Điều đó có đáng để mừng không ?
14/11/2010 05:16 (GMT+7)

Sau khi phiên tòa phúc thẩm tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình, cả hội trường một loạt tiếng vỗ tay vang lên. Nghĩa ngoái đầu nhìn lại. Mẹ Nghĩa khóc nấc rồi gần như ngất xỉu. Ông Ba và nhiều người hài lòng nhưng cũng chẳng lấy làm vui vẻ gì. Nhưng những tràng vỗ tay vô tình kia lại “bóc” ra một “bộ mặt” khác về giá trị giữa con người với con người, giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ… Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Tội ác và trừng phạt


Khi xem xong đoạn video clip của PV VTC News ghi lại cảnh Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều độc giả đã thể hiện những tâm trạng không hài lòng khi những tiếng vỗ tay vang lên được dành cho một con người sắp bị đem ra xử bắn và như “xát thêm muối” vào lòng những người đang sống. Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý, Giảng viên ĐH KHXH&NV Hà Nội về vấn đề trên.

Lý giải về “hiện tượng” này ông Hà cho rằng, việc có tiếng vỗ tay sau khi tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa có rất nhiều những lý do khác nhau. Trong đó có những lý do rất là bình thường về cảm xúc của những người đến dự phiên tòa. Ở đây được thể hiện là sự hài lòng cũng như đồng tình với bản án của tòa. Những người dự họ cảm thấy vui vì công lý đã được thực thi và cái mong muốn của họ đã được thỏa mãn.

Nếu đó là những tiếng vỗ tay từ phía gia đình nhà ông Ba thì tôi nghĩ mình cũng không thể trách họ được. Rõ ràng về tâm lý, họ đang rất lo sợ một điều rằng tội ác có thể sẽ không phải trả giá so với những mất mát mà gia đình họ đã phải gánh chịu. Vì trong thời gian gần đây có rất nhiều điều có lợi cho Nghĩa như thông tin bố Nghĩa mất và báo chí cũng có sự mềm mại hơn khi đánh giá cũng như nhận xét về cá nhân Nghĩa. Do vậy, về phía cá nhân và gia đình thì đó là điều mà họ không mong muốn. Tội ác thì phải bị trừng trị, nên cảm xúc này cũng hết sức bình thường.

Thạc sỹ Phạm Mạnh Hà trả lời phỏng vấn PV VTC News (Ảnh NP)

Ai cũng khát khao sống

Khi những tiếng vỗ tay vang lên, Nghĩa đã ngoái lại nhìn. Hành động này của Nghĩa cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ai cũng khát khao sự sống, thế nhưng sự sống của mình bị một nhóm người khác, bị một con người khác đẩy đến tột cùng thì rõ ràng trong đầu của Nghĩa đó không còn là một sự tạ tội nữa mà trở thành sự căm hờn những người đã đẩy Nghĩa vào chỗ chết cho dù hành động mà Nghĩa gây ra là đáng bị trả giá.

Kết luận của phiên tòa có thể là chính xác, nhưng cả hai bên bị và bên nguyên đều mất mát cả. Nhiều độc giả cho rằng những tiếng vỗ tay đó không chỉ là một sự trừng phạt về thể chất đối với Nghĩa nữa mà còn là một sự trừng phạt quá lớn về tinh thần của những người còn sống, đó là mẹ Nghĩa.

Nhưng ở đây những người dự phiên tòa họ cũng không nghĩ sẽ đến mức đó. Họ cũng chỉ mong có một điều rằng Nghĩa phải bị trừng phạt thôi. Còn mẹ của Nghĩa là một người phụ nữ vô tội và đáng thương, bởi nỗi đau của bà khi mất chồng và giờ mất con nữa cũng rất lớn rồi. Nhưng mà vô tình thôi, điều này làm cho nỗi đau của cả hai gia đình càng ngày càng đau hơn. 

Tôi tin rằng bên gia đình của ông Ba cũng chẳng vui vẻ hơn được đâu. Rõ ràng làm như vậy cũng không hẳn là sống một cách bình yên. Dân tộc ta có một điều rất hay đó là lấy cái ân để mà trả oán, đó mới là điều đáng sống.

Nguyễn Đức Nghĩa bị tòa tuyên án tử hình tại phiên phúc thẩm vừa qua.

Ở đây chính là cách làm sao để ứng xử có văn hóa thôi. Mà về văn hóa thì cách ứng xử như vậy của người dân qua những tiếng vỗ tay thể hiện sự ích kỷ rất cao khi được vui trên một nỗi đau của những con người khác. Điều này không nên và chúng ta phải tránh. Tất nhiên là chúng ta có nhiều cách để mừng vui và để thể hiện thái độ của mình. Nhưng hãy tránh để làm tổn thương người khác. Trong cuộc sống thì hãy cố gắng làm sao thể hiện cái cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.

Riêng với cá nhân tôi, đã là con người với nhau thì mình không nên hành xử như vậy. Ví dụ khi đi ngoài đường, thấy hai người đánh nhau, chúng ta ở giữa mà chúng ta sung sướng hay vỗ tay thì không bao giờ chúng ta nên làm điều đó và chúng ta hãy nhìn rằng liệu điều đó sẽ dẫn đến đâu, nó có làm tốt hơn cái cuộc sống này hay không. Và ở đây, khi Nghĩa chết đi thì trong xã hội có tội ác nữa hay không? Đây không phải là cái điều đáng để ăn mừng hay vui vẻ gì cả. Tất nhiên là mọi người đều có quyền đồng tình với bản án, họ có quyền làm điều đó, nhưng hãy làm bằng cách để làm sao mà nó đừng làm tăng thêm nỗi đau của người khác mà họ đã đau lắm rồi.

Nếu để có một cách hành xử chuẩn mực nhất thì chỉ cần một sự yên lặng đã là điều tốt nhất. Vì tất cả những điều họ mong muốn đã được định đoạt rồi. Họ cũng đã có thể thở phào sau khi tòa tuyên án. Nỗi đau hãy đươc xóa bỏ đi và hãy được chấm dứt.

Đánh giá chung nhất về hiện tượng này chúng ta có thể thấy rõ, lối sống ứng xử của chúng ta thiên về tính cá nhân cao quá và quên đi một ý nghĩa nhân văn của cộng đồng, xã hội. Tiếng vỗ tay có thể là rất vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn. Mình chỉ thấy rằng khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì mình phải đòi bằng được cho dù nó bằng một cái giá gì và như vậy thì chắc chắn không nên. 

Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy...

Dương Lãng Hoàng (ghi)/VTC
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)Nghĩa và Linh là bạn học cùng lớp tại trường ĐH Ngoại thương từ năm 2006 và yêu nhau một năm sau đó. 2 người chia tay, Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến.

Vào dịp 30/4- 1/5/2010, Nghĩa đến trông giúp nhà cho Yến tại tầng 11, khu chung cư G4, Trung Yên. Ngày 3/5, Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà của Yến để tâm sự. Khoảng 19h ngày 3/5, điện thoại của Linh liên tiếp đổ chuông nhưng Linh không nghe máy. 

Khi Nghĩa gặng hỏi ai gọi thì Linh trả lời là người yêu Linh ở miền Nam. Khoảng 23h ngày 3/5, trong lúc Linh đang đứng trước gương thì đột nhiên Nghĩa tiến đến rút dao nhọn đâm thẳng vào lưng Linh khiến cô chết ngay tại chỗ. 

Để phi tang thi thể Linh, Nghĩa dùng dao cắt bỏ đầu và 10 đầu ngón tay cho vào túi nilon vứt tại một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh, phần thân được Nghĩa mang lên tầng thượng giấu vào phòng xử lý rác của khu chung cư. Tài sản của Linh được Nghĩa mang đi cắm tại một hiệu cầm đồ trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội). 

Đêm 18/5, Nguyễn Đức Nghĩa bị lực lượng CA TP. Hà Nội bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Thái Nguyên. Ngày 7/6, tìm thấy phần thi thể bị vứt xuống sông Cấm của Nguyễn Phương Linh.

Ngày 14/7, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội Giết người, 6 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.

Các tin đã đăng: