểm thứ nhất, nói rằng mặt trời là trung tâm và không quay
xung quanh trái đất, là điên rồ, vô nghĩa, sai lầm theo thần học, và là
tà thuyết vì trái ngược hẳn với Thánh Kinh; và điểm thứ hai, nói rằng
trái đất không phải là trung tâm mà lại quay xung quanh mặt trời , là vô
nghĩa, sai lầm theo triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối
nghịch với chân tín ngưỡng" [24]
Giáo hội cũng cấm các giáo sĩ và con chiên đọc sách của
Copernicus và Galilei. Lệnh
cấm này kéo dài suốt 278 năm cho tới năm 1821 mới được Giáo Hoàng Pius
VII thu hồi và tới năm 1822 Giáo hội mới chịu khuất phục trước những sự
thật khoa học: rằng trái đất quay xung quanh mặt trời chứ không phải là
mặt trời quay xung quanh trái đất như lời mạc khải của ông Thượng đế
toàn năng, toàn trí của Giáo hội.. Nhưng cấm thì cứ cấm, giới
trí thức cùng người dân đọc thì vẫn cứ đọc. Dần dần quyền hành tôn giáo ở
Âu Châu không còn địa vị độc tôn và giữ quyền sinh sát như trước nữa,
vì cuộc cách mạng khoa học và các phát triển khoa học về sau trong mọi
ngành, nhất là về vũ trụ học, nhân chủng học và di truyền học, và phương
pháp định tuổi của vật chất bằng phóng xạ đồng vị Carbon v...v... đã
làm sụp đổ tận gốc rễ thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh, căn bản tín
ngưỡng của Công giáo . Đó là ảnh hưởng trực tiếp to lớn của cuộc cách
mạng khoa học trên xã hội Tây phương và đưa đến sự suy thoái của Ki Tô
Giáo trên khắp thế giới, nhất là trong các thế giới văn minh Âu Mỹ..
Qua những tài liệu dẫn chứng ở trên chúng ta thấy rằng không
có một nền văn minh nào xứng đáng với danh từ văn minh mà có thể gọi
là nền văn minh KiTô. Sự nhập nhằng vơ nền văn minh Tây phương vào làm
nền văn minh Ki-Tô là sách lược quen thuộc của Công giáo để khuyến dụ
những người kém hiểu biết trong những quốc gia nghèo khổ, những người
không hề biết gì về lịch sử cũng như bản chất của Công giáo.
Để có một nhận định chính xác hơn về mối tương quan giữa nền văn
minh Âu Mỹ và KiTô giáo, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của John E.
Remsburg trong cuốn "Những lời tự nhận sai sự thực" ("False
Claims", trg. 16-17 ):
"KiTô giáo có liên quan gì tới nền văn minh của dân
tộc này? Chắc chắn là không; và nếu không có đám mây thiên kiến trước
mắt họ, những tín đồ KiTô sẽ thấy rõ rằng KiTô giáo không tạo nên nền
văn minh của chúng ta. Họ sẽ thấy rằng thay vì giáo hội văn minh hóa
thế giới, chính cái thế giới duy lý trong nhiều thế kỷ đã từ từ văn minh
hóa giáo hội.
Chính ngay cái bản
chất của KiTô giáo đã loại bỏ cái khả năng tiến bộ như là một nguyên lý
tự hữu của tôn giáo này; và bất cứ có sự tiến bộ nào, ở trong hay ở
ngoài giáo hội, đều do những nguyên nhân mà giáo hội không kiểm soát
được. Giáo hội tự cho là nắm giữ chân lý, chân lý toàn diện,
chỉ là chân lý. Mọi đề nghị thay đổi, mọi khám phá mới, đối với giáo
hội là sai sự thực, và, do đó, giáo hội chống đối. Giả thử giáo hội thành một đế
quốc trên toàn thế giới, mọi tiến bộ sẽ phải ngưng ngay lập tức.
Những Huxley và Haeckels của chúng ta sẽ bị diệt trừ thẳng cánh, ngọn đuốc Lý Trí sẽ bị tắt ngấm, và
cái lòng tin mù quáng sẽ là sự chỉ đạo duy nhất của chúng ta.
Giáo hội đã cho ta những bằng chứng quyết định về sự thực này. Trong nhiều thế kỷ, quyền lực của
giáo hội ở Âu Châu là cao nhất, nhưng ngay cả những văn sĩ KiTô cũng
phải gọi những thế kỷ đó là thời đại đen tối.
Chỉ khi chủ thuyết duy lý khai sinh, khi khoa học bắt đầu phát
triển, và KiTô giáo bắt đầu suy thoái, nền văn minh hiện đại mới ló
dạng. Lecky nói rằng: "Trong
hơn 3 thế kỷ, sự suy thoái của những ảnh hưởng thần học là một trong
những dấu hiệu không thể chối cãi để đo sự tiến bộ của chúng ta."
Carlyle nói rằng: "Kiến thức
càng tăng, lòng tin càng giảm." Strauss nói rằng: "Thời Trung Cổ tín ngưỡng tôn giáo
thì tỷ lệ thuận với sự ngu si và man rợ. Tôn giáo và văn minh không ở
cùng vị thế mà trái ngược đối với nhau, cho nên với sự văn minh tiến bộ,
Ki Tô giáo phải lui." [25]
Phần II. TIN LÀNH:
Thực ra thì “Tin Lành” là dịch từ từ “Phúc Âm” [Gospels] nghĩa là
dựa theo 4 Phúc Âm của Matthew, Mark, Luke và John trong Tân ước.
Người Ki Tô Giáo cho đó là Phúc Âm hay Tin Matthew, Mark, Luke và John
trong Tân ước. Người Ki Tô Giáo cho đó là Phúc Âm hay Tin Lành, nhưng
người ngoại đạo với đôi chút hiểu biết thì lại cho đó là “Tin Dữ” hay
“Tin Xấu” vì nội dung của Tân ước, ngoài vai trò của Giê-su như là
“Chúa cứu thế” mà Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đòi phải dẹp bỏ: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php
, và niềm hoang tưởng về sự “cứu rỗi” của Giê-su mà Linh Mục James
Kavanaugh đã coi như là một huyền thoại: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php,
còn lại toàn là Tin Dữ hay Tin Xấu. Không phải là vô căn cứ mà Giáo sư
đại học David Voas viết cả một cuốn sách dưới tên “Cuốn Thánh Kinh Mang Tới Tin Xấu:
Cuốn Tân ước” [David Voas, The Bad News Bible: The New
Testament, Prometheus Books, New York, 1995]
Có lẽ chúng ta cũng nên biết qua là “Đạo Tin Lành Khác Với
Công Giáo La-Mã Như Thế Nào?” Thực ra, câu hỏi này đã được một
người hỏi Robert G. Ingersoll từ cuối thế kỷ 19: “Sự
khác biệt giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành là gì? Và đạo nào
tốt hơn?” (What is the difference between
Catholicism and Protestantism? and which one is better?). Và câu trả
lời của Ingersoll có thể nói là chính xác, ngắn gọn, và đầy đủ nhất:
“Tin lành khá
hơn vì có ít chất Công giáo hơn [nghĩa là
ít độc tài, ít giáo điều, ít những lễ tiết mê tín hoang đường hơn, và ít
tội ác hơn], nhưng sự khác biệt giữa đạo Công
giáo và đạo Tin lành chỉ là sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một
con cá sấu nhỏ.” (Protestantism is better because it is less
Catholic, but the difference between Catholicism and Protestantism is
only the difference between an alligator and a crocodile). Ingersoll là
nhà tư tưởng tự do (freethinker) vĩ đại nhất của nước Mỹ.
Ingersoll đã nhận xét rất đúng về thực chất của
đạo Tin Lành cũng như Công Giáo: đó là hai định chế tôn giáo độc hại,
xấu xí, một xấu nhiều, một xấu ít hơn, nếu chúng ta xét đến lịch sử của
cả hai đạo. Công Giáo có một lịch sử lâu dài hơn Tin Lành nên gây tác
hại cho nhân loại nhiều hơn là Tin Lành, mới được thành lập từ thế kỷ
16. Khi Giáo hoàng John Paul II xưng thú trước thế
giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại thì Tin Lành cũng dự
một phần đáng kể trong đó, bởi vì Tin Lành cũng can dự vào những núi tội
ác như: Giết hại phù thủy, bách hại dân Do Thái, thi hành chính sách
diệt chủng dân da đỏ ở Bắc Mỹ, không tôn trọng các nền văn hóa khác
v..v.., tất cả đều có những bàn tay dính nhơ đầy máu và đầu óc có chứa
một loại “gen” đặc biệt của Tin Lành.
Về hình thức, giữa Tin Lành và Công Giáo có sự khác biệt. Những
tín đồ Công Giáo thực chất là nô lệ của cấu trúc quyền lực của Giáo hội
Công Giáo, nghĩa là nô lệ của các bề trên từ Giáo hoàng xuống tới các
Linh mục qua giáo lý nô lệ hóa tín đồ là “đức vâng lời”. Vì vậy các tín
đồ Công Giáo đều phải nhắm mắt mà tin những tín lý, tín điều Giáo hội
bầy đặt ra, mục đích chính là để tạo quyền lực cho giới chăn chiên..
Còn tín đồ Tin Lành thường được coi là ở trong một định chế dân chủ,
nhưng thực chất là nô lệ của cuốn Thánh Kinh, hay nói đúng hơn, nô lệ
của những đoạn đã được chọn lọc kỹ trong Thánh Kinh. Nhưng đi sâu vào
phương cách nhồi sọ tín đồ thì cả hai đều giống nhau, đều có những mánh
mung để nhốt tín đồ vào trong những khuôn phép tâm linh, nếu không muốn
nói là ngục tù tâm linh, đã định sẵn.
Đạo Tin Lành tin ở cái gì? Theo Mục sư Nguyễn
Văn Huệ giải thích thì đức tin Tin Lành là như sau:
Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất
và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống
nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với
cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không
thêm, không bớt.
Thực tế là, ngày nay những ai còn nói chuyện mạc khải,
hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong
bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh
có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những
chuyện loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn
là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học
v..v... Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn
nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence &
Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân
(Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối
với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology),
trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp
dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious
& Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu
(Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong
Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene
Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân
sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất
khả phủ bác ngày nay.
Tôi thực tình không hiểu người Tin Lành tin những gì trong cuốn
Thánh Kinh của họ. Sách lược truyền đạo của họ là chỉ đưa ra những câu
lạc lõng trong Thánh Kinh hợp với niềm tin của họ, hoặc có đôi chút đạo
lý, và lờ đi những đoạn không thể đọc được chiếm phần lớn Thánh Kinh.
Thật vậy, nếu chúng ta mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa
bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào, thì chúng ta sẽ
thấy rằng tuyệt đại đa số những điều viết trong Thánh Kinh là những
chuyện không nên đọc, nhất là đối với các trẻ vị thành niên. Nếu ngại
công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới
thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu,
những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Tin Lành hay Công
giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:
- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về
Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent
Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben
Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình
dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.
- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The
Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn
sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo,
giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence,
hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.
- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA
Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John
Bowden, Richard M. Smith ...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions),
vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.
- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Sống Lại [trong
Chúa] Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The
Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth
Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ
trong Thánh Kinh.
- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred
Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922]
của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh
Kinh.
- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The
Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra
những sai lầm trong Thánh Kinh.
- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined,
Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng
quyển một trong Thánh Kinh.
- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest,
Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về
Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị
phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.
Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên đã
được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Công Giáo cũng như Tin Lành, dù
có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn
sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Vì thế
nên Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như
sau:
“Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh.
Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc
chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có,
nhưng họ không bao giờ đọc nó - đừng nói là đọc cả cuốn.
Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc
phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi." [26]
Đó là những sự thực về cuốn sách mà người Tin Lành tuyệt đối tin
vào để được lên Thiên đường (mù) sống cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên là
sau khi chết, cùng Chúa của họ, trong trường hợp hãn hữu được Chúa biết
đến và tặng cho một cái bánh vẽ “cứu rỗi” ở trên trời.
Trước khi đi vào chi tiết để tìm hiểu thêm về đạo Tin Lành, tôi
muốn nhắc lại ở đây nhận định của Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự
do vĩ đại nhất của nước Mỹ, vào cuối thế kỷ 19:
Tin Lành Giáo thật sống dai. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê
tín và các mục sư và những người đi giảng đạo thì đần độn
(stupid). [27]
Nhận định của Robert G. Ingersoll như trên đúng hay sai, xin để
cho quý độc giả tự mình phán xét, và tôi tin chắc những người Tin Lành
ngoài phái bảo thủ cũng tự biết bản chất của tôn giáo mình theo là như
thế nào. Riêng đối với tôi, đọc những bài của nhóm Tin Lành Việt Nam,
từ các Mục sư cho tới những người được gọi là “trí thức Tin Lành” như
Huỳnh Thiên Hồng, Lê Anh Huy, Nguyễn Huệ Nhật v..v.. chúng ta thấy rõ là
nhận định của Ingersoll không sai một mảy may. Không những họ cuồng
tín và đần độn mà còn cho chúng ta thấy, đạo Tin Lành đã làm cho họ mê
mẩn đến độ trở thành ngu xuẩn hết mức, và đặc biệt là không còn biết đến
các truyền thống văn hóa của dân tộc là gì. Sau đây là vài trường hợp
điển hình về những đầu óc vô cùng ngu xuẩn của Tin Lành Việt Nam.
1. Trong bài Lửa
Đã Cháy Trên Quảng Trường Mỹ Đình, Hà Nội, http://hoithanh.com/, chúng ta có
thể đọc vài đoạn như sau:
“dầu sống, hay chết, quyết dâng trọn đời sống cho Jesus...”
Những anh em chúng tôi xác tín với nhau rằng, dầu phải chết chúng tôi
cũng sẽ thực hiện bằng được chương trình này để tôn cao danh Đức Chúa
Trời trên đất nước Việt Nam."
Và nhất là cái gọi là “Tuyên Ngôn Thuộc Linh”:
Dân tộc Việt Nam chắc chắn thuộc về Đức Chúa Trời. Mọi xiềng
xích tội lỗi và rủa sả của các thế hệ trước đã bị tuyên bố cắt đứt, hình
ảnh con rồng, tức con rắn xưa là ma quỷ kể từ nay không còn tiếp tục
được ảnh hưởng trên dân tộc Việt Nam. Việt Nam thuộc về Đức Chúa Trời, từ
nay dân tộc Việt Nam sẽ được phước, Hội thánh Việt Nam sẽ bước vào một
cơn phấn hưng chưa từng có và trong một tinh thần hiệp một khắng khít
trước mặt Đức Chúa Trời... Đó chính là nội dung chính của "Tuyên ngôn
thuộc linh" được dõng dạc tuyên bố trước hàng ngàn trái tim ngày đêm
quặn thắt cho dân tộc.
Chúng ta thấy, họ là những kẻ điên, không phải là những con người
có đầu óc bình thường. Họ có quyền tin thờ một người dân thường Do Thái
sống với một ảo tưởng, Giê-su; họ có quyền dâng trọn đời sống, hay
chết, cho người họ tôn thờ; họ có quyền tôn cao danh Đức Chúa Trời của
họ, nhưng họ ngu xuẩn đến mức
là không biết rằng họ tuyệt đối không có quyền xúc phạm đến cả dân tộc
Việt Nam như trên. Tỷ lệ Tin Lành ở Việt Nam so với Công Giáo
không đáng kể. Và Tin Lành đang suy thoái khắp nơi trên thế giới, kể cả
trên nước Mỹ. Vậy mà họ vẫn
huênh hoang muốn đem đồ phế thải về làm ô nhiễm dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, họ ngu xuẩn là vì cái “gen” Tin Lành của họ, và từ cái “gen”
này họ mới có những hành động ngu si vô trí. Nhưng vấn đề là tại sao Nhà Nước lại
để cho họ ăn nói như vậy. Đây không phải là vấn đề “tự do ngôn luận”,
hay vấn đề “tự do tín ngưỡng” mà là vấn đề xúc phạm đến cả một dân tộc
mà đa số tuyệt đối người dân coi Tin Lành như một “tà đạo”. Phải chăng đã có sự mua chuộc trong
tầng lớp cán bộ. Nhà Nước không có trách nhiệm gì trong vụ ăn nói bừa
bãi này hay sao? Và tại sao người dân phi Tin Lành không có phản ứng
trước những lời hỗn hào láo xược như trên của Tin Lành? Tôi không hô
hào một cuộc chiến tranh tôn giáo, nhưng tôi tha thiết kêu gọi tầng lớp
trí thức Việt Nam trong Tam Giáo, trong các tôn giáo khác ở Việt Nam,
hãy tham gia mặt trận văn hóa, thẳng thắn vạch ra những cái tầm bậy của
Tin Lành. Ngày nay, chúng ta có đầy đủ những thông tin về bản chất và
thực chất của Tin Lành.
2. Một chuyện khôi hài nhất thế kỷ đã xảy ra ở
Việt Nam trước đây: Mục Sư Tin Lành [sic] Trần Long thuộc Liên Đoàn
Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam, lấy tư cách của một “môn đồ của Chúa Jesus” để gửi một “Thông
Điệp Phước Lành [sic]” cho “Nhà Cầm Quyền Việt Nam”, một
thông điệp, xin lỗi quý độc giả vì tôi không kiếm được từ nào thích hợp
hơn, có thể nói là ngu xuẩn và mê tín nhất thế gian, để kêu gọi nhà cầm quyền hãy từ bỏ
nền văn hóa dân tộc để theo nền văn hóa Tin Lành, cũng là nền “văn hóa
thiên đàng”. (Ở trên thế giới này làm gì có cái gọi là “văn hóa
Tin Lành” hay “văn hóa thiên đàng”, có chăng chỉ là nền văn hóa mù
quáng, hay văn hóa mê tín, hay văn hóa hoang tưởng của các con cừu Tin
Lành) mà mục sư Trần Long cho là nền văn hóa của cả nhân loại, có nghĩa
là biến nước Việt Nam thành nước Tin Lành [Trần Long: Phục hồi bản sắc văn hóa của dân tộc
là để văn hóa Tin Lành tuôn chảy trong lòng dân tộc- vì đây là văn hóa
của dân tộc Việt Nam cũng là văn hóa toàn thế giới. .] Đây
là một hành động của một kẻ không có đầu óc, cuồng tín cực đoan, muốn
mang niềm tin thuộc thời bán khai của mình mà ngày nay thế giới văn minh
Âu Mỹ đang dần dần loại bỏ, để áp đặt trên toàn thể đất nước.
Cái mà mục sư Trần Long gọi là “Phước Lành” hay “Tin Lành”, thực
ra chỉ là “Hiểm Họa” hay “Tin Dữ”. Cái gọi là “thông điệp phước lành”
của mục sư chỉ toàn là một thứ thuộc loại mê tín hoang đường như “Chúa
sáng tạo”, “Kính sợ Chúa”, “Biết ơn Chúa”, “Thờ phượng Chúa” “Nước Thiên
Đàng vinh hiển”, “Đức Chúa Trời sẽ giáng họa” và vô số những điều tin
nhảm nhí khác về Jesus, phản ánh một đầu óc mê muội chưa từng thấy. Đó
là những “Tin Dữ” hay “Tin Xấu” (Bad News) đã mang họa dữ đến cho nhân
loại. Điều này đã thật là rõ ràng nếu chúng ta đọc qua cái lịch sử đẫm
máu của Ki-tô Giáo, những hành động ác ôn của Ki-tô Giáo, tất cả đều
nhân danh “Tin Lành”. Mục sư
Trần Long muốn biến người Việt Nam thành những con cừu đi theo sự dẫn
dắt của một đám gọi là Mục sư, đầu óc kém cỏi, cuồng tín như Trần Long,
để tin nhảm tin nhí vào một người Do Thái đã chết mà bản chất là vô đạo
đức, đạo đức giả, ác độc và lòng đầy thù hận: Jesus. Thủ đoạn
truyền tà giáo của các mục sư như Trần Long là viết láo lếu về Kinh
Thánh, Lịch Sử nhân loại, và trích dẫn lắt léo Kinh Thánh , làm như
không ai biết đọc Kinh Thánh.
Chúng ta hãy thử đọc một đoạn trong cái thông điệp quái gở này mà
Nhà Nước phải kiên nhẫn chịu đựng sự lạm dụng quyền tự do một cách ngu
xuẩn để viết bậy, viết nhảm nhí nấp sau bình phong tự do tín ngưỡng.
Nhà Nước nên nghe lời đề nghị của Charlie Nguyễn trước đây, không nên
nhân nhượng với loại người coi thường chính quyền và dân tộc này.
Với tư cách là người Việt Nam và là
môn đồ của Chúa Jesus; với tư
cách là người của Đức
Chúa Trời trong đất nước được gọi là tự do tín ngưỡng, tôi có
trách nhiệm trên đất nước mình đang ở, tôi phải tuân thủ luật pháp nhà nước mà Đức Chúa Trời đã bổ
nhiệm nhà nước nầy cầm quyền, nhưng chúng tôi cũng có trách nhiệm
tuân thủ luật pháp của Chúa Jesus – là lời Đức Chúa Trời.
Với tư cách là một người Mỹ gốc Việt, không phải là môn đồ của Chúa Jesus,
tôi xin có vài lời ngỏ cùng mục sư Trần Long. Đất nước Việt Nam
quả là một đất nước có tự do tín ngưỡng, cho nên ai muốn làm môn đồ của
Chúa Jesus thì cứ việc làm, không có ai ngăn cản. Nhưng môn đồ của Chúa Jesus thì
không có tư cách gì ngoài tư cách của một con chiên. Tại sao? Vì
đối với mục sư Trần Long thì Jesus là Chúa, là Đức Chúa Trời, nhưng
đối với những người ngoại đạo như chúng tôi, và cả những người trí thức
trong đạo Ki-Tô, những người đã từng nghiên cứu kỹ Kinh Thánh của Ki Tô
Giáo, thì Jesus không có cái
gì xứng đáng để gọi là Chúa hay Đức Chúa Trời. Khoan kể đến hơn 90% người dân Việt
Nam cũng như hơn 4 tỷ người trên thế giới không biết hay không muốn biết
Jesus là ai. Do đó ông Trần Long chỉ có thể lấy tư cách của một
công dân Việt Nam chứ không thể lấy tư cách của một môn đồ của Chúa
Jesus, một người Do Thái đã chết tám hoánh từ 2000 năm nay, để bàn quốc
sự Việt Nam. Chỉ có một điều
sơ đẳng này mà mục sư Trần Long cũng không hiểu, tưởng rằng mang cái
nhãn hiệu “môn đồ của Chúa Jesus” ra là vinh hạnh lắm. Nếu mục sư biết
rõ Jesus là ai thì cái nhãn hiệu “môn đồ của Chúa Jesus” chẳng có gì là
vinh hạnh mà rất có thể là một biểu hiện của sự ô nhục (a badge
of shame). Tôi có cần phải chứng minh ở đây không?
3. Trường hợp điển hình thứ ba là về bức “Tâm
Thư Ngỏ” của ông Tin Lành Khuất Minh ở Việt Nam. Mở đầu “Tâm Thư
ngỏ” ông Khuất Minh viết:
Ngày 11 tháng 8 năm 2001
Kính gửi ông Tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới
Đồng kính gửi ông Trần Chung Ngọc, tác giả bài báo Nhân Quyền và
Tự Do Tôn Giáo tại hải ngoại.
Tạ ơn Đức Chúa Trời, nhân
danh một công dân của vương quốc Thiên Đàng của Đức Chúa Jésus Christ,
tôi trân trọng gửi lời chào đến quý ông, đồng thời xin gửi đến quý ông
một số ý kiến của mình về bài báo của tác giả Trần Chung Ngọc đăng trên
trang 30 báo An Ninh Thế Giới số 226 ngày thứ Tư 11/07/2001.
Tôi không hiểu báo An Ninh Thế Giới có nhận
được Tâm Thư ngỏ này không và thái độ của họ đối với bức Tâm Thư này ra
sao, chứ tôi thì tôi không hề
nhận được, và nay chỉ đọc 1 câu trên tôi đã cảm thấy vô cùng ngán
ngẩm. Tôi không thể tưởng
tượng là cái đạo Tinh Lành lại có thể biến đầu óc của một con người
thành tê liệt đến độ như vậy, không còn một khả năng suy nghĩ nào, chỉ
biết nhắm mắt mà tin, không cần biết, không cần hiểu. Tình trạng
thê thảm này còn rõ hơn trong những phần sau của bức Tâm Thư. Tôi cũng
không hiểu nổi là tại sao gửi 1 bức Tâm Thư cho ANTG và cho Trần Chung
Ngọc ông Khuất Minh lại phải
tạ ơn Đức Chúa Trời?
Thứ đến, nhân danh là một công dân của vương quốc Thiên Đàng
của Đức Chúa Jésus Christ để gửi 1 bức Tâm Thư cho tờ báo ANTG của
Bộ Công An nước CHXHCNVN với nội dung chỉ trích chế độ CS và hi vọng
người ta sẽ có đáp ứng thỏa đáng? Ở trên đời này có người nào đần đến độ như vậy không? Hay
là đầu óc của ông ấy đã bị thuốc phiện Tin Lành làm cho bất bình thường?
Không những tác giả của bức
Tâm Thư này đần đến độ ngớ ngẩn mà những người đăng bức Tâm Thư này trên
Internet cũng đần không kém. Bộ các ông cho rằng Bộ Công An CS cần
biết cái vương quốc Thiên Đàng của Chúa Jésus Christ là cái gì, hay công
dân của nước đó là ai hay sao?
Tôi nói cho các ông biết một sự kiện, chính giáo hoàng John Paul
II, chủ chăn của số tín đồ Công giáo đông gấp 3 lần số tín đồ Tin Lành
trên thế giới, muốn tới La Vang, trước đây cướp được của Chùa Phật Giáo ở
đó nhờ thế lực của thực dân Pháp để làm “thánh đường”, hòng nuôi dưỡng
lòng mê tín và khích động lòng cuồng tín của giáo dân, cũng phải xin
phép nhà nước CHXHCNVN, và nhà
nước đã từ chối, không cho phép. Vậy thì một công dân của cái
gọi là vương quốc Thiên Đàng của Chúa Jésus Christ mà không ai biết nó ở
đâu thì có tư cách gì để “trả lời” một bài báo đăng trên tờ An Ninh Thế
Giới của Bộ Công An Việt Nam. Việt Nam có biết cái vương quốc Thiên đàng đó ở đâu đâu, và
lẽ dĩ nhiên, chẳng làm gì có quan hệ ngoại giao nào với cái vương quốc
tưởng tượng đó. May ra thì nhiều nhất là Bộ Công An biết được sự
kiện là cái người mà ông Khuất Minh gọi là Chúa Jésus Christ thì đã bị
đóng đinh trên một cái giá bằng gỗ có hai thanh, một thanh dài và một
thanh ngắn, đóng thẳng góc với nhau, và đã chết cách đây khoảng gần 1980
năm rồi.
Đến đây chắc quý độc giả đã thấy đầu óc của những người Tin Lành
thuộc loại như thế nào. Tất cả là bắt nguồn từ sự tin nhảm nhí vào cuốn
Thánh Kinh. Loại đầu óc như vậy không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở trên
đất Mỹ được coi là văn minh nhất thế giới. Pat Roberson, nhà truyền
giáo trên TV, cho rằng vụ động đất ở Haiti gần đây là sự trừng phạt của
Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, vì người Haiti khi xưa đã ký hợp đồng với
Satan (pack with the Devil), không biết rằng gần 90% người dân Haiti
theo Công giáo. Trước đây ông ta cũng cho trận bão Katrina ở New Orleans
là do Chúa trừng phạt vì nơi đây hợp thức hóa chuyện phá thai, và cho
rằng bệnh AIDS là do Thiên Chúa “sáng tạo” ra để trừng phạt những người
đồng giống luyến ái (homosexuals).
Hiển nhiên là Pat Roberson ngu đến độ không biết là tại sao có những
thiên tai bão lụt, động đất v.. v… đã xảy ra trên thế gian cả ngàn vụ,
và trong nhiều trường hợp, các chuyên gia đã có thể tiên đoán được khi
nào sẽ xảy ra..
Một trường hợp điển hình khác ở Mỹ là, sau vụ 9-11 ở New York,
trước ngày lễ Halloween, 31 tháng 10 hàng năm, Mục sư Tin Lành Deacon
Fred, trong một bài giảng cho các tín đồ, cho rằng bổn phận của người
Ki-tô là phải giết phù thủy ngay trong thời đại này:
Thiên Chúa rất rõ ràng ở đây, thưa quý vị, ông ta
không muốn cho các phù thủy sống. Chúng ta phải giết các phù thủy! Nếu không, chúng ta đang bất tuân
lệnh của Thiên Chúa. Jesus sẽ vui mừng đến chảy nước mắt nếu ông ta từ
trên đám mây cúi xuống và hít hà mùi thịt nướng của một phù thủy trong
ngày lễ Halloween này. [Trong ngày lễ Halloween vào 31 tháng
10 mỗi năm, rất nhiều người ăn mặc giả làm phù thủy kéo ra chật đường
phố] Có phải là như vậy đã phá tan ngày sinh nhật nhỏ của Satan
không? Hãy ca tụng Thiên
Chúa. [Vui mừng khi được hít hà mùi thịt nướng của một con
người] Thật là xấu hổ vì chính quyền Mỹ đã ngăn cấm người dân không
được thực hành lệnh trong Kinh Thánh là phải thiêu sống phù thủy. [28]
Sự tai hại của niềm tin vào những điều viết nhảm nhí trong Kinh
Thánh thật đã rõ rệt. Ở nơi nào mà Khi Tô Giáo, đặc biệt là đám Tin
Lành cuồng tín, đám người tin tất cả vào uy quyền tối thượng của Kinh
Thánh, nắm quyền thế tục thì lịch sử đẫm máu của Ki Tô Giáo sẽ lại tái
diễn. Tất cả bắt nguồn từ niềm tin vào cuốn sách gọi là Kinh Thánh và
nhân danh Thiên Chúa của họ.
Hiểm họa Tin Lành là
một sự kiện rõ như ban ngày, khó ai có thể chối cãi. Vấn nạn của những người Tin Lành tân
tòng Việt Nam là không biết đầu óc học đã bị điều kiện hóa như thế nào
để đến nỗi trở thành những kẻ mê muội, cuồng tín đến mức phi lý trí, phi
dân tộc, bất chấp sự tiến bộ trí thức của nhân loại, bất chấp những sự
thực hiển nhiên về chính tôn giáo của họ.
Do đó, mọi người Việt Nam phi Ki-Tô phải có bổn phận ngăn chận cái
hiểm họa này, không thể để cho cái tế bào ung thư này tự do lan rộng
trong xã hội lành mạnh về tâm linh của chúng ta . Đọc những luận điệu
cuồng tín của Trần Long, Khuất Minh và “Tuyên ngôn thuộc linh” ở trên,
chúng ta thấy rõ Tin Lành là một đạo hoàn toàn không thích hợp với người
Việt Nam, những niềm tin thuộc thời man rợ bán khai của họ đã đang phá
sản ở Âu Mỹ hoàn toàn bất phù hợp với truyền thống văn hóa chiết trung
(synchretic) về tôn giáo của Việt Nam..
Vậy biện pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa
truyền thống của Việt Nam? Tôi cho rằng, để tránh cái hiểm họa Công
Giáo và Tin Lành, cái hiểm họa đã được chứng tỏ trong 2000 năm lịch sử
của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công giáo , ở Việt Nam, ngoài việc cương
quyết canh chừng, kiểm soát những phương cách truyền đạo bất chính, con
đường hữu hiệu nhất là con đường mở mang dân trí. Qua
con đường này, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki
Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, và từ đó sẽ không còn bị mê hoặc
bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang
đường, phi lý của Ki Tô Giáo mà ngày nay thế giới Tây Phương đã nhận
thức rõ và đang từ bỏ dần dần. Nhà Nước cũng cần huấn luyện một đội ngũ trí thức nắm vững
nội dung Kinh Thánh và lịch sử các giáo hội Công Giáo và Tin Lành cùng
kiến thức thời đại về các bộ môn khoa học để có thể công khai chất vấn
các nhà truyền đạo về mọi mặt trong các cuộc giảng đạo hay truyền đạo
của họ. Chúng ta nên nhớ, “người Ki Tô Giáo, nhất là Công
giáo, chỉ sợ sự thật.”
Mở mang dân trí, cập nhật hóa kiến thức thời đại, đây chính là một
nhiệm vụ quan trọng trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng của chính
quyền mà là nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt Nam nào còn có lòng
với dân tộc, đất nước, còn trân quý truyền thống văn hóa và tôn giáo của
Việt Nam. Tôi hi vọng giới trí thức, nhất là giới trẻ ngày nay, hãy
nhận thức rõ tầm quan trọng của lãnh vực văn hóa này. Vì lợi ích của
mọi người, và vì tương lai của dân tộc và đất nước, chúng ta hãy cùng
nhau tích cực hoạt động trong đường hướng mở mang dân trí, giúp người
dân nhận thức được những sự thật về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt
Nam.
Chúng ta đã biết, mất đi
chỗ đứng trong thế giới Tây phương, Công Giáo cũng như Tin Lành đều có
mưu toan bành trướng sang Á Châu, nơi đây ở một số nơi, Giáo hội đã có
sẵn một đám thuộc hạ cuồng tín, nô lệ, bảo sao nghe vậy, và con người
còn đang sống trong cảnh khó khăn vật chất và thiếu hiểu biết.
Họ là nhưng mồi ngon trong sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo. Đối với
đất nước Việt Nam, đó là một hiểm họa cần phải phòng ngừa nếu chúng ta
muốn bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Không có lý do gì để cho người dân
tiếp tục bị lừa dối để chấp nhận những đồ phế thải của Tây phương mà
lịch sử đã chứng tỏ trái nghịch với truyền thống văn hóa và tôn giáo của
Việt Nam.
Tại sao những người Tin Lành lại đều có một loại đầu óc hầu hết
là ngu đần và cuồng tín như trong những trường hợp đã nêu ở trên. Chúng
ta hãy đọc một chút về sự phân tích vấn đề của Mục sư Tin Lành Rubem
Alves. Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism
and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem
Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về
mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người
tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo: Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của
Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài
24 trang giấy, từ 22 đến 46. Đây là một cuốn sách, dày 215 trang, rất
hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc
tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những
giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic,
về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một
cách rất hiển nhiên. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong mục “Cải
Đạo và Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44, để thấy rõ Tin
Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần
của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành:
Sự phân tích vấn đề của chúng tôi đưa đến kết luận là, kinh
nghiệm cải đạo là sự đáp ứng của một tình trạng khủng khoảng. Sự cải
đạo giải quyết một ngõ bí tình cảm.
Đó là tại sao giáo
hội phát triển nhanh hơn trong những địa phương ở đó những tiến trình xã
hội đã gây ra sự khổ, đặc biệt là từ hoàn cảnh ngoài lề xã hội và sự
sụp đổ ý nghĩa của cuộc đời.. Những địa phương như vậy là ưu tiên
số một của các nhà thờ ở địa phương, mà những nỗ lực để tạo nên đời
sống trong giáo hội được chú trọng trong những địa phương này.
Tôi không nói điều gì mới lạ đối với những người Tin Lành. Không có sự cải đạo (vào Tin
Lành) nếu không có sự khủng
khoảng, không có sự cải đạo mà không có sự khổ. Cải đạo là một
quá trình mà con người hấp thụ sự khổ thành một ý nghĩa mới của cuộc đời
và làm cho nó có ý nghĩa...
Có phải là khó hiểu
không khi mà (vai trò của) Giê-su Ki-tô không thể rao giảng được cho những người cảm
thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật
đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng? Có phải là kỳ cục không khi mà Đấng
Ki-tô chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình
trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm
xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết? Thật ra nhiệm vụ của những nhà
truyền bá phúc âm là gì? Nhiệm vụ của họ là gán cho một cơn khủng
khoảng những cái tên thần học trong khi nguồn gốc của nó chỉ là tâm lý
xã hội. Nhà truyền bá phúc âm tìm cách khơi động một cơn khủng khoảng
mà con người có thể không cảm thấy trước, rồi từ đó, và chỉ từ đó, họ
mới có thể tuyên bố: “Chúa Ki-tôt là giải đáp”
Chúng tôi bắt buộc
phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho Chúa Ki-tô khi nó cảm thấy ốm
đau, bệnh hoạn. Có một lý do thần học nào để giải thích là tại
sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi?
Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Thiên
Chúa và thế giới là sự khổ và thống khổ. Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự
mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality)
tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy? [Tác giả dùng từ
sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác)
và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi). Về
điểm này, Tin Lành không khác gì Công Giáo. Trong một cuộc hành hương tại Lộ Đức
(Lourdes), Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau
đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh
hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa.
(Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at
Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and
assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)
Không hiểu khi ông ta bị bắn suýt chết, và khi bị bện Parkingson run rẩy
chân tay, ăn nói lắp bắp thì ông ta có nghĩ đó là “kế hoạch kỳ diệu”
của Thiên Chúa dành cho người “đại diện của Chúa ở trên trần” không?]
Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến
cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp Chúa Ki-tô. [Ở
đây, chúng ta lại thấy Tin Lành và Công giáo gặp nhau ở điểm này. Thật
vậy, một học giả chuyên gia viết tiểu sử, Anne Sebba, đã sang tận
Calcutta và nhiều nơi khác để quan sát nhưng “cơ sở từ thiện” (sic) của
bà Teresa, và đã viết trong cuốn “Mother Teresa: Beyond The Image” (Mẹ
Teresa: Ngoài Cái Hình Ảnh Đã Được Dựng Lên) là: “Công việc từ thiện của
bà Teresa không bắt nguồn từ chính lòng từ thiện mà động cơ thúc đẩy
chính là để làm sáng danh Chúa và để truyền đạo... Bà Teresa đã khẳng
định rằng công việc từ thiện bà làm là để phục vụ Chúa, không phải phục
vụ con người, phục vụ Chúa bằng cách kiếm thêm nhiều tín đồ cho Chúa mà
những sự đau khổ, bất hạnh của con người là những cơ hội để bà làm việc
thiện, chứng tỏ lòng “từ bi” (sic) của bà.” (Xin đọc bài Đâu Là Sự Thực?
trên trang nhà Giao Điểm).] Sự khổ càng lớn thì những cơ hội
truyền đạo càng nhiều. Có phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được
đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ
nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội?
Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị
chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội.
Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang
những “tin lành” thực sự đã làm những gì?
Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn,
hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và
không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình
không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm)
mới có thể cứu được. Bất cứ ở
nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để
kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ nhẹ dạ, cả tin]
để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt
những cái trứng độc hại của họ trong đó. Họ đặt mục tiêu số một
vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó
những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer].
Cải đạo (theo Tin Lành) là một giải đáp cho một vấn
nạn đau đớn. Người ta bắt đầu đi từ cải đạo đến một
quan niệm về thế giới có tác dụng ngăn ngừa sự tái xuất hiện của kinh
nghiệm bất an tiên khởi. Mục đích [của cải đạo] là đuổi đi sự
sợ hãi. Nếu sự cải đạo đã đủ để chứng minh có thể đuổi đi sự sợ hãi,
tâm thức con người sẽ gắn chặt vào kinh nghiệm cải đạo và vào quan niệm
mới về thế giới. Đó là tại
sao mọi lý luận không có tác dụng ở trình độ này. Chúng ta có thể đưa
ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác
– để kêu gọi người cải đạo suy tư về kinh nghiệm cải đạo của họ. Bằng
chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người tân tòng.
[Bởi vì người tân tòng sợ phải đối diện lại với một tâm thức bất
an như trước.] [29]
Nơi trang 84-85, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ
những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của
họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp
nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành. Đọc xong đoạn sau đây chúng ta
sẽ hiểu rõ hơn tại sao những tín đồ Tin Lành như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên
Hồng hay Nguyễn Huệ Nhật, Trần Long, Khuất Minh v…v.. lại như những
con vẹt, nhắc lại y chang những điều mà họ được truyền dạy trong những
cộng đồng Tin Lành:
Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một
đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học. Họ không biết gì hết.
Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một
người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành). Quá
trình học tập là một quá trình tập sự. Sự tương giao xã hội giữa hai
bên không phải là một sự tương giao bình đẳng. Ông thầy và kẻ tập sự,
thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ. Một người là thuộc cấp của người
kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này. Những người dạy
giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực
tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền
giữ những định nghĩa về thực tại của mình..
Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về
thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì. Những kiến
thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải nghi ngờ. Họ
không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại
kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ. Tại sao vậy? Vì kiến
thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ
trước. Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy
trắng. Họ không có gì để nói;
nhiệm vụ của họ là nghe. Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân
phục định chế của giáo hội trong yên lặng. Nay
họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó
có độc quyền để nói.
Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu
bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người
dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy,
những kẻ học hỏi nhắc lại. Nếu những kẻ học hỏi không biết là
mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết),
họ không đủ tư cách để nói. Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ
tình cảm của mình. Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của
họ. Đó là tại sao loại ngôn
từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý
(của Tin Lành)
đã minh họa rõ ràng. Những sách giáo lý là sách đầu
tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi. Chúng chứa những câu
hỏi và những câu trả lời viết sẵn. Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của
Tin Lành? Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong
đó. Sự học hỏi của cộng đống Tin Lành được định nghĩa theo loại
kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả
năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý. Theo cách này tâm thức tập thể của
cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên. Thế
còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao? Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân
tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ? Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin
Lành. [30]
Ngoài ra, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết, trang 34, là Tin
Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng
đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi,
và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt
(Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable
of doing good.). Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con
người chỉ có một cách: chấp nhận Giê-su Ki-tô là đấng cứu chuộc duy nhất
và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior).
Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục Giê-su
Ki-tô (The formula calls not for doing but for surrendering to
Christ). Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng
ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an
obstacle to conversion).
Những người Tin Lành Việt Nam, đầu óc mù mịt, không biết rằng
thế giới đã thay đổi nhiều, và những điều rao giảng của Tin Lành về Chúa
Giê-su, về nước “thiên đường” v… v… nay đã không còn mấy giá trị trong
cả ngay nội bộ Tin Lành. Những tác phẩm của Giám mục Tin Lành Jogn
Shelby Spong, Mục sư Ernie Bringas và Rubem Alves v…v… đã nói rõ hơn gì
hết sự phá sản tâm linh của Tin Lành. Thật vậy, chúng ta hãy xét đến
một điều giảng dạy chính của Ki Tô Giáo, chung cho Công giáo và Tin Lành
về “Tình yêu của Thiên Chúa”:
Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, xuất bản năm
1995, trang 76, để trả lời câu hỏi “Tại sao nhân loại cần cứu rỗi?”,
Giáo hoàng John Paul II đã trích dẫn một câu trong Phúc Âm John 3: 16
làm luận điểm giải thích, “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến
nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị
luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, nhưng lờ đi câu tiếp theo, John 3: 18: “Người nào
không tin vào Giê-su thì đã bị đầy đọa rồi, vì người đó không
tin vào đứa con duy nhất của Thượng đế.” Theo tôi, mấy câu trên là
những câu vô nghĩa và bậy bạ nhất trong Tân Ước vì những câu này chỉ có
thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su mà thôi. Lẽ dĩ nhiên chỉ có
những người sinh sau Giê-su mới có thể biết đến Giê-su và tin Giê-su để
không bị luận phạt và có cuộc sống đời đời, lẽ dĩ nhiên sau khi chết.
Nhưng lịch sử loài người đâu chỉ bắt đầu từ khi Giê-su 30 tuổi. Ấy thế
mà vẫn có vô số người tin vào những cái câu nhảm nhí này. Ngày nay,
trên đất Mỹ chúng ta thấy nhan nhản những bảng hiệu đề “Giê-su Yêu
Bạn” [Jesus loves you], và trong bài “Lửa Cháy trên Quảng
Trường Mỹ Đình” ở trên chúng ta cũng thấy một chuyện phịa về một
ông Mục sư Joseph nào đó cảm hóa được ba tên “ăn trộm” bằng mấy câu vớ
vẩn vô căn cứ mà “đạo chích” thường dùng như "Chúa rất yêu các em,
các em đừng làm như vậy", "Chúa rất yêu thương các em, các em
hãy lên tiếp nhận Chúa" trong khi Chúa đã chết gần 2000 năm nay rồi
và Ki Tô Giáo thường khẳng định là không ai có thể biết ý Chúa là như
thế nào.. Nhưng thử hỏi mấy
ông Tin Lành, nếu tôi không thèm tin vào Chúa của các ông, không muốn
tiếp nhận Chúa của các ông, thì Chúa của các ông có còn yêu thương tôi
không, hay là đày đọa tôi xuống hỏa ngục của ông ấy như được viết rõ
trong Tân Ước? Luận điều “Chúa yêu thương…” chỉ là luận điệu lừa
bịp cho những kẻ đầu óc yếu kém cả tin vào những điều không tưởng.
Nền thần học Ki Tô Giáo rao giảng cho các tín đồ về một “Thiên
Chúa quá thương yêu thế gian”, và “Chúa rất thương yêu bạn” ,
nhưng những sự kiện xảy ra ngay trước mắt: Tsunami, thiên tai, bệnh
tật, quái thai, chiến tranh v.. v… đưa đến một câu hỏi: Tình yêu Thiên Chúa đặt ở đâu?
Một ví dụ điển hình về ngay cả những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo
cũng không còn tin vào một “Thiên Chúa lòng lành” nữa được đăng trên tờ
Newsweek số ngày 7 tháng 5, 2007, về chuyện một Mục sư tuyên úy phục vụ ở
Iraq và nay trở về phục vụ trong Quân Y Viện Walter Reed. Bài báo viết
về cuốn Nhật Ký của Mục sư tuyên úy Roger Benimoff. Những dòng cuối
cùng trong Nhật Ký viết:
“Tôi không muốn dính dáng gì đến Thiên Chúa. Tôi thật chán
ngấy tôn giáo. Đó là cặp nạng cho những kẻ yếu kém.. Chúng ta tạo ra
Thiên Chúa cho những gì chúng ta cần đến trong một lúc. Tôi thậm ghét
Thiên Chúa. Tôi thậm ghét tất cả những kẻ nào toan tính giảng giải về
Thiên Chúa trong khi họ thực sự không hiểu gì về Thiên Chúa” [31]
Tại sao một Mục sư tuyên úy lại viết như vậy?. Vì ông ta đã
chứng kiến những cảnh tàn bạo dã man phi lý trong cuộc chiến ở Iraq và
những cảnh đau khổ của thương phế binh ở Quân Y Viện Walter Reed, và ông
ta không thể nào hòa hợp những cảnh đó với luận điệu thần học “Thiên
Chúa quá thương yêu thế gian” trong phúc âm John.
Cựu Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota cũng đã từng phát
biểu:
“KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một
cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số
đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people
who need strength in numbers)
Nhưng những người Tin Lành đầu óc mụ mị, được nhồi sọ để tin
rằng mọi sự tốt đẹp xảy ra cho họ là do Chúa ban cho: [Trần Long: Người
Tin Lành cám ơn Chúa Trời là Đấng ban cho gạo cơm, mưa nắng, sức khỏe,
sự sống, và con cái]. Điều này nói lên tâm cảnh ích kỷ
cùng cực của những người Tin Lành. Họ không hề nghĩ đến những đứa trẻ
sinh ra là quái thai, hoặc có khuyết tật, những thiên tai hàng ngày xảy
ra trên thế giới, và vô số những cảnh nghèo khổ xảy ra trong ¾ thế
giới. Họ bị đầu độc bởi viên
thuốc phiện Thiên Chúa, tạo cho họ một tâm cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào
cặp nạng thiên chúa, không bao giờ dám rời bỏ cặp nạng này, dù hàng bao
tỷ người trên thế giới vẫn đứng vững trên trường đời mà không cần đến
cặp nạng thiên chúa.. Họ được cấy vào đầu là mọi sự tốt lành
trên thế gian này đều là do thiên chúa của họ tạo ra, không bao giờ buồn
để ý đến những sự xấu ác, bất toàn trên thế giới. Họ được dạy là thiên
chúa lòng lành, rất thương yêu thế gian, nhưng họ chưa từng đọc Kinh
Thánh nên không biết rằng thiên chúa của họ trong đó ác ôn như thế nào.
Sau đây chỉ kể vài điều điển hình về những đòi hỏi và hành động của
Thiên Chúa của họ trong Kinh Thánh:
- Thiên Chúa đòi hỏi và chấp nhận giết người để tế Thiên
Chúa (Leviticus 27; Judges 11; 2 Samuel 21).
- Thiên Chúa giết đứa con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập
(Exodus 12)
- Thiên Chúa chấp nhận nô lệ (Exodus 21; Leviticus 25)
- Thiên Chúa chấp nhận việc bán con gái làm nô lệ (Exodus
21)
- Thiên Chúa ra lệnh giết các phù thủy và những kẻ lạc đạo
(Exodus 22)
- Thiên Chúa xử chết những người vi phạm ngày lễ Sabbath
(không nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31)
- Thiên Chúa giết 70000 người trong một dịch hạch do chính
Chúa tạo ra (2 Samuel 24)
- Thiên Chúa cho 2 con gấu cắn nát 42 đứa trẻ vì chúng chế
riễu nhà tiên tri Elisha (2 Kings 2)
- Thiên Chúa tạo ra hồng thủy giết chết mọi người và mọi
sinh vật, chỉ chừa lại gia đình tên say rượu Noah và giống vật mỗi thứ
một cặp, vì Chúa thấy loài người, do chính Chúa “sáng tạo” ra, tội lỗi
(Genesis 6) [Dưới con mắt cận thị của Thiên Chúa thì con người sa
ngã, mang tội với Thiên Chúa, do đó Thiên Chúa tạo ra Hồng Thủy để giết
hại hầu hết loài người. Nhưng thử hỏi, tại sao Thiên Chúa lại giết cả
mọi sinh vật hoàn toàn vô tội, gồm có nhiều triệu chủng loại khác nhau,
khi chúng do chính Chúa “sáng tạo” ra và không hề làm điều gì trái với ý
của Thiên Chúa?]
- Thiên Chúa ra lệnh giết vợ con, anh em nếu họ theo tôn
giáo khác (Deuteronomy 13)
- Thiên Chúa xử chết những đứa trẻ nào không cắt miếng da
đầu dương vật (Genesis 17)
- Một học giả trên Internet đã đếm được là trong Thánh Kinh
Thiên Chúa đã giết trên 2 triệu người, đó là con số đếm được, trong khi
Satan chỉ giết có 10 người, với sự đồng ý của Thiên Chúa, trong vụ đánh
cuộc về trường hợp của Job.
Một trường hợp phá sản tâm linh khác của Tin Lành như sau.
Charles Kimball, Mục sư Tin Lành hệ Baptist, Tiến sĩ Thần Học, tốt
nghiệp đại học Harvard, Trưởng Ban Tôn Giáo đại học Wake Forest, gần đây
mới xuất bản cuốn Khi Tôn Giáo Trở Thành Ác Ôn (When Religion Becomes
Evil), HarperSanFrancisco, 2003. Tác giả đưa ra 5 dấu hiệu đồi bại (5
warning signs of corruption in religion) của một tôn giáo, khiến cho tôn
giáo đó trở thành ác ôn. Đó là:
- Tự cho là nắm chân lý tuyệt đối (Absolute truth claims)
- Tuân phục một cách mù quáng (Blind obedience) [Công Giáo
dạy tín đồ phải quên mình trong vâng phục các bề trên, Tin lành dạy phải
tuyệt đối trung thành với Thánh Kinh. TCN]
- Thiết lập thời điểm “lý tưởng” [thời điểm được cứu rỗi để
truyền đạo] (Establish the “ideal” time)
- Cứu cánh biện minh cho bất cứ phương tiện nào (The end
justifies any means)
- Tuyên bố Thánh Chiến (Declaring Holy War)
Chúng ta không còn lạ gì, cả 5 dấu hiệu này là những sắc thái
đặc thù của Ki Tô Giáo, Công giáo cũng như Tin Lành. Những dấu hiệu này
không chỉ là những dấu hiệu của tự thân Ki Tô Giáo mà cũng là những dấu
hiệu của những chính quyền dân sự theo Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công
giáo như dưới thời Franco ở Tây Ban Nha, Palevich ở Croatia, Ngô Đình
Diệm ở Việt Nam v…v…
Tiến sĩ Kimball đã phê bình gay gắt sách lược truyền đạo của Ki
Tô Giáo và tác giả viết, trang 25:
“Tự do tôn giáo là điều tốt. Nhưng tự do từ chối cái tôn
giáo mà những người khác muốn áp đặt trên những người có niềm tin khác
cũng là điều tốt vậy thôi.” [32]
Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền tự do từ chối và không
cho phép những kẻ truyền đạo dùng những thủ đoạn bất lương (The end
justifies any means) để truyền đạo như đám Tin Lành.
Người Việt Nam hẳn không ai mà không biết đến câu “theo đạo có
gạo mà ăn”, được truyền tụng trong dân gian từ ngày Công giáo bắt đầu
xâm nhập Việt Nam cho tới bây giờ, và gần đây, những nhà truyền giáo Tin
Lành đã mua mỗi đầu người Thượng trên miền thượng du vào đạo bằng 20
đô-la. Ki Tô Giáo không thể truyền đạo trong các môi trường trí thức
như trường Trung Học và Đại Học, không thể truyền đạo bằng Thánh Kinh,
trừ vài đoạn trích dẫn vụn vặt đượm chất hoang đường, mê tín, nhưng lại
khiến cho những người ít đầu óc dễ tin.. Họ chỉ thành công, hoặc bằng
bạo lực như trong quá khứ, hoặc bằng cách dùng bả vật chất, trong các
cộng đồng mà cảnh nghèo khổ và kém hiểu biết của người dân là những yếu
tố dễ lợi dụng và khai thác nhất. Nhưng phải công nhận rằng, “từ thiện”
là cái mặt thành công nhất của Ki Tô Giáo, nếu kể về số tín đồ nghèo khó
và trí tuệ thấp kém mà Ki Tô Giáo dụ được “vô đạo”, cái đạo “vô đạo”
của Ki Tô Giáo.
Kết Luận:
Trên đây chỉ là vài nét về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo,
Công giáo cũng như Tin Lành. Không ai có thể viết hết về Ki Tô giáo
trong một bài viết thuộc loại này. Thời buổi này mà chúng ta vẫn còn
nghe thấy những luận điệu như những bài viết thuộc loại nghiên cứu lịch
sử này là “chống Công giáo”, “chống Tin Lành”, hay “chia rẽ tôn giáo”
hay “theo sách lược đánh phá Ki-tô giáo của Cộng sản” của một số tín đồ
Ki Tô giáo Việt Nam cuồng tín. Đây chỉ là những luận điệu chụp mũ vu
vơ, không bằng chứng, vì tất cả các tài liệu dùng trong những bài nghiên
cứu về Ki Tô Giáo đều là của giới trí thức Tây phương, ở trong cũng như
ở ngoài các Giáo hội Ki-tô. Tuyệt
đối không có một tài liệu nào của Phật Giáo hay của Cộng sản.
Tại sao các tín đồ Ki tô giáo Việt Nam, kể cả các bậc chăn chiên và trí
thức, đều không có mấy ai sử dụng đến lý trí của mình.
Nếu còn dùng đến lý trí thì các tín đồ Ki Tô giáo Việt Nam phải
hiểu rằng, một khi mà những lời nói dối trá đã không còn giá trị trước
sự tiến bộ trí thức của nhân loại, những điều thuộc loại mê tín hoang
đường cổ xưa không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì
tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và thực tế là, từ hàng giáo phẩm cho
đến các con chiên ở dưới bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính
dáng gì đến một tôn giáo đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người
dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại
hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các
giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm
chỉnh về Ki Tô Giáo.
Cuối cùng tôi muốn nói lên một số ý nghĩ chân
thành của tôi về các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam. Đây là những ý nghĩ
bắt nguồn từ sự hiểu biết về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo nói
chung, Công giáo nói riêng, với tất cả sự lương thiện trí thức trong
lãnh vực học thuật, tuyệt đối không phải vì thù hận cá nhân hay tập
thể. Và những ý nghĩ này nhằm mục đích xây dựng chứ không phải phá
hoại. Do đó, các bạn, xin phép được gọi như vậy, nên hiểu rằng đây là
những ý nghĩ của một người bạn, không phải của kẻ thù.
Vấn đề không phải là các tín đồ Ki Tô Giáo tin vào Thượng đế của
người Do Thái, vì ai cũng có quyền tin vào một Thượng đế mà mình muốn
tin. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thấy có cả trăm Thượng đế khác
nhau, và về bản chất, mọi Thượng đế và mọi đối tượng tín ngưỡng đều như
nhau, nếu chỉ là thuần túy đối tượng của một đức tin không cần biết,
không cần hiểu. Vấn đề chính là tin như thế nào, và những hành động tôn
giáo bắt nguồn từ đức tin của mình có thật sự làm sáng danh Thượng đế mà
mình tin hay không, hay ngược lại chỉ kéo Thượng đế của mình xuống vòng
ô nhục. Thảm thay, đây chính lại là điều các tín đồ Ki-tô thường làm,
tưởng rằng để vinh danh Thiên Chúa nhưng thực ra lại hạ thấp Thiên Chúa
của mình xuống hàng tệ mạt nhất trong nhân loại, qua những hành động
tàn bạo, ác ôn nhất trong lịch sử nhân loại. Có phải là kỳ lạ không
khi chúng ta tin vào Thần cây đa, Thần bình vôi v... v..., chúng ta
không hề gây hại cho ai, trong khi tin vào Thần của Ki Tô Giáo thì lại
gây ra bao thảm cảnh cho nhân loại. Vậy về phương diện xã hội, những
niềm tin nào đã gây hại cho xã hội. Các tín đồ Ki-tô có bao giờ nghĩ
đến điều này không?
Sau đây tôi sẽ đưa ra vài điều để các bạn suy nghĩ và thấy rằng
không phải tôi viết bừa mà không có căn cứ.
- Các bạn tin vào một Thiên Chúa toàn năng [nghĩa là làm gì
cũng được], sáng tạo ra cả vũ trụ và muôn loài trong đó. Nhưng các bạn lại tin rằng Thiên
Chúa phải cần đến những con người thế tục, đầy tội lỗi như các bạn để đi
kiếm thêm linh hồn cho Thiên Chúa của các bạn. Chẳng vậy mà các
bạn rình mò xem có người quen nào sắp chết, nhân lúc gia đình vắng mặt,
đến ban tên thánh cho người sắp chết, hoặc dùng mọi thủ đoạn để kéo
người ngọai đạo vào trong niềm tin của các bạn. Vậy thực ra các bạn
đang vinh danh Thiên Chúa hay đang mạ lỵ Thiên Chúa của các bạn? Các
bạn đã không tin ở thuộc tính toàn năng của Thiên Chúa, không tin ở khả
năng sáng tạo của Thiên Chúa, không tin ở khả năng thực hiện tất cả
những gì mà Thiên Chúa muốn. Các bạn tin rằng Thiên Chúa có nhiều nhu
cầu, thí dụ như nhu cầu độc tài, không ai được thờ Thần khác, hoặc nhu
cầu về sự yêu thương hết lòng hết sức của những con người do chính Thiên
Chúa tạo ra, hoặc nhu cầu cần được người trần vinh danh v..v.. và Thiên
Chúa lại phải nhờ đến các bạn để cung cấp những nhu cầu ấy cho Thiên
Chúa? Vậy thực chất Thiên Chúa của các bạn là cái gì, có khác gì người
thường không? Các bạn đã mang những tính xấu trần tục của con người để
áp đặt lên Thượng đế của các bạn.
- Các bạn tin lời giải thích của giáo hội hay của chính giáo
hoàng John Paul II gần đây ở Lourdes, là mọi bất hạnh, tật nguyền xảy
tới với các bạn là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa (God’s
wondrous plan). Các bạn không hiểu tại sao những bất hạnh đó lại đến
với các bạn, và để tự an ủi các bạn đã tin vào lời giải thích như trên.
Cũng như khi xưa, người dân Do Thái được các thầy tu hay tiên tri Do
Thái giải thích là những đau khổ triền miên xảy ra cho dân Do Thái là do
sự trừng phạt của Thiên Chúa vì dân Do Thái đầy tội lỗi, không theo
đúng luật của Thiên Chúa. Một ngày nào đó, Thiên Chúa sẽ hồi tâm, mang
nước thiên đường, nghĩa là một Jerusalem mới tràn đầy sữa và mật cho
người Do Thái. Vậy thật ra các bạn đã tin vào một Thiên Chúa chuyên làm
ác, gây ra bao đau khổ và bất hạnh cho nhân loại chỉ vì Thiên Chúa
không vừa ý [ai biết ý Chúa ra sao?]. Điều này đối ngược hẳn
với niềm tin của các bạn về một Thiên Chúa “quá thương yêu thế gian”.
Có niềm tin nào có thể hạ thấp Thiên Chúa của các bạn xuống hàng ác ôn
hơn không?
- Trong nhiều thế kỷ, các giáo hội Ki-tô đã gây ra bao thảm
họa cho nhân loại qua những cuộc Thánh chiến, những cuộc săn lùng phù
thủy, thiêu sống con người, những tòa án xử dị giáo với những cuộc tra
tấn khủng khiếp con người, những cuộc cưỡng ép cải đạo khắp năm châu
v..v.. mà tất cả đều được biện minh là làm theo ý Chúa (God’s will it =
Motto trong cuộc thánh chiến đầu tiên). Như vậy là các bạn đã tin và
chấp nhận một Thiên Chúa toàn năng chủ trương giết chóc, tra tấn, thiêu
sống và cưỡng bách cải đạo v..v... Một Thiên Chúa như vậy thì có giá
trị gì cho nhân loại, hay thực chất chỉ là một tên ác ôn khát máu?
- Đã một thời, và ngày nay vẫn còn nhiều người tin, là những
thiên tai như động đất, bão lụt, bệnh dịch truyền nhiễm v..v.. đều là
những biện pháp của Thiên Chúa để trừng phạt những người không tin theo
Ngài hoặc vì một lý do nào đó của Thiên Chúa mà chúng ta không thể hiều
nổi. Và tất cả cũng đều là do ý Chúa. Nhưng thiên tai, bệnh tật có
chừa ai đâu, đâu chỉ chọn người ngoại đạo để mà trừng phạt. Các bạn đã
tin vào một Thiên Chúa, tác giả của những tai họa của nhân loại. Một
Thiên Chúa như vậy có đáng để con người kính trọng không, khoan nói đến
thờ phung?
- Các bạn tin vào một ông Thiên Chúa đòi hỏi các bạn phải
yêu ông ta hết sức hết lòng nếu
không thì..., phải tin ông ta và tuân theo những luật lệ của ông
ta dù những luật lệ đó đã trở thành lỗi thời, phản ánh một trình độ man
rợ của thời chưa khai hóa, nếu
không thì...., phải nhận ơn tha thứ của ông ta nếu không thì...,
phải tin rằng ông ta có khả năng “cứu rỗi” nếu không thì.... Chỉ có một
Thiên Chúa dùng sự đe dọa và sợ hãi để bắt con người phải tin vào mình
mới có những đòi hỏi như vậy. Một Thiên Chúa nhân từ, đầy lòng thương
yêu không bao giờ có thể đòi hỏi như vậy. Thật ra các bạn không hiểu
các bạn là ai, không hiểu Thiên Chúa là cái gì, không hiểu sự vận hành
của thiên nhiên, của vũ trụ, của thế giới mà chúng ta đang sống trên
đó. Do đó các bạn không hiểu tình yêu là căn bản của mọi sự sống, cũng
như không hiểu tình yêu của một Thiên Chúa, theo đúng nghĩa của nó, phải
là một tình yêu không có điều kiện, không có sự phân biệt.
Đó là những vấn nạn mà các tín đồ Ki Tô Giáo ngày nay phải đối
diện. Nhưng không phải là những vấn nạn trên không thể giải quyết nổi,
nếu các bạn có đủ lý trí, lòng tự tin, và sự lương thiện trí thức tối
thiểu. Tất cả tùy thuộc các bạn. Các bạn chỉ có hai chọn lựa. Một là
tiêp tục sống trong bóng tối của ngu si, an phận làm con chiên, con cừu,
và không cần biết đến những sự tiến bộ tri thức của nhân loại. Hai là
muốn thoát ra khỏi cảnh tối tăm trí thức? Thoát ra như thế nào. Mục sư
Harry Wilson đề nghị: “Phải cất bỏ gánh nặng Thiên Chúa và Kinh
Thánh trên vai.” Riêng tôi, tôi có một đề nghị thiết thực hơn:
Muốn gia nhập hàng ngũ của giới trí thức hiểu biết thì lẽ tất nhiên các
bạn phải thay đổi những niềm tin về Thiên Chúa và Kinh Thánh. Tôi không có ý nói là phải bỏ những
niềm tin này mà là phải thay đổi những niềm tin này như thế nào để những
hành động, lời ăn tiếng nói của các bạn không hạ thấp Thiên Chúa của
mình xuống như các bạn thường làm trước đây, và cũng phải chấp nhận sự
thực là Kinh Thánh không phải là do sự mạc khải của Thiên Chúa viết ra,
mà chỉ là sản phẩm của một số người mà kiến thức của họ vào thời đó còn
rất nhiều thiếu sót. Các bạn có thể tiếp tục tin vào vài điều
đạo đức trong Kinh Thánh, nhưng những chuyện trẻ con như “sáng thế”,
“tội tổ tông”, “Giê-su sinh ra từ một nữ trinh”, “chuộc tội”, “cứu rỗi”,
“xác chết sống lại” v..v.. thì đừng có bao giờ mang ra mà quảng cáo
trên các diễn đàn công cộng. [Xin đọc cuốn Putting Away Childish
Things của Nữ Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann]
Nếu các bạn cứ tiếp tục tin vào một ông Thượng đế của người Do Thái,
về sau được biến thành Thượng đế của Ki Tô Giáo, tiếp tục tin vào sự
không thể sai lầm của Kinh Thánh, và không hề có một thắc mắc, nghi vấn
nào, như các bạn đã tin, tôi e rằng các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn
khi phải đối diện với những thắc mắc của thiên hạ về Thượng đế của Ki Tô
Giáo hay về mức độ khả tín, chính xác, không thể sai lầm của cuốn Kinh
Thánh.
Đây chỉ là vài ý kiến chân thành của tôi, hi vọng có thể giúp các bạn
trở về thân phận con người mà cái quý báu nhất là một đầu óc lành mạnh,
có khả năng suy tư, phân biệt chân giả, và nhất là, đừng vì những niềm
tin của mình mà phản bội dân tộc, đánh giá thấp truyền thống văn hóa cao
đẹp hơn văn hóa Ki-tô rất nhiều của Việt Nam..
Sau cùng, xin độc giả hiểu cho rằng, bài viết này chỉ viết về bản
chất và thực chất của Ki Tô Giáo, Công giáo cũng như Tin Lành, chứ không
có ý tổng quát hóa, quy tất cả những tội ác và sai trái của Ki Tô Giáo
lên đầu đám tín đồ ở dưới mà trong đám này tất nhiên có rất nhiều người
lành thiện, giầu lòng bác ái, là những công dân tốt. Họ không bao giờ
nghĩ rằng bản chất và thực chất của tôn giáo họ theo lại có một lịch sử
như vậy. Họ là những người đáng thương chứ không đáng trách.
[1] Most Catholics are unaware of the history to which the pope
alluded, an if, in the words of Cardinal John O'Connor, archbishop of
New York, Catholics are to be "liberated by the truth", then they must
know what that truth is.)
[2] King Charles VI of France published a decree withdrawing the
French Catholic Church and all French citizens from obedience to Pope
Benedict XIII. He nullified his country’s support for Christianity and
declared France religiously neutral
[3] Malachi Martin, The Decline and Fall of The Roman Church, p.
196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned
Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and
30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic
schools, religious orders, burned churches and libraries...”
[4] S.T. Joshi, God’s Defenders: What They Believe and Why They
Are Wrong, Prometheus Books, New York, 2003, p. 12: The dominant
question thus becomes not why religion has not died away but why it
continues to persist in the face of monumental evidence to the
contrary. To my mind, the answer can be summed up in one
straightforward sentence: People
are stupid.
[5] Most important, the impact of the scientific perspective is
having now that even scholars working under a conservative Catholic
imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars
have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a
vision – for decades; they have taught it to generations of priests and
ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a
backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary
Christians.]
[6] “But the Church does not kill now”, methinks I hear the
Christian apologist exclaim. No, a tiger weakened by the pangs of death
grows less and less ferocious. The Church does not kill now because it
does not have the power to kill. The fagot and the sword have been
wrested from its bloody hands, and hatred and slander are the only
weapons left her now.
[7] This was the beginning of the Index of Prohibited Books, and the
suppression of books challenging Church dogma soon became official
Vatican policy. It was perhaps the most dramatic form of censorship
known to the world, by which the Church for centuries policed the
literature available to the public, and it maintained official sanction
well into the 20th century.
[8] He believed in a plurality of worlds, in the rotation of this,
in the heliocentric theory. For these crimes, and for these alone,
he was imprisoned for six years. He was offered his liberty, if he
would recant. Bruno refused to stain his soul by denying what he
believed to be true. He was tried, condemned, excommunicated and
sentenced to be burned. He was taken from his cell by the priests, by
those who loved their enemies, led to the place of execution..He was
chained to a stake and about his body the wood was piled. Then priests,
followers of Christ, lighted the fagots and flames consumed the
greatest, the most perfect martyr, that ever suffered death. ("Ingersoll
The Magnificient" By Joseph Lewis).
[9] Galileo was a great scientist who, even at the age of eighty,
when he was dying, had such a beautiful sense of humor. He said: There
is no problem. I will change it; I will write in my book exactly what
God has written in the bible - that the sun goes around the earth. But
one thing I must make clear to you: neither the sun reads my book nor
the earth reads my book. As far as reality is concerned, the earth will
continue going around the sun. And why should you insist?
Because I have every proof; I have devoted my whole life to the search,
and all those who have a scientific mind are in absolute agreement with
me. Sooner or later you will have to agree because one cannot remain
against truth for long.
[10] It is impossible there should be inhabitants on the opposite
side of the earth, since no such race is recorded by Scripture among the
descendants of Adam.
[11] Pettifer, Julian & Bradley, Richard, Missionaries,
BBC Books, London, 1990, pp. 132-133: By the end of the fifteenth
century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he
determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil,
should belong to Spain, while Portugal would take Brazil and whatever
could be seized in Asia and Africa. It was decreed that along with
territorial gains would go the duty to incorporate any native peoples
into the Catholic Church...With the invading armies came priests and
friars whose presence justified the subjugation of the people and the
use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the
faith.
[12] ...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and
Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship
between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals
that the French were far from alone in their attacks on the loci of
Vietnamese authority because the invaders received a significant level
of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics.
Moreover, the methods of the French officers and their Catholic
collaborators could hardly be considered as evidence of a superior
morality even by their own contemporary standards, for the Catholic
Missions exchanged labor, resources, and information in return for
French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of
Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and
pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French
imperialism has not been adequately recognized by historians, but it
was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.
[13] Les missionaires, selon l'optique des dirrigeants Vietnamiens,
étaient coupables de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur
pays. Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les
faisaient vivre en marge de la société traditionnelle. Mais chose plus
grave, on reprochait aux prêtres et aux chrétiens la scission du pays en
deux clans religieux opposés.
[14] The principle of the Inquisition was murderous..The popes were
not only murderers in the great style, but they also made murder a legal
basis of the Christian Church and a condition of salvation.
[15] The pope’s bulletin declared that the Church controlled “two
swords”, that is, two powers: “Both swords are in the power of the
Church, the spiritual and the temporal; the spiritual is wielded in the
Church by the hand of the clergy; the secular is exerted for the Church
by the hand of its military.. and the spiritual power has the right to
establish and guide the secular power, and also to judge it when it does
not act rightly.. Consequently, whoever opposes the two swords of the
Church opposes the law of God.
[16] The Inquisition, said Bishop Bruno of Segni, “was invented to
rob the rich of their possessions. The pope and his priests were
intoxicated with sensuality; they despised God because their religion
had been drown in a deluge of health (A History of the popes,
Joseph McCe, V.A. Watts & Co., London, 1939)
[17] Martin Luther, upholding the Bible as the supreme authority,
had no reservations about burning witches. He sanctioned 4 executions
at Wittenburg. “I should have no compassion on the witches…I would burn
them all.” John Calvin personally led a campaign in Geneva against 31
persons accused of witchcraft. Calvin declared: The Bible teaches us
that there are witches and they must be slain… this law of God is a
universal law.
[18] Father Delehaye, The Legends of the Saints, 1907,
English ed., Dr. Joseph McCabe, “The Popes and their Church”,
C. A. Watts & Co., London, 2nd ed. Revised, 1924, p.13:
There is no evidence whatever that the papal genealogies are based upon
earlier sources; simply put, there were no Christian popes for many
centuries.
[19] In short, these frauds are very common in all books which are
published by priests.. For it is certain they plead the authority of
earlier writings that wew themselves fake, forged, mangled or corrupted,
with more reasons than any to support their articles of faith with
sinister ingenuity.
[20] Lockhart, Douglas, The Dark Side of God, Elements
Books, Inc., Boston, MA., 1999, p. 47: With the ability to invent
history through the forging of imposing-looking documents complete with
papal seals, and with the added ability to instantly insert such
fabrications into Canon Law, the Catholic Church systematically
recreated its past and ended up believing its own lies.
[21] Ellerbe, Helen, The Dark Side of Christian History,
Morningstar & Lark, Orlando, FL., 1999, p.17: The Catholic
Encyclopedia concedes that “In all departments forgery and interpolation
as well as ignorance had wrought mischief on a grand scale.” Despite
Church prohibitions against any further research into the origins of the
Gospels, scholars have shown that all four canonized Gospels have been
doctored and revised. While the Church claimed that truth was static in
nature and had been revealed only once, it continually found cause for
changing that truth.
[22] The entire structure of the Roman Church is built on forgeries,
spurious epistles, spurious sermons, spurious miracles, spurious relics,
spurious councils, and spurious papal bulls. The Catholic Encyclopedia
admits the existence of thousands of forgeries.. Roman inventions as
Peter’s martyrdom at Rome (2nd cent.), Assumption of Mary (6th cent.),
Temporal power of the bishop of Rome (8th cent.), Primacy of Rome (11th
cent.), Seven Sacraments (13th cent.), etc., can only be proved by
forgeries…
Catholic theologians claim that with the development of the
primacy in the Middle Ages, the papal letters grew enormously in number
(C.E. 6, 202). “There can be no doubt that during a great part of the
Middle Ages papal and other documents were fabricated in a very
unscrupulous fashion” (C.E. 3, 57). Speaking of the thousands of
miraculous relics of Rome, the same scholars admit that “the majority of
which no doubt were fraudulent,” a “multitude of unquestionably
spurious relics” (C.E. 12, 737). The same scholars admit the following
Roman frauds: the origin of the Rosary and the apparition of Mary to St.
Dominic, the Scapular and the apparition of Mary to Simon Stock, the
Scala Santa, the legends and relics of Veronica, the Holy Lance etc…
[23] Official Catholic records provide extraordinary confessions of
wickedness in the whole Catholic clergy, and the implications
surrounding this knowledge begin to assume major new proportions when
considered in light of the central church claim of unquestionable piety
in the clergy hierarchy.
[24] The first proposition, that the sun is the centre and
does not revolve about the earth, is foolish, absurd, false in
theology, and heretical, because expressely contrary to the Holy
Scriptures; and the second proposition, that the earth is not the
centre but revolves about the sun, is absurd, false in philosophy, and
from a theological point of view at least, opposed to the true faith. ("The
Scientific Revolution" Edited by Vern L. Bullough.)
[25] Now did Christianity have aught to do with the civilization of
this people ? Certainly not; and were it not for the cloud of prejudice
before his eyes, the Christians would clearly see that it did not
produce our civilization. He wvould see that instead of the church
having civilized the world, the Rationalistic world has for
centuries been slowly civilizing the church.
The very nature of Christianity--I mean orthodox Christianity -
precludes the possibility of progression as an inherent principle of
itself; and whatever progress has been made, either in the church or
outside of it, must be attributed to causes over which she has had no
control. The church claims to have the truth, the whole truth, and
nothing but the truth. Every proposed change, every new discovery, is
to her a perversion of truth, and, hence, she opposes it. Were the
church to sweep to universal empire, all progress would at once cease.
Our Huxleys and Haeckels would be summarily disposed of, the torch of
Reason would be extinguished, and the ignis-fatuus of Faith would become
our only guide. Of the truth of this she has herself given conclusive
evidence. For centuries her power in Europe was supreme, and even
Christian writers denommate these centuries the Dark Ages.
Not until Rationalism was born, not until science commenced her
career, and Christianity began to decay, did our modern civilization
dawn. "For more than three centuries, " says Lecky, "the decadence of
theological influence has been one of the most invariable signs and
measures of our progress." Says Carlyle, "Just in the ratio that
knowledge increases, faith diminishes." "The Middle Ages were more
religious than ours," says Strauss, "in proportion to their ignorance
and barbarism. Religion and civilization accordingly occupy, not an
equal, but an inverted position regarding each other, so that with the
progress of civilization, religion retreats."
[26] Virtually no one really reads the Bible. The above mentioned
individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he
never reads it - much less reads all of it.
If an intelligent man should critically read it all, he would
certainly reject it.
[27] Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that
the people are superstitious and the preachers stupid.
[28] God is very clear here, folks, he doesn't want witches to live.
We are supposed to be killing witches! If we don't, we are disobeying
God. Jesus would weep tears of joy if He leaned down off His cloud and
sniffed up the burning flesh of a witch this Halloween. Wouldn't that
ruin Satan's little birthday party! Praise God! It's just a shame that
the United States Government has placed restrictions on the
Biblically-mandated practice of witch burning.
[29] Our analysis has led us to the conclusion that the experience of
conversion is a response to a crisis situation. It resolves an
emotional impasse.
That is why the Church grows more rapidly in areas where social
processes are causing suffering, particularly from anomie and the
collapse of meaning-structures...Such areas should be given top priority
by the churches, that efforts to build up church life should be
concentrated in them...
I am not saying anything that is news to Protestants. There is no
conversion without crisis, no conversion without suffering. Conversion
is a process whereby one assimilates suffering to a new
meaning-structure and thus makes it meaningful...
Isn’t it curious that Christ cannot be prached to people who feel
secure and happy, to people who feel that life is worth living, to
people who are not going through a crisis? Isn’t it odd that Christ can
only be proclaimed and made meaningful in morbid situations where
people are infected with existential anxiety, guilt feelings, and terror
of death? What really is the task of the evangelists? His or her task
is to give theological names to a crisis that could well be
psychosocial in origin. The evangelist seeks to activate a crisis which
might not have been sensed befored, so that then, and only then, he or
she can proclaim that “Christ is the answer.”
We are forced to conclude that the world makes room for Christ
only when it feels ill, when it has come down with some sickness. Is
there some theological reason why dread of death and guilt are the
privileged sacraments of salvation? To put it another way, the
experience of conversion presupposes that the meeting-point between God
and the world is suffering and anguish – the world’s state of pain and
sickness. When there is health and happiness, language about God loses
its meaningfulness. Isn’t there a sadomasochistic vision of reality
buried underneath such presupposition?
Suffering is transformed into a blessing, because it provides an
opportunity for the sinner to encounter Christ. The greater the
suffering, the greater the opportunities for evangelists! Doesn’t that
suggest that the Church is being put in the curious position of praying
for more human suffering so that human hearts will be more receptive to
its message? That was a question which Dietich Bonhoeffer posed to the
Church.
What do the apologists for the Christian faith, the bearers of the
“good news” really do?
They demonstrate to secure, content, happy mankind that it is
really unhappy and desperate, and merely willing to realize that it is
in severe traits it knows nothing at all about, from which only they can
rescue it. Wherever there is health, strength, security, simplicity,
they spy luscious fruit to gnaw at or to lay their pernicious eggs in.
They make it their object first of all to drive men to inward despair,
and then it is all theirs (Bonhoeffer).
Conversion is a solution to a painful problem. One starts from
conversion to structure a world whose function is to prevent the
reappearance of anxiety. The aim is the exorcism of the terror. Now if
the conversion has proved adequate in exorcising this terror,
consciousness will be firmly glued to that conversion-experience and its
attendant cognitive worldview. That is why arguments won’t work at
this level. You may offer all sorts of evidence – logical, scientific,
or whatever – to call to convert’s basic experience into question. It
will immediately and flatly rejected by the convert.
[30] The situation of the new converts is akin to that of children
going to school for the first time. They know nothing. Knowledge will
be mediated to them by a person who has knowledge. The learning process
is a process of apprenticeship. The social interaction between two
parties involved is not an interaction between equals. Master and
apprentice, teacher and learner, are not the same level. One is
subordinate to the other; hence power is involved in the equation. The
teachers are those who have the power to impose their definition of
reality; the learners are those who do not have the power to maintain
their definition of reality..
Even before new converts learn anything about the world, they are
taught to view themselves as people who know nothing. Their own
knowledge is placed between parentheses and called into doubt. It is
not permissible for them to appeal to what they think they know in order
to criticize the knowledge that the church community wishes to transmit
to them. Why? Because their knowledge is a heritage from their
earlier period of darkness and damnation. Their minds are reduced to
blank pages. They have nothing to say; their job is to listen. As
apprentices and learners, they must submit silently to the church
institution. They now know that the institution has the monopoly on
absolute knowledge, hence a monopoly on the right to talk.
In the Protestant world, then, the learning process begins with a
lesson in a particular kind of social relationship: the teachers speaks,
the learners keep quiet; the teachers teach, the learners repeat. If
the learners do not know what they believe, they are not qualified to
speak. It is true that the converts are free to sing their emotions.
But the discourse of knowledge is still impossible. This is why the
proper mode of speech for the learners is repetition, as catechisms
clearly illustrate. Catechisms are primers for apprentice-learners.
They contain questions and ready-made answers. When do learners know
their catechism? When they can recite by heart the printed answers in
it. The learning of the church community is defined in terms of that
knowledge, and the test of learning is the ability to memorize and
repeat the catechism questions and answers. In this way the collective
conscience of the community is imprinted as truth on the mind and
conscience of the individual member. What about free inquiry? What
about let the converts break their own ground? That is nowhere to be
found.
[31] Newsweek, p.33: The last lines read: I do not want anything to
do with God. I am sick of religion. It is a crutch for the weak.. We
make God into what we need for the moment. I hate God. I hate all
those who try to explain God when they really don’t know.
[32] Freedom of
religion is a good thing. So is freedom from the religion others may wish to impose
on those who differ.