Dyer lớn lên trong niềm kính sợ Chúa. Ông
từng là người thuộc Giáo hội Trưởng lão (Cơ Đốc), rồi sau đó theo giáo
phái chỉ rửa tôi cho người lớn (Báp- tít). Ông đã từng hy vọng niềm tin
tôn giáo sẽ dẫn ông đến với sự mãn nguyện. Ông theo học trường dòng và
giảng đạo như một giáo sĩ Cơ đốc của miền nam.
Những chuyện đó dường như đã hoàn toàn thuộc
về quá khứ, Dyer hiện đang ngồi trong phòng của trung tâm thiền Pema
Karpo trên đường Raleigh gần Mephis, Tennessee. Sáu pho tượng Phật khác nhau đặt
dựa lưng vào các bức tường. Thầy của ông, một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
đã thành lập ngôi đền này. Vị thầy đang lắng nghe Dyer giải thích tại
sao ông bỏ làm một người giảng đạo để đi tìm Niết Bàn.
“Câu hỏi phát sinh trong đầu con là, “Tại
sao có quá nhiều đau khổ như vậy? Thiên chúa giáo không đưa ra được một
câu trả lời thỏa mãn. Con muốn được hạnh phúc. Ý tưởng là chúng ta phải
sống với đau khổ cho đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời vô nghĩa đối với
con – ý tưởng rằng Chúa muốn chúng ta phải đau khổ để sau này có thể
sống hạnh phúc trên thiên đường” Dyer tiếp tục hỏi – “ chẳng lẽ
cuộc sống tất cả chỉ bấy nhiêu thôi sao?”
Là một người theo Thiên chúa giáo, Dyer đã
từng quan tâm đến sự thần bí. Và nó dẫn dắt ông đến với thiền. ông
nghiên cứu Phật giáo, rồi đến viếng ngôi đền gần nhà của ông tại
Raleigh. Ngay lập tức, ông nói, “Ồ, tôi đang ở nhà của mình.”
Cuộc đàm luận của ông (với thầy của mình) cũng
cho thấy rằng là ông đã đổi nghề thuyết giáo của mình để lấy chiến
trường. Để có thể nuôi sống gia đình sau khi rời công việc của một giáo
sĩ Cơ đốc, Duyer trở thành một trong những giáo sĩ Phật giáo đầu tiên
của quân đội Hoa Kỳ. Ông nói ông sẽ thu xếp sang Iraq vào tháng giêng
như là một vệ binh quốc gia của quân đội.
"Dyer nói, “Có một nỗi khổ đau sâu sắc
trong những người lính, thường dân và cho những người nay là kẻ thù
nhưng sẽ không luôn luôn là kẻ thù của chúng ta.” Ông được ủy nhiệm
làm giáo sĩ Phật giáo vào năm 2008.
Dyer đã để đôi giày ống của mình tại cửa ngôi
đền. Ông mặc quân phục rằn ri theo đúng tiêu chuẩn cuả quân đội Hoa Kỳ
khi ngồi trong căn phòng của ngôi đền. Thay cho một thánh giá hoặc hình
chúa Giê-xu đóng đinh trên thánh giá, trên ngực phải của quân phục mà
ông đang mặc là biểu tượng của “bánh xe Pháp”, phù hiệu tượng trưng cho
niềm tin của Phật giáo.
Giáo sĩ quân đội Cartelon Birch, phát ngôn
viên Văn phòng của Giáo sĩ Phật giáo tại Washington, nói có ít nhất
3.300 Phật tử trong quân đội Hoa Kỳ. Ông nói, “Tại Trung Đông, quân
đội của chúng ta bị căng thẳng hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ nhu cầu
đặt ra cho chúng ta phải động viên họ để giúp họ lấy lại tinh thần lại
bức thiết như bây giờ.”
Ông nói rằng có hai giáo sĩ Phật giáo là ứng
viên cho chiến trường tại Trung Đông đang được huấn luyện tại Nam
Carolina.
Việc Dyer chọn quân đội như một phương tiện để
thỏa mãn niềm tin của mình không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Dyer nghĩ rằng mình muốn gia nhập lực
lượng đặc nhiệm, có thể là một tay bắn tỉa. Ông gia nhập lực lượng Hải
quân trừ bị và chẳng bao lâu được huấn luyện như là một “sát thủ”. Một
phần của việc huấn luyện nhằm vào mục đích làm cho lương tâm trở nên
chai đá.
Tuy nhiên, vào một ngày tại trường bắn ở
Hawai, Dyer cảm thấy đã quá đủ. Khi một hình nộm tự động bật lên trước
bia bắn, Dyer nhìn qua ống ngắm của cây súng trường của mình “Tôi đưa
hình nộm vào điểm ngắm và tôi nghĩ “Ta có thể giết nó”. Tôi quay đi
ngay lập tức. Tôi giữ yên lặng. Tôi không muốn bất cứ ai biết rằng có
một thứ tâm ý như vậy đang phát triển trong tôi.”
Dyer rời hải quân và đăng ký vào trường dòng
thần học Báp-tít tại Trung Mỹ. Sau khi tốt nghiệp trường dòng, ông trở
thành giáo sĩ của các nhà thờ tại Senatobia, Missouri và Brownsville, Tennessee.
Gia nhập rồi rút ra khỏi nhà thờ, Dyer nói
rằng nỗi buồn và sự không thỏa mãn dường như tỏa khắp. Sự giàu có và
thành công chẳng làm cho ông thấy có gì khác biệt. “Mọi người cơ bản
thì đều đau khổ như nhau. Bạn thấy gia đình trung lưu của Joe đang sống
trong hạnh phúc, nhưng chẳng được bao lâu thì bạn lại thấy họ lâm vào
cảnh rối ren và bất mãn. Tôi muốn thử tìm hiểu xem liệu chúng ta có thể
tìm một giải pháp cho sự đau khổ của chúng ta hay không.”
Cải đạo sang Phật giáo không phải là không đau
khổ. “Khi bạn lớn lên trong vành đai Kinh thánh, lời dạy của Chúa
rất mạnh. Thà bạn trở thành một kẻ nghiện, một tay thông dâm hay một
thằng đểu có lẽ còn tốt hơn là bạn nói, “Tôi là một Phật tử.”
Hôn nhân của Dyer và hai đứa con cũng là vấn
đề. Vợ của Dyer, Sidney, và hai đứa trẻ là thành viên của nhà thờ Thiên
chúa giáo phái Phúc âm. Bà nói, “ Việc chồng tôi cải đạo thử thách
chúng tôi đến mức chúng tôi phải tự hỏi liệu chúng tôi có thể có thể
tiếp tục sống với nhau nữa hay không.”
Niềm tin của Sidney Dyer rằng “Chúa định đoạt
mọi sự” đã giúp ích. Bà nói, “Tôi thực sự cảm ơn Chúa vì tôi lẽ ra đã
không đi sâu vào đức tin của chính mình nếu tôi không được thử thách
như vậy”. Thay vì gạt bỏ sự đau khổ đang là câu hỏi day dứt chồng
của bà, bà ôm lấy nó. “Tôi nghĩ rằng đau khổ của mỗi người được thiết
kế riêng cho cá nhân của con người đó để dẫn dắt họ đến với Chúa.”
Bà ta mô tả chồng bà như là “một người sống
có chiều sâu về tâm linh” và ôm ấp hy vọng rằng chuyến hành trình
tâm linh của chồng bà cuối cùng sẽ đưa ông quay trở về với Thiên chúa
giáo.
Dyer nói rằng ông vẫn đánh giá cao những lời
dạy trong Kinh thánh và rằng ông nghĩ rằng Phật giáo không bài bác Thiên
chúa giáo..
Nhưng niềm hạnh phúc mà ông đã từng tìm kiếm
khi còn là một tín đồ Thiên chúa giáo dường như không còn nằm ngoài sự
hiểu biết của ông. Ông nói, ” Không còn nghi ngờ gì nữa, không có
việc nói nước đôi đâu nhé, đau khổ trong tôi giảm bớt liên tục không
ngừng trong khi sự nhận thức về an lạc và hạnh phúc lại không ngừng
tăng trưởng.”
Người dịch: Quảng Hiền
Nguồn: The Buddhist Channel