Về "Thông tư quản lý tiền công đức" sắp được ban hành
Thích Thanh Thắng
01/04/2012 17:03 (GMT+7)

Chính khái niệm “quản lý” này đã nảy sinh không ít tranh luận và cách hiểu khác nhau. Có người bảo vấn đề quá nhạy cảm không nên đụng đến, người thì bảo cần công khai tiền công đức, thậm chí đánh thuế thu nhập của nhà chùa…
 
Trước vấn đề này, ông Huỳnh Vĩnh Ái giải thích: “Ở đây không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”.
 
Mục đích ra đời của thông tư được giải thích là nhằm quản lý tiền công đức hiệu quả; chế tài rõ ràng về việc sử dụng tiền công đức như thế nào, cho những nội dung cụ thể gì; quy định về cơ chế thanh quyết toán, thẩm quyền xử lý liên quan đến việc chi tiêu tiền công đức…
 
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi “Ai quản lý tiền công đức?”, đồng thời phân tích: “Hiện nay, mô hình quản lý di tích chưa thống nhất, vì vậy, mỗi di tích lại có một cấp, hoặc nhiều cấp khác nhau cùng quản lý: cơ quan quản lý (như các UBND, Sở VH-TT-DL…), nhân dân (như Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc…), cá nhân (sư trụ trì, thủ từ…). Do vậy, tiền quản lý công đức ở mỗi di tích cũng được quản lý khác nhau: nơi do cá nhân tự thu - chi, nơi do nhiều cấp thu và quản lý, tiền thu được chia theo những phần trăm khác nhau. Chẳng hạn như tại chùa Hương, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban Quản lý di tích Hương Sơn (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) - cho hay ban quản lý chỉ thu phí thắng cảnh, đò, thuê hàng quán…, còn tiền giọt dầu, công đức, cung tiến từ trước tới nay đều do nhà chùa tự thu và quản lý. Trong khi đó, tiền công đức tại đền Bà Chúa Kho do Hội người cao tuổi của phường (Cổ Mễ, Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh) thu và quản lý…”.
 
Thực tế khi lượng tiền công đức đổ về các đền chùa, miếu mạo ngày một tăng thì đã có khá nhiều các cơ quan, tổ chức quan tâm đến việc “quản lý”. Vấn đề là khi thông tư ra đời thì cấp nào, hội nào sẽ quản lý? Đối tượng nào nằm trong diện phải quản lý? Quản lý như thế nào? Ai là người giám sát sự quản lý đó? Bởi vấn đề có minh bạch được hay không phụ thuộc rất nhiều vào “người quản lý” và “người giám sát”.
 
Xin đơn cử trong lĩnh vực tiền công đức thuộc phạm vi nhà chùa quản lý. Khi Giáo hội cử vị sư có đầy đủ tài đức về quản lý động sản, bất động sản và chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân là Giáo hội đã trực tiếp tin tưởng giao phó cho vị ấy theo đúng tinh thần của Hiến chương Giáo hội. Đồng thời chính Phật tử và nhân dân địa phương sẽ là “người giám sát” tốt nhất không chỉ về đạo đức tu hành của vị sư mà còn cả những vấn đề thu chi từ tiền công đức nữa.
 
Vậy thì đặt vấn đề “ai quản lý” tiền công đức trong phạm vi nhà chùa là thừa, vì như thế chẳng khác gì dùng “quản lý” để chồng lên “quản lý”, nói một cách cụ thể là “thế tay thợ đẽo”.
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức xã hội với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, được vận hành từ cấp trung ương đến cấp địa phương, do đó không ai khác, chính Giáo hội phải kiện toàn bộ máy để làm sao quản lý một cách minh bạch, hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực của mình. Thế nên, đối với các cơ sở tôn giáo thuộc về một tổ chức Giáo hội thì cần phải có cơ chế giám sát, để các hoạt động tài chính được minh bạch. Còn đối với những đền, miếu không thuộc một tổ chức tôn giáo quản lý thì phải giao cho cơ quan cụ thể quản lý.
 
Chẳng hạn sự thiếu minh bạch xảy ra khi tiền công đức không được công khai, không được quản lý bằng sổ sách, hay có những nơi người ta dùng tiền công đức của thập phương để chi tiêu vào những việc của cá nhân, làm giàu cho gia đình thế tục của mình một cách đáng ngờ. Vì thế, việc nhà nước ra quan tâm tới việc quản lý tiền công đức là phù hợp với thực tiễn khách quan.
 
Tuy nhiên, cần phải xác định rõ khái niệm “quản lý” này. Bởi đối với các đền phủ, miếu mạo không thuộc một tổ chức tôn giáo quản lý thì việc cắt cử cơ quan “quản lý” tiền công đức là đương nhiên. Nhưng đối với các chùa, nhà thờ, thánh thất của các tôn giáo cụ thể được nhà nước công nhận về tính pháp lý thì không nên đặt ra khái niệm “quản lý” mà chỉ cần có cơ chế hướng dẫn, giám sát để các hoạt động thu chi diễn ra một cách minh bạch, công khai.
 
Chẳng hạn tài sản đứng tên cá nhân trong các ngân hàng phải được hiểu là tài sản của chính ngôi chùa mà nhà sư đó trụ trì.
 
Như vậy, trước thực tế này, Giáo hội cần phải điều chỉnh công tác quản lý của mình, thậm chí phải đưa vấn đề quản lý tiền công đức vào Hiến chương, thông qua hướng dẫn báo cáo định kỳ. Từ đó, căn cứ vào thực tế báo cáo thu chi để xác định mức phí mà các cơ sở tự viện phải đóng cho Giáo hội. Đóng phí cho Giáo hội cần được hiểu là trách nhiệm và nghĩa vụ của các tự viện.
 
Tuy nhiên, số tiền đó được chi dùng vào việc gì, cơ chế giám sát ra sao cũng cần phải được quy định cụ thể, nhằm minh bạch mọi hoạt động thu chi.
 
Nhưng thế nào thì gọi là “tiền công đức”. Ở một số chùa, đền, miếu thuộc di tích lịch sử có đông người hành hương thì tiền được bỏ nhiều vào thùng công đức, được ghi phiếu công đức, hay được thu rải rác từ các ban thờ. Còn hầu hết các chùa trên cả nước, số tiền bỏ vào thùng công đức gần như không đủ để chi tiêu cho các việc sinh hoạt, điện nước, hoa trái cúng Phật, hoặc các chi phí nuôi chúng tăng ăn học…
 
Thậm chí tiền do các thí chủ vì mến mộ tài đức mà cúng riêng cho vị trụ trì, hay tiền do các hoạt động nghi lễ mang lại cũng được vị trụ trì bỏ ra chăm sóc cho các hoạt động Phật sự tại chùa.
 
Nếu họ thiếu tiền sinh hoạt, nhà nước có tài trợ hay cấp kinh phí, cấp lương cho họ sinh hoạt hay không? Vậy thì quản lý “tiền công đức” ở đây là “quản lý” tại các chùa di tích, có đông người hành hương tham quan mà không có các vị sư trụ trì (chức sắc tôn giáo), hay quản lý thùng công đức tại tất cả các chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ, thánh thất… nói chung? Nếu không xác định cụ thể sẽ gây ra những hoài nghi và phản ứng trong dư luận.
 
Bởi toàn bộ số tiền mà một tín đồ cúng vào các cơ sở tôn giáo đã được tính thuế thu nhập, thuế kinh doanh, vì thế khi họ tình nguyện trao tặng số tiền đó cho các cơ sở tôn giáo hoạt động, thậm chí cúng riêng cho vị cai quản cơ sở tôn giáo cũng là điều hoàn toàn hợp pháp. Số tiền ấy không thể được gộp chung với khái niệm “tiền công đức” như của khách hành hương, vãng lai được.
 
Vấn đề là số tiền ấy, cho dù vị trụ trì có dành dụm, cất giữ thì sau khi mất đi cũng phải giao lại cho người kế nhiệm quản lý, chứ không thể chia theo luật thừa kế được. Thực tế, có một số vị chức sắc, chùa rất ít khách vãng lai, nhưng vẫn được cúng dường khá nhiều tiền, có tài khoản lớn ở ngân hàng, vậy sau khi vị ấy viên tịch, số tài khoản này cần phải được giao về cho Giáo hội quản lý, không thể để số tiền đó lọt ra bên ngoài, tránh xảy ra tình trạng mượn đạo tạo đời.
 
Ông Huỳnh Vĩnh Ái có khẳng định rằng “không phải nhà nước thu tiền công đức của dân mà khi phát sinh nguồn thu cần phải minh bạch và được quản lý”. Vậy nếu nhà nước không thu tiền công đức của dân, thì khái niệm “quản lý” này được hiểu theo cách nào, áp dụng với đối tượng nào, trường hợp nào? Bởi khái niệm “tiền công đức” và khái niệm “quản lý” là hai khái niệm rộng, có thể gây ra những hiểu nhầm, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các cơ quan, tổ chức, nếu không muốn nói là can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
 
Ai cũng rõ, hầu hết các tôn giáo được sinh hoạt chủ yếu nhờ vào tiền công đức của tín đồ, rất ít nơi có các cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tôn giáo có các cơ sở kinh doanh thì cũng phải đóng thuế một cách bình đẳng như bao công dân khác trong xã hội. Còn các cơ sở tôn giáo khi sinh hoạt dưới danh nghĩa một tổ chức giáo hội thì họ phải thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với tổ chức đó.
 
Cao hơn tất cả các mục tiêu lợi nhuận, sự tồn tại của cơ sở tôn giáo và cá nhân các vị tu hành còn trở thành niềm tin, tình cảm thiêng liêng nơi mỗi tín đồ. Niềm tin ấy ngày càng gia tăng và gắn bó khi các vị trụ trì tăng trưởng đạo hạnh, có uý tín với cộng đồng. Tiền cúng vào các cơ sở tôn giáo sẽ được chăm lo cho đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân với nhiều các sinh hoạt tôn giáo phong phú diễn ra quanh năm, từ các lễ hội lớn nhỏ đến các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Còn các việc từ thiện xã hội khác, thường được vận đóng đóng góp trực tiếp và tiến hành một cách công khai, minh bạch, dưới sự chứng kiến của người đóng góp, không hề có tư lợi.
 
Như vậy, đặt vấn đề quản lý “tiền công đức” đối với các tôn giáo không khéo sẽ lợi bất cập hại. Vì sao, vì tiền công đức là một loại tiền đặt biệt, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào. Một khi tín đồ thấy số tiền công đức của mình cúng vào các cơ sở tôn giáo bị “nhòm ngó”, thì họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ nó. Thực tế, việc bỏ tiền lẻ bên ngoài, không bỏ vào thùng công đức là cách họ tẩy chay thùng công đức. Ở miền Bắc trước kia, ai cũng rõ, thùng công đức không thuộc về các nhà chùa quản lý, mà do một ban nào đó trong xã bầu ra, nhiều khi không minh bạch, không quan tâm cho việc tu sửa chùa chiền… Sau này, có nơi dù nhà nước đã giao cho nhà chùa quản lý thì vẫn chưa xoá bỏ hẳn được tâm lý tẩy chay thùng công đức của người dân.
 
Nếu tín đồ nghi ngờ số tiền của họ bị chi sai mục đích thì họ sẽ phản ứng. Họ tin vào chức sắc của họ hơn là tin vào các tổ chức ngoài tôn giáo. Và nếu tín đồ họ thấy giáo sản bị người ngoài nhòm ngó, thì theo tâm lý, họ vẫn muốn làm lợi cho tôn giáo của mình, bảo vệ cho được giáo sản ấy. Bởi một khi khoảng cách ý thức hệ giữa giáo quyền và thế quyền còn xa nhau, thì đặt vấn đề “quản lý” tiền công đức nhắm vào các tổ chức tôn giáo chỉ làm gia tăng thêm những mâu thuẫn về lợi ích và gần như không giải quyết được vấn đề gì cả, nếu những cơ quan “quản lý” này phát sinh tiêu cực mới.
 
Ngay tại ở nước Mỹ, mỗi khi cơ sở tôn giáo có kiểm tra thu chi tài chính, thì gần như họ tìm mọi cách để lách luật bằng việc lập bảng thu chi khống, nhằm làm tròn các con số, và số tiền được kê khai đó cuối cùng cũng không có gì là minh bạch cả.
 
Ngược lại, ở một số nước như Đức, Phần Lan, Áo, Thuỵ Sĩ… người theo đạo Tin lành còn phải đóng thuế nhà thờ. Số tiền thuế đó sẽ được chuyển cho các nhà thờ sử dụng vào các mục tiêu cộng đồng khác nhau. Luật thuế được ban hành như vậy, nhưng cũng làm giảm đáng kể số lượng tín đồ. Vì thực tế, tiền công đức phải là hành vi tự nguyện, không thể coi như một dạng thuế đánh vào thu nhập.
 
Nếu cơ sở tôn giáo nào để xảy ra tình trạng thất thoát tiền công đức do cá nhân biển thủ nhằm mượn đạo tạo đời, thì tín đồ phải có kiến nghị với tổ chức tôn giáo đó dùng giáo luật để xử lý. Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước nhận được đơn thư tố cáo, kết hợp cùng với tổ chức tôn giáo xác minh, đem vụ việc ra ánh sáng thì sẽ làm cho cuộc sống được lành mạnh hơn, tin chắc các tổ chức tôn giáo và tín đồ sẽ phải tâm phục khẩu phục.
 
Chúng ta hãy nhìn vào thực tế về quản lý và sử dụng đất đai sẽ rõ. Pháp luật quy định, đất thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý. Chính những bất cập trong khái niệm “sở hữu” và “quản lý” này đã tạo ra không ít những mâu thuẫn trong quản lý đất đai, tạo ra xung đột lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân. Trong đời sống xã hội, quản lý nhà nước còn chưa thể công khai minh bạch được hết các vấn đề, thì đụng vào việc “quản lý tiền công đức” của các tôn giáo, là việc làm mạo hiểm, thế tay thợ đẽo không khỏi đứt tay. Một khi các lực lượng thế tục phải tham gia quản lý “tiền công đức”, thì chẳng khác nào báo động cho một cuộc khủng hoảng niềm tin, bởi các tổ chức xã hội đã không còn tin vào việc “quản lý” của nhau.
 
Tiền công đức không phải tiền tham nhũng, hối lộ, vì thế chỉ nên khuyến khích các tôn giáo tự quản và sử dụng tiền đó cho các lĩnh vực lợi ích cộng đồng một cách minh bạch là đủ. Nếu thấy các yếu tố không minh bạch, không giúp gì nhiều cho ích lợi cộng đồng, thì tại các chùa công, chùa di tích lịch sử văn hoá cần phải có chế độ thuyên chuyển để tránh tình trạng tiêu cực, tham lam, mượn đạo tạo đời.
 
Trong trường hợp tiền nhà nước phải rót xuống để trùng tu các di tích lịch sử thì phải quản lý cho thật hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Nhiều khi giao cho các nhà sư quản lý tiền trùng tu di tích còn hiệu quả hơn, vì lợi ích của họ gắn với ngôi chùa. Kinh phí nhà nước rót xuống, cộng với tiền công đức (xã hội hoá) sẽ càng làm cho di tích khang trang hơn, tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”. Thực tế, nhiều nơi, tiền trùng tu di tích giao cho nhà chùa, thì họ làm thì tốt hơn hẳn so với việc giao cho các cơ quan quản lý di tích thực hiện.
 
Không có minh bạch nào trong tôn giáo bằng việc sống với niềm tin nhân quả. Vì các giáo lý, giáo luật đã nói rất nhiều về việc sử dụng tiền công đức của thập phương. Người sống xứng đáng với niềm tin yêu của Phật tử và làm các hoạt động Phật sự mệt mỏi được minh bạch bằng chính nếp sống tu hành thường nhật của họ. Có nhiều vị trụ trì xây ngôi chùa to đẹp cho dân đến lễ bái, sinh hoạt tâm linh, nhưng căn phòng của mình vẫn đơn sơ, không có gì xa xỉ.
 
Chuyện tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội là luôn luôn có, nhưng chỉ có thể đặt câu hỏi “tiền công đức đi về đâu?”, một khi người dân, tín đồ và người trụ trì cơ sở tôn giáo không còn niềm tin ở nhau. Có bài báo viết về vấn đề tiền công đức như sau: “Không thể nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước được vì như thế sai mục đích tín ngưỡng người dân. Nhưng cũng không thể đánh thuế được vì đền chùa có phải doanh nghiệp kinh doanh đâu? Và cũng không thể coi quản lý tiền công đức là một nghề vì sẽ là mầm mống của tiêu cực” (Tù mù tiền công đức).
 
Thiết nghĩ, tiền công đức tự nguyện là một dạng “hợp đồng xã hội đặc biệt” được xây dựng bằng niềm tin và cả sự thành kính nữa. Nên một khi ai đó không còn tin vào hoạt động của một cơ sở tôn giáo nào đó, thì chỉ cần dừng ngay cái việc bỏ tiền vào thùng công đức là được. Bởi ai cũng rõ, người dân từ mua một lít xăng, một thẻ hương đến một cái kẹo cũng đã phải chịu thuế ở trong đó rồi. Không thể có một thứ thuế đánh vào niềm tin thiêng liêng của họ. Và những người không tôn giáo càng không thể quản lý “tiền công đức” của tôn giáo được, vì giáo quyền và thế quyền có hai chức năng chuyên biệt. Nhà nước có làm thay được việc chăm lo đời sống tâm linh, tinh thần của những người có đạo hay không? Hơn nữa, có nhiều những việc chi tiêu đòi hỏi những ứng xử cấp thời bằng lương tâm, đạo đức tôn giáo, có những phương pháp bố thí không phải lúc nào người ta cũng cần đến hoá đơn, chứng từ…
 
Một khi nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo nào đó, thì nhà nước phải chấp nhận thực tế quản lý và truyền thống sinh hoạt của tố chức ấy. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với tôn giáo và điều chỉnh nó ở tầm vĩ mô, chứ không thể ở tầm quản lý “thùng công đức” được. Còn nếu chưa đủ khả năng tin tưởng, thì cần tác động, thúc giục các tổ chức tôn giáo cải cách hoạt động quản lý cho khoa học, thiết thực, công bằng hơn nữa. Đồng thời, bất cứ ngôi chùa nào, cá nhân nào xuất hiện những bất thường trong tài chính thì đều có thể tiến hành điều tra và xử lý khách quan.
 
Một thực tế khác, tín đồ tôn giáo cũng là những người trực tiếp đóng thuế cho nhà nước, họ cũng có quyền đặt ra vấn đề giám sát đối với các hoạt động “quản lý” nhà nước. Một khi quản lý nhà nước còn có những vấn đề bất cập, chưa thể công khai, minh bạch, thì làm sao có thể thuyết phục người khác về sự công khai, minh bạch. Hơn nữa, đặt vấn đề công khai, minh bạch “tiền công đức” đối với các tổ chức tôn giáo trong lúc này có vẻ chưa được tế nhị. Bởi nếu các quan hệ xã hội chỉ được nhìn ở góc độ thực dụng, thì sẽ có nguy cơ biến các tôn giáo dần trở thành những lực lượng “cát cứ”, nảy sinh lợi ích nhóm, tạo cơ hội cho những mâu thuẫn xã hội tăng lên.
 
Cách tốt nhất là hoàn thiện và cho ra đời Luật tôn giáo với những quy định chi tiết, bao quát hơn, thay vì phải ra thông tư “quản lý tiền công đức”. Và nếu phải ban hành thông tư trên, thì Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng nên có những tham khảo từ phía các tổ chức tôn giáo.


Phản hồi của độc giả

HaBa ThienLoi vào lúc 21/03/2012 20:03
avatar
Cần nên lói rõ hơn để tránh hiểu lầm từ nhiều phía. Đúng như bài viết này có nói đến, việc ban hành "Thông Tư Quản Lý Tiền Công Đức" này có lẽ là để áp dụng cho khu vực di tích và Đền Miếu có hòm công đức, chứ Chùa chiền , tịnh thất, tu viện của Phật giáo thì đã có hẳn tính pháp lý riêng biệt cũng như sự quản lý chặt chẻ theo từng cơ cấu phân định, dù là nhỏ nhất trong mỗi chùa. Nếu thông tư áp dụng cho Phật giáo thì có lẽ không nên vì sẽ vi phạm rất nhiều khía cạnh pháp lý.

vào lúc 21/03/2012 20:35
avatar
Thách Chính quyền sang nhà thờ Thiên chúa quản lý. Các sư sải hiền quá

Đạo Quang vào lúc 21/03/2012 20:58
avatar
AMITABHA

Tán thành ý kiến của thầy Thanh Thắng. Trương mục nếu có gởi tại ngân hàng, thì đề tên chùa, hay tu viện với thầy trụ trì hoặc hai ba thầy đại diện là đủ. Còn quần chúng Phật tử là con mắt trí tuệ của đại chúng, nếu thấy vị nào tu không đường hoàng thì họ sẽ thối lui ngay.

0
vào lúc 21/03/2012 21:28
avatar
khi Phat tu chung toi cung tien vao hom cong duc la chung toi CUNG DUONG TAM BAO, trong do Chu Tang, Chu Ni tru tri tai co so tho tu do la nguoi dai dien Tam Bao tho nhan su cung duong nay. Quy Ngai co toan quyen su dung tien cong duc vao viec phung su Dao Phap. Ngoai cac cap lanh dao GHPGVN ra khong to chuc va ca nhan nao duoc nhom ngo toi tien cung duong Tam Bao cua chng toi. Cac vi hay thu nhom ngo toi cac khoan dong gop cho nha tho cua cac con chien xem sao ??? Hay nho cau : CUA PHAT MAT MOT DEN MUOI.

người xa xứ vào lúc 21/03/2012 21:41
avatar
Đọc bài này bản thân tôi không biết nên vui hay nên buồn. Mà cũng thật nực cười cho cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức". Xin hỏi, quản lý điều gì, và quản lý thế nào? Người đi tu, họ có được lãnh lương không? khi họ đau ốm, bệnh tật, học hành, có nhà nước nào giúp đỡ không? Khi chùa chiền xuống cấp hay mục nát, nhà nước có rót kinh phí trùng tu hay không? Chưa nói đến những người đi học phải ngửa tay xin sự bố thí của Phật tử, có người lại nhờ sự giúp đỡ của gia đình, Tôi đã ở cái chốn được gọi là tổ đình lớn nhất của giáo hội, mà thực sự khi bước chân đi học Ban Quản Trị chùa nơi tôi ở có cho cét bạc nào không? Vậy mà cuối năm GHPGVN, lại báo cáo ảo: mỗi năm GH đã tạo “điều kiện” cho hằng mấy trăm tăng ni du học…. thật buồn cười. Đó là chưa nói đến thủ tục giấy tờ khi đi du học, đến chính quyền thì chính quyền làm khó? Không sẵn lòng giúp đỡ, vậy thì quản lý cái gì? nếu muốn quản lý ai, xin thưa trước phải có sự giúp đỡ họ về mặt tinh thần lẫn vật chất, mới có thể làm “cái phép quản lý” được. Còn nữa, nói đến quản lý chùa, đâu phải chùa nào cũng có nơi để phật tử chiêm bái, thưởng ngoạn như một vài chùa đã được nếu trong bài viết. Ở TP HCM có nhiều chùa chiều ngang chỉ có 4 m thậm chí có chùa chỉ có 3m chiều ngang, dài không quá 15 mét, không đủ chỗ cho 5, 7 người tu tập, thỉnh thoảng mới có dăm ba người Phật tử trong ngày Sám hối, thì lấy đâu ra kinh tế để nhà nước gọi là “quản lý tiền công đức”, tôi chưa nói đến một số am thất, mà quanh năm chẳng có phật tử nào vãng lai. Còn những chùa to lớn thì đã có quyền quản lý kinh tế trong chùa của vị trú trì đó, thậm chí họ hết đời rồi thì chùa di chúc lại cho đệ tử mình hay người thân mình, chứ có ai tự nguyện đem giao cho giáo hội đau. Vậy thì hình thức quản lý nào cho các chùa chiền là hợp lý đây? Còn nhiều điều không thể nói hết, mong mọi người đọc kỹ bài viết ở trên mà suy nghĩ…
Nói tóm lại, hãy xem xét nét hạnh của vị trụ trì nơi chùa đó, vị ấy có sử dụng tiền công đức đúng với lương tâm của họ hay không? Có đúng với tâm nguyện của phật tử cúng dường hay không, họ có y vào luật Phật dạy trong việc nuôi dạy đồ chúng hay không? Vì “của Tam Bảo giống như tròng con mắt”. Đó là vấn đề quan trọng nhất cần xem xét.

vào lúc 21/03/2012 21:45
avatar
Tien cong duc la tien cung duong Tam Bao /PHAT, PHAP TANG / Vay tien nay se do Chu Tang, Ni /GHPGVN/ tho nhan va toan quyen chi tieu cho sinh hoat cua cac Ngai va phung su Dao Phap. Nhung co y dinh nhom ngo tien cua Tam Bao hay nho rang : CUA PHAT MAT MOT DEN MUOI.
Báo cáo phản hồi không thích hợp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
quangphap vào lúc 21/03/2012 21:58
avatar
Một việc làm ngu xuẩn nếu điều đó thành sự thực và đây cũng là sự phát triển kinh hoàng của GHPGVN hiện nay.

trúc pháp đăng vào lúc 21/03/2012 22:39
avatar
Cái gì cũng muốn quản lí, ôm đồm, nhưng khi phát sinh hậu quả thì đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm là giỏi nhất thôi! Tôi ủng hộ ý kiến của tác giả bài viết trên. Nhà nước cần phải xem lại một cách nghiêm túc ý tưởng "sáng tạo" và "đột phá..phách" này! Nội cái chuyện quản lí tiền ủng hộ cứu trợ nạn nhân bảo lụt, tiền xóa đói giảm nghèo đã bị mấy ông cán bộ nhà nước xà xẻo liên tục còn chưa khắc phục được huống chi là tiền " công đức" của bá tánh? Di tích lịch sử, đền, miếu...thì các ông cứ thương lượng với người dân tại chổ để "quản lí". Những tôn giáo lớn đã được nhà nước công nhận, có giáo hội lãnh đạo thì hãy để giáo hội quản lí và chịu trách nhiệm. Riêng đạo Phật ở VN, cúng dường công đức đã tồn tại trên hai ngàn năm nay và do nhà chùa (chứ không phải nhà nước) quản lí sử dụng có xãy ra chuyện gì xấu đâu? Nếu vì một vài sự kiện đơn lẻ như vụ một sư cô khi viên tịch đã xãy ra tranh chấp tài sản giữa gia đình và nhà chùa trên những sổ tiết kiệm sư cô đứng tên thì giáo hội mới là " người" có trách nhiệm điều chỉnh những bất cập đó.
Một lần nữa đề nghị chính phủ phải kiểm tra giám sát thuộc cấp của mình khi có hành động, chủ trương gì ảnh hưởng đến tôn giáo, đến tín ngưỡng của nhân dân. Đừng để xãy ra vụ việc như clip video " bao cao su" rồi la lên là chúng tôi : "không nghe, không biết, không thấy", nhé!

0
Nguyễn Quang Hùng vào lúc 21/03/2012 22:59
avatar
Nhà nước cũng nên quy định rõ việc thu –chi minh bạch, báo cáo thu- chi trong các chùa, tránh trường hợp các vị sư lấy tiền cúng dường của tín đồ đi mua máy ảnh, ti vi, xe máy loại xịn chi xài cá nhân

và sau đó lấy tiền cúng dường này đi cho người thân mượn, như vừa qua đã xảy ra 1 số trường hợp thực tế,
hoặc là đứng tên sổ tiết kiệm của nhà chùa rồi khi viên tịch lại có tranh chấp số tiền này giữa nhà chùa và gia đình ở đời của vị sư trụ trì
.
Nhà nước yêu cầu quản lý minh bạch, công khai số tiền thu- chi trong nhà chùa cũng hợp lý
Báo cáo phản hồi không thích hợp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
nhut chau vào lúc 21/03/2012 23:56
avatar
Bài viết của tác gỉa rất có gía trị, có nghiêng cứu, có tầm nhìn sâu sắc. Vì trong lãnh vực tôn giáo, phải hết sức tế nhị, nếu không sẽ dễ bị phản cảm. Xin các cơ quan liên hệ nên đọc kỷ bài nầy để có phương hướng xử lý cho phù hợp.

D.T vào lúc 22/03/2012 02:41

Cách đây 25 năm, có một vị từng làm thứ ký cho một cán bộ cao cấp nói: "Có những người chẳng có sáng tạo gì làm cho dân giàu nước mạnh, mà chỉ dòm ngó xem ai ắn miếng gì to hơn thì tìm cách bóp cho miệng nhỏ lại vì sợ người ta ân nhiều hơn mình". Tôi nghiệp các thầy tu ăn chay được là bao nhiêu, có bao nhiêu tiền công đức của Phật tử đóng thì các sư chỉ lo xây chùa và làm từ thiện. Ốmn đau chẳng được tiêu chuẩn bảo hiểm y tế. Già chẳng có lương hưu. Suiốt đời chỉ có một màu áo của Phật.
Bây giờ mấy ổng l;ại có sáng kiến "quản lý" tiền công đức của nhà chùa thì quả là chuyện lạ xưa nay chưa thấy chứ không phãi có mà có thể nópi là... xưa nay hiếm (?).
Nếu Phật tử không quan tâm đến cái gọi là "quản lý" tiền công ấy thì họ lại có sáng kiến hơn thì sao. Cái đó thì làm sao quản lý? Nếu biến tướng thì dần dần là kẽ hở để phát sinh tham - sân - si.
Tiền công đức của Phật tử phát tâm đóng góp cho chùa là công khai thì hãy trân trọng như thế cho chữ TÂM được tròn trịa. Đừng nên suy diễn, b1op méo ý tưởng thùng công đức của chùa vô tình các vị đó gán tội thiếu chữ TÂm của nhà Đừng quên bóng áo của Phật đã dùng tiền công đức đi khắp mọi ngóc nghách miền quê nghèo làm từ thiện, gánh đỡ rất nhiều sức nặng xoá đói giảm nghèo cho Nhà nước.
Tôi nhớ câu nói của Các Mác từng có câu: "Sự dốt nát phá phách còn nguy hại hơn ma quỷ".
Tiền công đức của chùa là tiền của Phật - Không ai có quyền quản lý cái gì thuộc về Phật cả.

NGHIEM BICH vào lúc 22/03/2012 02:48

CÓ QUẢN ĐƯỢC TIỀN NHÀ THỜ KHÔNG,XIN HỎI ÔNG?
(Xem một số tin liên quan)

1-Vatican nói tiền cúng dường hàng năm từ các nhà thờ khắp thế giới giảm từ mức 79,8 triệu USD năm 2007 xuống 75,8 triệu USD. Những con chiên quyên tặng nhiều nhất vẫn là từ Mỹ, Italy và Đức.(Xem tin gốc http://www.baomoi.com/Vatican-cung-tham-hut-ngan-sach/119/2921864.epi Theo FT)
2-Nguồn ngân sách duy nhất của Vatican lấy từ tiền đóng góp của các nhà thờ công giáo trên toàn thế giới, từ việc phát hành các ấn phẩm và du lịch.(http://vietbao.vn/The-gioi/5-quoc-gia-nho-be-nhat-hanh-tinh/55152592/167/)
3-Sự đóng góp của các giáo phận, dòng tu, các ngân quỹ và cá nhân tín hữu trên thế giới cho Tòa Thánh tăng quá gấp đôi trong năm 2002, và lên tới 96,9 triệu Mỹ kim. Giáo Hội Mỹ đứng hàng đầu trong sự gia tăng đóng góp cho Tòa Thánh, mặc dù người ta lo sợ vì hậu quả các vụ xì căng đan vì một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên tại Mỹ. Sau Hoa Kỳ, quốc gia trợ giúp Tòa Thánh nhiều nhất là Đức và Italia.(Minh Tuấn:http://www.dongcong.net/TTDM/2003/Thang8/TinVatican8.htm)
4-3. Tiền của: Chúa trao cho chúng ta quyền quản lý tất cả tiền của mà chúng ta làm ra, nhưng chúng ta đã dâng lại cho Chúa bao nhiêu? Theo như truyền thống thập phân của Do Thái Giáo và Công Giáo, ta được mời gọi góp lại cho Chúa 10% tổng lợi tức theo các phần như sau: 5% để làm các việc bác ái, 1% cho Giáo Hội Hoàn Vũ, 1% cho Giáo Phận và 3% đóng góp tại Giáo Xứ mình đang sinh hoạt.Cha Quản Nhiệm
LM. Trần Quốc Tuấn(Trích trong bàiNGƯỜI QUẢN LÝ CỦA THIÊN CHÚA 3. July, 2011Các Bài Viết No commentshttp://www.cttdvnatl.org/en/?p=1057)
5-Về kinh tế, phải công nhận Vatican là một cơ sở giàu nhất thế giới, họ đã thiết lập được "truyền thống" dân các nước đóng tiền thuế về cho họ mỗi tuần mổi ngày. Có thể nói chưa một nước nào có lợi nhuận về "thuế" đánh trên đầu người khắp thế giới như cơ chế vô tiền khoán hậu Vatican. Ngân sách các quốc gia cứ đổ vào ngân hàng bí mật của Vatican đều đều.
(Bùi Thanh TòngCalifornia, 1-1-2011 http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuB/BuiThanhTong.php )
6-Nơi đây có một nền kinh tế phi thương mại độc nhất vô nhị, chủ yếu do các khoản quyên góp của người Thiên chúa giáo La Mã trên khắp thế giới (thường được biết dưới cái tên đồng xu của thánh Peter) cũng như thu nhập từ bán tem, các ấn phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch, phí vào các viện bảo tàng. Ngân sách vào khoảng 200 triệu USD.
(http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2009/12/3ba1712a/)

nguyen hung vào lúc 22/03/2012 05:48
avatar
Dung la nhung y kien dong gop cho cac co quan quan ly va ra thong tu mot cach xac dang. Mong rang am thanh nay se vang toi moi noi va nhat la moi nguoi cung thau hieu van de ma tac gia dat ra. Ngay ca van de viec cap so do cho cac chua nha tho, co so ton giao cung co van de. Hy vong tac gia nghien cuu va dong gop cho cac co quan

Lê Lâm Hà vào lúc 22/03/2012 07:12
avatar
Các cụ nói, "sư chùa là bùa làng", "chùa không sư thì hư mất chùa"... Dân mang tiền đến công đức để cho nhà sư làm Phật sự, trùng tu chùa chiền, chăm sóc Tam bảo... Đương nhiên mọi tài sản phải do nhà sư quản lý. Không thể để người bên ngoài quản lý được.
Còn nói quản tiền công đức của các tôn giáo thì chẳng thể quản được, vì họ không bỏ tiền vào thùng công đức thì ông quản cái gì. Không lẽ thông tư sẽ kiểm chặt bằng cách lắp camera vào tận phòng ngủ, phòng vệ sinh của người ta để quản lý.
Một việc đã không thể làm được mà bày ra chỉ làm cho tín đồ tôn giáo dị ứng mà thôi.
Giáo hội nên có quy định các chùa phải báo cáo thu chi, mọi thu chi phải có các thành phần Phật tử trong Ban hộ tự làm chứng. Tiền công đức khi được đếm phải có người làm chứng... Tránh tình trạng có một số vị sư ở chùa giàu, nhiều người cúng mang tiền về xây biệt thự, xây nhà thờ họ... cho gia đình của mình. Có những vị còn có tài khoản riêng rất lớn đứng tên thế danh, đề nghị cũng phải minh bạch.
Các chùa phải đóng góp tiền về cho Giáo hội sinh hoạt, không phải đi xin tiền nữa. Các chùa giàu cũng nên có trách nhiệm với những chùa chưa được khôi phục, những nơi vùng sâu vùng xa nghèo và đói Phật pháp.
Giàu mà không biết cách thể hiện, ăn nói ba hoa chích choè, dùng tiền không cân nhắc... đều là hình thức trộm của thường trụ.

vào lúc 22/03/2012 08:48
avatar
GH can phan bien ngay y tuong can thiep vao giao san cua Phat giao / cac ton giao khac nhu TCG La Ma chang han, ong ba nao co the tho tay vao tien cong duc cua ho ???/. Dung de chuyen da roi moi phan doi se kho khan nhieu be.

vào lúc 22/03/2012 09:12
avatar
GH can phai dua viec quan ly giao san vao Hien chuong cua GH. Tien cong duc la cung giao san cua GH, do vay khong the de mot to chuc the tuc nam ngoai GH quan ly tien bac khong phai cua ho duoc. That vo ly va khong hien thuc, chac ho dang am muu chan nguon tien cong duc cua dan chung de bop nghet cac ton giao ma chu dich la Phat giao???

đông vào lúc 22/03/2012 09:49

Trên báo Thanh Niên, Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt - trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, xã Đại Đình, H.Tam Đảo, Hà Nội - đã góp ý:

“...Nếu là tiền công đức của nhà chùa thì nhà nước không nên quản lý, bởi vì đó là tiền của thường trụ Tam bảo (Tam bảo là Phật - Pháp - Tăng). Chư tăng là người TU, nên dùng tiền công đức để nuôi thân hành đạo, giáo hóa chúng sinh, xây dựng mở mang chùa cảnh, in kinh sách, cứu trợ người nghèo khổ hoạn nạn... Chư tăng ni là người từ bỏ gia đình, xả thân cầu đạo, để giáo hóa chúng sinh, xây dựng nên đức lý cho xã hội nên khác với người cư sĩ giữ đền, đình, chùa. Nếu nhà nước quản lý tiền của chùa có chư tăng - ni trụ trì, là điều không đúng đạo lý, từ xưa đến nay không ai làm như vậy. Đối với đình, đền, không có tu sĩ cai quản, mà do nhân dân địa phương lập nên tự quản lý, thì nhà nước nên tổ chức phân công cho tập thể quản lý số tiền đó, để dùng tiền đó làm những việc phúc lợi cho dân cho nước, đồng thời tránh cho kẻ tham tạo tội.”

Du Tử vào lúc 22/03/2012 11:34
avatar
Mới thấy có vài chùa chiền, đền miếu có tiền công đức là đã muốn "tham" ngay rồi. Thế có 18 nghìn ngôi chùa với biết bao việc khó khăn, vất vả trong sinh hoạt thì sao không nói đến. Nhập nhèm khái niệm quản lý này về sau sẽ gây ra rất nhiều khó dễ cho các tự viện hoạt động. Sẽ có ngày chùa muốn mua một que nhang cũng phải mang đơn xin đến chỗ "quản lý tiền công đức" mất. Thật nực cười hết biết.
Còn nữa, ngày xưa phá biết bao nhiêu đền chùa, đình miếu, nay tiền rót xuống tu sưa chùa mới chỉ ở những di tích được công nhận, thì các ban quản lý di tích không muốn giao hết cho nhà chùa làm, vì trong khi mua gỗ, mua vật tư... còn xà xẻo, kiếm trác ở trong đó.
Nói là tiền trùng tu rót xuống nhiều chứ các di tích chỉ trùng tu một thời gian ngắn là xuống cấp. Nhà nước hãy quản lý cho tốt cái ngân sách rót xuống các di tích thì dân đã mừng lắm rồi. Làm việc thánh thần mà còn ăn bớt, ăn xén được thì còn đạo đức gì đòi hỏi người khác công khai minh bạch.
Không thể để cho người ngoài qảun lý tiền công đức được, họ biết gì về giáo lý, giáo luật, họ vô thần có tin gì thần thánh mà quản tiền. Những ngôi chùa do dân và Phật tử bỏ tiền ra trùng tu còn nhiều hơn nhà nước bỏ ra.
hãy giao về cho nhân dân và tín đồ tự quản, kể cả lễ hội nữa, thì tránh được tiêu cực ngay thôi. Đằng này đầy các ban bệ đặt ra để "ăn" bằng nhiều cách mà thôi.
Lúc phá phách chùa chiền thì mượn cớ bài phong kiến, bài tôn giáo. Nay chưa làm gì nhiều cho tôn giáo mà lại đòi quản tiền công đức. Cái ông nào tư vấn cho nhà nước ra thông tư này, rõ ràng thần kinh có vấn đề. Chắc chắn sẽ lợi bất cập hại và mâu thuẫn giữa nhà nước và các tôn giáo sẽ tăng lên.
Nên dừng lại đúng lúc trước khi quá muộn.

hoavouu_dn vào lúc 22/03/2012 12:15

không cần nói gì nhiều :
Cơ sở trực thuộc giáo hội thì dó đương kim vị trụ trì có quyền quản lý vài hiển nhiên Giáo sản của GHPGVN quy định trong hiến chương thì những gì trong cơ sở tự viện trên lãnh thổ NC H X H CN VN là do giáo sản của GH vì cậy nhà nước ko có quyền quản lý
Còn những di tích lịch sự , tự viện do nhà nước , làng , xã quản lý thì nhà nước có quyền ban hành những điều trên .
Tóm lại : Tài sản từ việc cúng dường thập phương thường trú tam bảo phải do chư Tăng Ni , Giáo Hội quản lý chỉ trừ trường hợp những cơ sở do nhà nước quản lý để thu thuế , thu vé và áp dụng du lịch thì nhà nước có thể làm gì thì làm

Bạch Tầm Xuân vào lúc 22/03/2012 13:54
avatar
- Nếu Nhà nước, địa phương quản lý hòm công đức của nhà chùa có Tăng, Ni thì chúng tôi không thả tiền vào hòm công đức ấy.

- Nếu Nhà nước đánh thuế hòm công đức của chùa thì chúng tôi cúng dường tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản đến nhà Sư.

Nguyen Dung vào lúc 22/03/2012 15:40

Ai quản lý cũng được, nhưng phải ý thức một điều đừng có lạm dụng tiền công đức, làm không đúng chỗ. Nhà nước thích quản lý thì cứ vào chùa tu học rồi quản lý. Nên nhớ nếu nhà nước quản lý thì các Phật tử sẽ không bao giờ cúng dường đâu. Là người tu hành chân chính, chẳng ai thích tiền bạc và càng không làm dụng nó.

Nguyễn Hùng vào lúc 22/03/2012 17:23
avatar
Nhiều tờ báo bên ngoài vẫn còn nhầm lẫn giữa đền, miếu và chùa nên gom vào tùy tiện. Có những nơi một số người ở xã còn đòi quản lý cả tiền trong chùa có sư trụ trì.
Đề nghị nhà nước ra thông tư quy định, tất cả tiền công đức, tiền giọt dầu, tiền cúng tiến đều phải trả về cho các nhà sư và phật tử quản lý. Thông tư như vậy là hợp lý nhất. Còn những nơi đền miếu thì giao cho một cơ quan cấp xã phường quản lý.
Một hạt cơm của tín thí cúng dường cũng nặng như núi Thái. Các nhà sư tu hành có công đức mới có thể dùng được những hạt cơm ấy. Người không hàng ngày công phu tu hành, tụng niệm bái sám thì làm sao có tư cách để quản tiền công đức của thập phương?
Giao sự quản lý tiền công đức về cho nhà chùa là hợp lòng dân hơn cả.

THIỆN BÌNH vào lúc 22/03/2012 18:18

quản lý như vậy chắc hàng tháng phát lương cho các sư luôn chắc,không phát lương tiền đâu sư mua tương chao gạo muối.mấy vị có dám qua nhà thờ đòi quản lý không, bên đó tiền nhiều lắm,tiền con chiên tuần nào đi lễ cũng phải đóng, tiền Vatican rót về, qua đó quản lý coi mà được đó.nếu như các vị quyết quản lý thì đảm bảo không ai bỏ vào thùng công đước nữa mà cúng dường cho các sư để lo phật sự, các vị cứ ngồi đó mà canh thùng công đức đi.

Le Tuyen vào lúc 22/03/2012 18:36

Lich su chua chien VN tu lau da duoc vua,quan,nha hao san,dong bao PT cap ruong nuong,dat cat,tinh tai... de nuoi tang chung va xay dung thanh nhung ngoi chua tam linh cho ca dan toc duoc truyen thua cho den hom nay.
Nay CP co thong tu muon kiem soat nguon cung duong cua PT thi cac ngoi chua se tro thanh "CHUA BA ĐANH" ngay
Rieng chu Tang-Ni dang tru tri cung can nen lam sang to su menh thieng lieng truong tu Nhu Lai trong quan ly ngoi tu vien,tinh xa de giup do,bao tro cac chua dang gap kho khan (Khong noi chua giau- ngheo),cac cong tac xa hoi-tu thien va nuoi duong bao tro cap hoc bong cho cac Tang Ni sinh dang hoc cac TTC.HVPG de can bang tam phat trien PG trong tuong lai

pham van hai vào lúc 22/03/2012 19:31

Tại sao những chùa nghèo nhà nước không giúp đỡ,những người nghèo sao không thấy ai giúp,mà cứ ngó vào chùa hay nhà thờ có được ít tiền cúng dường.thì đòi quản lý(chuyện lạ của thế giới)không thể hiểu nổi ,trên thế giới này chưa có nước nào làm như vậy.

Thằng bờm vào lúc 22/03/2012 21:19

xin 2 chữ bình yên! hãy đừng để cuộc sống trở lên bề bộn nữa! ai muốn thu tiền công đức của chùa chiền? ai muốn thu thuế của chùa chiền? mời xuống tóc xuất gia! từ bỏ vợ đẹp con khôn, từ bỏ nhà lầu xe hơi,từ bỏ rượu chè cờ bạc, học theo hạnh bồ tát xả thân vì đạo. mời xin mời giữ luôn chìa khóa hòm công đức.

minh ngọc vào lúc 22/03/2012 22:54
avatar
"Thông tư quản lý tiền công đức" có lẽ chỉ áp dụng cho các chùa, đình, đền, miếu, phủ... thôi, không thể nào áp dụng cho các giáo xứ, hội thánh được mặc dù giáo dân góp tiền cho giáo xứ, hội thánh rất lớn.

chiendala vào lúc 22/03/2012 23:51
avatar
Trong một xã hội mà đạo đức quá suy đồi như xã hội chúng ta ngày hôm nay thì niềm tin giữa ngưòi và người không còn tồn tại, mà thay vào đó chỉ là so đo, tính toán hơn thua , hại người lợi mình mà thôi. Sở dĩ xã hội ngày nay còn chút sức sống ấy là do con người trong xã hội vẫn còn đặt niềm tin vào tôn giáo của mình. Niềm tin đặt vào tôn giáo là thành trì cuối cùng của niềm hy vọng về một xã hội lương thiện cho con người ngày nay.

Tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể để bàn luận.

Nếu có dịp đến những tự viện như Thường Chiếu ở Bà Rịa hay Hoằng Pháp ở Hóc Môn chúng ta sẽ dễ thấy một quang cảnh như thế này. Khắp cả sân chùa rộng lớn với hàng ngàn người (trong ấy có rất nhiều trẻ em) ra vào, nhưng rất ít có xả rác; không có cảnh bẻ cành, ngắt hoa, dầu có rât nhiều cây cảnh ở những nơi ấy; không có cảnh chen lấn, giành giựt, chửi lộn,… Và ở những nơi ấy hoàn toàn không có công an, binh lính, tòa án…để kiểm soát, răn đe, bắt bớ…Đó là quang cảnh hoàn toàn tương phản với xã hội bên ngoài.

Vậy thì cái gì đã làm nên điều ấy?

Có ngưòi sẽ bảo rằng, ấy là do ngưòi đi chùa sợ Thần, Phật phạt nên mới tỏ ra tử tế như thế. Nếu sợ Thần Phật phạt thì đâu phải chỉ ở trong chùa, vì Thần Phật ở khắp nơi mà. Thêm nữa, khi đến chùa thì mọi người đều hoan hỉ mà đến, hoàn toàn không có ai thúc bách, đe dọa cả. Thế thì đâu phải vì sợ nên mới đến chùa ?

Sự thật rất đơn giản. Một phần là ngưòi ta tỏ lòng tôn kính Phật. Nhưng một phần khác- và đây là động lực chính để người ta đến chùa - là tỏ lòng tôn kính “những tấm gương đạo đức sống”, tức là ngài trú trì cũng như chư tăng/ni trong chùa ấy. Và một khi người ta có lòng tôn kính thì họ sẽ đặt niềm tin vào đó. Và khi có được niềm tin thì người ta mới tự giác chỉnh sửa hành vi cá nhân của mình; nói cách khác là ngưòi ta biết hướng thiện.

Khi đến chùa mà tín hữu bỏ tiền vào thùng công đức thì ấy là họ đang thể hiện niềm tin, sự tín nhiệm và kính trọng của mình vào chư tăng/ ni ở nơi ấy. Ở nơi hành động này họ đưọc tự do, tự quyết trong suy nghĩ ; và họ cảm thấy hân hoan vì được suy nghĩ và hành động hướng thiện một cách chân thành, không bị một sự thúc bách hay gò ép nào cả. Khi đóng góp những đồng tiền thiện nguyện ấy họ chỉ mong nhà chùa dùng để mua hoa quả cúng Phật, để lo cuộc sống đạm bạc của chư tăng/ni trong chùa, để sửa sang chùa, lo phần cứu tế xã hội,… Như vậy ngay trong hành động cúng dường ấy, tín hữu đã tự trong thâm tâm phát nguyện một tâm tưởng rất tốt đẹp rồi. Mỗi người có mỗi tâm ý tốt đẹp sẽ tạo nên một cộng đồng, một xã hội tốt đẹp.

Cho nên khi mà cánh tay dài của nhà nước muốn thọc vào quản lý luôn cái thùng công đức ấy thì phản ứng tất nhiên của đại đa số mọi người là sẽ không bỏ tiền vào thùng ấy nữa. Người ta không có cơ hội để thể hiện niềm tin thì niềm tin ấy sẽ mai một dần.

Cúng dường là hành động thể hiện niềm tin tưởng vào một giá trị hướng thiện còn hy hữu sót lại giữa con ngưòi và con người trong xã hội ngày nay. Nếu vì lý do nào đó mà niềm tin này bị tước đoạt thì xã hội này sẽ đi về đâu ? Con ngưòi và con ngưòi không còn tin tưỏng nhau nữa thì khi đó liệu có được gọi là một xã hội loài người nữa chăng ?

0
TTC vào lúc 22/03/2012 23:57

Đọc cái đầu đề(cái tít của bài viết) mà tôi ớn lạnh cả xương sống.Chùa nhà quê ,bà con rất nghèo và khó …tuần rằm hay mùng 1 kể cả ngày như Phật Đản,giỗ Mẫu,vào hè,ra hè,rằm tháng giêng,tháng 7 bà con chỉ lễ bằng tấm lòng thành của mình thôi (bây giờ là 500 đ và 1000đ hay 2000 đ.Chứ tiền đâu mà ra nghị định,thông tư ĐÒI QUẢN LÝ CƠ CHỨ!!! Chùa cảnh thì xập xệ dột nát,ngày tuần không ai ra chùa lễ….Vậy mà ra thông tư hay nghị định này nọ như thế thì nguy hại quá ….Tôi nhớ như in là những năm 1980-1984 ở quê tôi cũng vin vào chính sách nghị định,thông tư này nọ mà lãnh đạo xã và thôn dám phá bỏ ngôi đình cổ 8 mái thật uy nghiêm và hạ bệ,quăng cả tượng Phật,tượng Đức Chúa,tượng Mẫu xuống ao,xuống giếng chùa hay xuống mương ngoài ven làng….ôi thật đâu lòng và chua xót, đắng cay….tội lỗi (thiện tai,thiện tai….)
Tôi còn nhớ năm 1998 khi Đại đức mới về trụ trì chùa làng-quê tôi – chùa không có pho tượng Phật nào -Đại Đức vận động và hôm khánh thành thì ông NQM ( là trưởng ban mặt trận thôn)dám thu nhặt từng đồng tiền lẻ (loại 100 đ và 200đ ở trên các ban thờ )liền bị một vài Phật tử phản đối gay gắt..
ở chùa nhà quê vùng lõm,vùng sâu….bà con còn nghèo…lễ vậy đó! Làm sao đủ tiền trả tiền điện ánh sáng ;chứ chưa nói là tiền sinh hoạt đời sống tu hành của sư….
Mong rằng đừng vì ngân khố quốc gia bị vỡ nợ bởi VINASIN hay ÊVN…mà túng quẫn làm càn,làm xiên…..thế giới sẽ không để yên về việc làm,chính sách VI PHẠM NHÂN QUYỀN như thế đâu?!!!

Sen Hồng vào lúc 23/03/2012 01:32

Lấy gì để đảm bảo là khi nhà nước quản lí thì sẽ tốt đẹp hơn các giáo hội ( ở đây tôi muốn nhấn mạnh là giáo hội PGVN ) khi mà tình trạng tham nhũng, tham ô của cán bộ nhà nước hiện nay tràn lan như " một căn bệnh ung thư di căn.." ( lời nguyên TBT Lê Khả Phiêu), khi đã là " một bộ phận không nhỏ..."- ai cũng hiểu là rất lớn, rất nhiều và rất trầm trọng- ( lời của nguyên TBT Nông Đức Mạnh và TBT Nguyễn Phú Trọng), và giống như " một bầy sâu.." ( lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang) ??
Trong khi đó chuyện sử dụng tiền cúng dường tam bảo trong đạo Phật đã có nề nếp tốt đẹp từ ngàn năm nay, hy hữu lắm mới xãy ra chuyện nhũng lạm và nếu có thì chính những người Phật tử đã gián tiếp xử lý bằng cách tẩy chay ngôi chùa hoặc vị trụ trì phạm giới đó. Hiệu nghiệm vô cùng! Hơn hẳn mấy cái UB chống tham nhũng mà càng chống thì tham nhũng càng " năm sau cao hơn năm trước", "vụ sau bạo hơn vụ trước", vậy!
CB.CNV của chính phủ hãy cố gắng làm thật tốt những nhiệm vụ mà trước nay mình làm chưa tốt, chưa hoàn thành, chưa xứng đáng với đồng lương vẫn lãnh hàng tháng bằng tiền đóng thuế của nhân dân rồi hãy nghĩ tới chuyện " sáng tạo" , "đột phá" (?). Thời bao cấp, bao biện, bao che có câu nói rất chí lí: " nhàn cư vi..sáng tạo" và " bần cùng sanh..sáng kiến" xem ra vẫn còn giá trị tham khảo đấy!
Tóm lại chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với cái " thông tư quản lí tiền công đức" của nhà nước nếu áp dụng cho các chùa chiền của Phật giáo VN.

Nguyễn Long Giang vào lúc 23/03/2012 05:44
avatar
Quá bất cập trong việc quản lý tiền công đức ở các nơi thờ tự thuộc tín ngưỡng dân gian nư Dinh , Đình, Miếu...do nhà nước thống nhất quản lý từ trước đến nay. Để tránh mất đoàn kết trong Ban quản lý, mất niềm tin trong nhân dân Nhà nước cần có thông tư hướng dẫn sử dụng số tiền này là thật cần thiết. Riêng đối với chùa thuộc giáo hội quản lý thì thuộc trách nhiệm của giáo hội, chúng ta nên tách bạch 2 trường hợp này để có ý kiến cho rõ ràng nhé.

0
THIỆN TRÍ vào lúc 23/03/2012 10:17
avatar
Thầy Thích Thanh Thắng phân tích đầy đủ và quá chuẩn. Không ý kiến gì thêm. Tâm phục khẩu phục.
Báo cáo phản hồi không thích hợp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Minh Thanh, Canada vào lúc 23/03/2012 11:19

Bài nhận xét của Thấy ở trên rất hay. Minh Thanh là một cư sĩ đang sống ở Canada và là thành viên trong ban diều hành của ngôi chùa. Ở Canada, chính phủ từ liên bang đến địa phương không có trợ cấp tài chánh cho tôn giáo mà chính phủ liên bang cho phép nhà thờ hay chùa được quyền cấp biên nhận, nếu nhà thờ hay chùa là một cơ sở tôn giáo hợp pháp, cho người hiến tặng tiền hoặc qu`a , người hiến tặng sẽ dùng biên nhận này để khai thuế lợi tức cuối năm và chính quyền địa phương giúp cho các cơ sở tôn giáo bằng cách miển đóng thuế đất ( property tax ). Cuối năm, các cơ sở tôn giáo phải báo cáo tài chánh cho cơ quan thuế vụ liên bang và tỉnh bang về chi thu tài chánh trong năm, không có đóng thuế như cơ sở kinh doanh.Phương cách cho các tôn giáo có quyền cấp giấy biên nhận được trừ thuế cho người hiến tặng tài chánh đến các tôn giáo là cách khuyền khích người dân tiếp tay với tôn giáo có điều kiện để duy trì và phát huy chức năng tâm linh cũng như những việc từ thiện mà chính phủ không làm được. Đối với ngôi chùa mà Minh Thanh đang giúp, tài chánh phải minh bạch , công khai và phải báo cáo ít nhất là một lần trong năm cho tất cả Phật tử biết và điều này cũng là quy định mà chính phủ luôn khuyến khích các tổ chức tôn giáo và tổ chức từ thiện phải làm. Thường Minh Thanh thấy, tịnh tài đóng góp vào thùng Công Đức là thuộc về của chùa, tịnh tài mà Phật tử cúng dường cho Quý Chư Tăng Ni là phần tịnh tài riêng Quý Thầy hoặc Quý Sư Cô giữ để Quý vị này tùy nghi sử dụng,có thể xung vào quỹ của chùa hoặc xài vào việc cá nhân. Phật tử dường như không quan tâm đến phần này. Minh Thanh có vài hàng cùng chia sẻ về " Tiền Công Đức " mà Minh Thanh thấy ở địa phương của mình như thế.

Tố Nhiên - TGĐ vào lúc 23/03/2012 11:29

avatar
Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo điều 26 ghi rõ: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Điều 28 cũng ghi: “Cơ sở tín ngưỡng tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tố chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật”.
Vậy thì tiền công đức, cúng dàng cũng là tiền tự nguyện, là tài sản hợp pháp của nhà chùa, không ai có quyền xâm phạm, hay đòi “quản lý” nó. Nhà chùa quản lý rất tốt tài sản đó theo tinh thần giáo lý, giáo luật, số tiền nhận được nhiều hay ít do sự tự nguyện cúng tiến cũng được phục vụ cho các hoạt động Phật sự.
Giáo hội cũng nên có quy chế để các hoạt động thu chi ở các tự viện được minh bạch. Tránh tình trạng như vị nư sư nào đó, đến khi mất mới phát hiện ra có tài khoản hàng 100 ngàn đôla ở ngân hàng. Có nghĩa rằng, tài khoản của các nhà sư cũng phải công khai cho Phật tử biết và có cơ chế giám sát thu chi sao cho phục vụ tốt nhất cho các hoạt động Phật sự và xã hội. Để tránh việc kiện tụng như vị ni sư kia, khi gia đình thế tục của vị này đòi chia tài sản, Giáo hội phải có quy định rõ về việc này, đề nghị các cơ quan pháp luật chỉnh sửa luật trong đó có ghi tài sản của các vị chức sắc tôn giáo sẽ thuộc về tôn giáo quản lý.
Đạo lý xã hội cần sự minh bạch, và sự minh bạch bắt đầu từ phạm vi nhà chùa càng có ý nghĩa giáo dục xã hội. Các chùa cũng phải tiến tới việc quản lý thu chi một cách chuyên nghiệp hơn. Càng minh bạch thì càng có uy tín đối với xã hội, tin chắc các công tác Phật sự cũng như từ thiện xã hội càng hiệu quả.
Một ngôi chùa hàng năm thu về hàng vài chục tỉ chẳng hạn, thì số tiền đó cũng nên được giải ngân, hoặc ủng hộ các chùa nghèo vùng sâu, vùng xa, hoặc ủng hộ việc xây trường học, trạm y tế, cầu đường, trung tâm từ thiện. Hoặc nếu trong dự án chùa có xây dựng trung tâm từ thiện, nhà dưỡng lão, tuệ tĩnh đường thì số tiền đó cũng nên được quản lý hiệu quả để phục vụ cho các hoạt động về sau.

Nguyên Tú vào lúc 23/03/2012 11:43

nam mô A di Đà Phật ! xin thành thật chia sẽ
Thường tịnh có khói thì mới có lửa , hiện nay thực tế đa phần các chùa không minh bạch tài chính đúng theo luật chư Phật chư Tổ định ra cũng như giáo hội tăng đoàn không tự quản lý được nên mới xảy ra nhiều tiêu cực trong Phật giáo thiết nghỉ HDTS TWGH thừa biệt mọi việc cái quan trọng la nghỉ ra phương pháp nào để quản lý hạn chế bớt các tiêu cực trong sử dụng tiền Tam Báo . Các vị Trụ Trì phải hiểu và làm đúng theo giáo luật để không uổng phí một đời tu hành
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo từ bi gia hộ .

Minh Tâm vào lúc 23/03/2012 12:01

Thiết nghĩ nên gửi bài này cho ông Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái để đọc mà mở mang tầm nhìn và trình độ!


Hoài Bảo vào lúc 23/03/2012 16:14


NẾU NHÀ NƯỚC RA THÔNG TƯ "QUẢN LÝ TIỀN CÔNG ĐỨC" THÌ CHỈ XIN GHI RÕ:
1. Ở NHỮNG NƠI CHƯA ĐỀN, MIẾU, DI TÍCH KHÔNG CÓ NGƯỜI TU HÀNH THÌ TẠM THỜI GIAO CHO CHÍNH QUYỀN XÃ QUẢN LÝ.
2. NHỮNG CHÙA CHIỀN, TỰ VIỆN, THÁNH THẤT, NHÀ THỜ THÌ GIAO CHO CÁC TU SĨ TÔN GIÁO QUẢN LÝ.
(VÌ CÓ NHIỀU NƠI, DÙ CÓ SƯ TRỤ TRÌ VẪN BỊ CHÍNH QUYỀN ĐÒI QUẢN TIỀN CÔNG ĐỨC - VI PHẠM PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO)

Minh Nhật vào lúc 23/03/2012 16:24

Kính gửi ông Huỳnh Vĩnh Ái.Tiền Công Đức là đồng tiền do thiện nam tín nữ cúng dường Đức Bổn Sư THích Ca Mâu Ni Phật, Kinh Phật và mười phương Tăng,trong đó có các vị Thánh.Mục tiêu để các vị Sư chi dùng bảo tồn Phật Pháp làm chỗ dựa cho sự tu hành của Phật Tử, Không ai được dùng đồng tiền này cả, ngoài mười phương Tăng. Đây là qui định của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Tôi xin khuyên ông không nên có ý kiến vào chỗ này, nếu như ông còn quan tâm đến bản thân ,và gia đình ông cũng như sự tồn vong của đất nước.

vô thường vào lúc 23/03/2012 16:42
avatar
Lại... "tác phẩm lạ" nghe sao giống đường lưỡi bò, cướp tiệm vàng...
Đời-đạo, luật-lệ, tình-lý, cổ-kim, trong nước-ngoài nước... đều sai trái be bét!

Như Trung vào lúc 23/03/2012 17:05

Kính gởi ngài thứ trưởng.
Đề nghị trước khi ban hành thông tư quản lý tiền công đức, xin ngài cho làm một điều tra thăm dò dư luận xem người dân khi đóng tiền làm từ thiện thì họ tin vào các Thầy ở Chùa và các Cha ở nhà thờ hơn hay tin vào các cơ quan quản lý nhà nước hơn.
Nếu mức độ tín nhiệm của người dân vào hệ thống quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý ngân sách cũng như các khoản đóng góp từ thiện mà cao, chứng tỏ các ngài đang quản lý tốt, lúc đó có lẽ các Thầy cũng như các Cha cũng vui lòng để các ngài quản lý luôn tiền công đức, vì thực tế tiền công đức là của bá tánh, các đấng tu trì phải quản lý là vì trách nhiệm, bây giờ có các ngài quản lý giúp thì tốt quá.
Nhưng nếu qua khảo sát, mức độ tín nhiệm vào các ngài của người dân không còn, thì hãy tự quản lý phần việc của mình cho tốt đi để dân tin, xin đừng dài tay.

Minh Thành vào lúc 23/03/2012 17:31

sao mấy ông nhà nước rảnh nhỉ! có hàng khối bất cập trong chính mỗi cơ quan của họ, sao không tự giải quyết đi. Lúc nào cũng nói là "không có thời gian, không đủ nhân sự" thế mà việc tín ngưỡng lại cứ xen vào quản lý hoài.

Người lương thiện. vào lúc 23/03/2012 20:19

Chuyện tài sản của mấy vị cán bộ cao cấp chỉ dám "kê khai" ( nhưng chưa chắc là chính xác vì nhân dân đâu có được tham gia kiểm tra, điều tra, giám sát..) nhưng không dám công khai trước bàn dân thiên hạ mà đòi " quản lí", để "minh bạch" tiền công đức của bá tánh? Một trò hề rẻ tiền!! Là người đàng hoàng lương thiện thì hãy công khai chuyện đó đi rồi mới đủ tư cách mở miệng nói minh bạch, rõ ràng. Xem ra tội nghiệp cho mấy từ quản lí, minh bạch quá!

0
Kit Ty Tha Nom vào lúc 23/03/2012 20:46

avatar
Có lẫm cẩm không vậy ? Riêng tôi thì rất nực cười đấy các bác ạ! Bây giờ hòm công đức cũng bị nhòm ngó nữa là sao chứ lị! Chắc nhà thờ Gia tô giáo cũng đang "run" khi nghe tion này đây ?

TINHTUAN vào lúc 23/03/2012 23:24

avatar
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.Cảm ơn rất nhiều bài viết của thầy Thích Thanh Thắng, bài viết rất đầy đủ và có ý nghĩa,Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch trước khi ra thông tư nên đọc kĩ bài viết này.
Báo cáo phản hồi không thích hợp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Hồng Hòa Vi vào lúc 24/03/2012 08:40

Xét riêng trong giáo hội, HHV nghĩ rằng việc bắt các cơ sở tự viện đóng góp cho giáo hội rất khó. Hiện tại ngoại trừ một số nơi nổi tiếng có nguồn thu từ tiền công đức, các tự viện còn lại thường nghèo và không đủ tiền hương hoa.

Hơn nữa các tự viện lâu nay tự thân vận động giáo hội lâu nay cũng ít có sự trợ giúp nhất định về mặt vật chất... nên rất khó để tự viện đóng góp tài chinh.

Theo HHV thông tư quản lý này chỉ nên có phạm vi áp dụng đối với các cơ sở do MTTQ quản lý, đối với các tự viện cơ sở do giáo hội quản lý thì giáo hội cần có một công văn quy định và hướng dẫn riêng... Về mặt pháp lý tiền công đức của các cơ sở này không phải thuộc sở hữu của nhà nước.
Báo cáo phản hồi không thích hợp
Phản hồi hay Phản hồi dở
0
Hai Ho vào lúc 24/03/2012 08:57

Chuyện ni nghe mà mắc cười. Giống như ai đó có đề xuất những vị giảng sư và lãnh đạo Giáo Hội khi ra đường phải có ...vệ sĩ bảo vệ! Rầu quá!


Thế Tài vào lúc 24/03/2012 12:21
avatar
Theo sự hiểu biết của tôi, suốt hơn 2000 năm từ khi Phật Giáo du nhập vào Việt Nam, Phật Giáo đã vui bồi cho nền văn hóa Việt mỗi ngày mỗi sáng đẹp, cho dân tộc Việt mỗi ngày mỗi thuần hậu, chính vì lẽ đó mà suốt hơn 2000 năm qua, (hiểu được giá trị vô song đích thực của Phật Giáo) cho nên có triều đại nào, có chính quyền nào muốn quản lý tiền công đức của tín đồ cung tiến đâu, (trừ các triều đại và chính quyền bị ảnh hưởng bởi học thuyết và giáo điều của các tôn giáo khác) nếu không muốn nói là các chính quyền còn tạo nhiều điều kiện cho Phật Giáo để phát huy tiềm năng, giúp chính quyền một tay trong công việc cân bằng trật tự, đạo đức, kinh tế, y tế, giáo dục, từ thiện xã hội...
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Sen Hồng: "CB.CNV của chính phủ hãy cố gắng làm thật tốt những nhiệm vụ mà trước nay mình làm chưa tốt, chưa hoàn thành, chưa xứng đáng với đồng lương vẫn lãnh hàng tháng bằng tiền đóng thuế của nhân dân rồi hãy nghĩ tới chuyện " sáng tạo" , "đột phá" (?). Thời bao cấp, bao biện, bao che có câu nói rất chí lí: " nhàn cư vi..sáng tạo" và " bần cùng sanh..sáng kiến" xem ra vẫn còn giá trị tham khảo đấy!"
Thêm vào đấy, nếu các CB_CNV các cấp chính quyền nào muốn nhà chùa phải công bố tài khoản thu chi hằng năm, theo tôi, để làm gương cho việc công bố tài chính, thì các CB_CNV các cấp phải cần công bố tài sản chi thu của mình hàng năm trước khi bắt các tự viện Phật Giáo công bố qua tiêu đề: "Thông tư quản lý tiền công đức" sắp được ban hành. Nếu chính quyền thực thi được như vậy, sẽ không gây nhiều phản cảm trong nhiều từng lớp của xã hội và tôn giáo. Đó cũng là cách tốt nhất, giữ vững được an ninh và trật tự xã hội. Mong lắm thay, sự lắng nghe của: "Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu cho Bộ, phối hợp cùng Bộ Tài chính sớm đưa ra thông tư về quản lý tiền giọt dầu, công đức, cung tiến..."

Liên Hà vào lúc 24/03/2012 21:04

Tôi bắt đầu tìm hiểu Phật pháp chưa được bao lâu. Song tôi thực sự cảm thấy vô cùng kính tín các vị chư tăng ni, vì lợi ích của chúng sanh mà hóa độ và xả thân vì Đạo.
Như một vị con chiên trên có phản hồi "thách chính quyền vào nhà thờ mà quản lý tiền công đức. Các vị sư thật quả là hiền". Cái mà gọi là thông tư "quản lý tiền công đức" thì chỉ nhìn vào "công đức" nhà chùa mà thôi.
Tôi thấy xã hội bên ngoài quá nhũng nhiễu về quản lý và tham nhũng của một số không ít cán bộ có chức có quyền.(bởi ở đó họ không tìm hiểu về luật nhân quả). Rất mong tình trạng này không tràn vào nhà chùa. Để các thiền môn được thanh tịnh và trong sạch mãi mãi.
Nam Mô A Di Đà Phật.

Thằng khùng vào lúc 25/03/2012 01:06

Nhà nước cố tình muốn quản lý thì cứ quản lý,dân cúng sư thì cứ cúng sư.Không bỏ tiền vào hòm công đức nữa, bỏ thẳng vào túi sư.Chẳng lẽ lại ban hành"thông tư quản lý túi sư".Đuổi nhau như đèn cù rồi dân lại sẽ có cách khác.Bó tay với sáng kiến tăm tối mù mịt của ông thứ trưởng.Xã hội còn nhiều rối ren chờ quí ông động não giải quyết.Chùa chiền là chốn bình yên dân chúng tôi tự lo được rồi.

Minh vào lúc 26/03/2012 14:44

Nói thiệt nha. Từ lâu rồi tui cũng ngại bỏ tiền vào thùng công đức lắm. Cúng trực tiếp không hè. kha kha kha ........

Minh Tâm vào lúc 27/03/2012 00:43

bộ mấy ổng tính kiếm chổ để "ăn" nữa hay sao vậy. bộ hết chổ "ăn" rồi sao. thiệt là!!! Việc quản lý tiền bạc của nhà nứớc có rắc rối như thế nào thì ai cũng biết rồi, miễn bàn. Chỉ thấy tiếc là sáng kiến tối tăm đó được thực hiện mà thôi. mà cũng lạ thiệt, sao mà tôn giáo lại được cơ quan "văn hoá, du lich, thể thao" quan tâm chứ, họ không làm việc của họ đi, viẹc của tôn giáo dính dáng gi với họ đâu chứ.

Minh Thành vào lúc 27/03/2012 00:52

thực ra đến giờ này chưa ai được biết là đối tượng của thông tư đó là gì? chứ nói quản lý thùng công đức là nói về PG, chứ không phải tôn giáo khác, vì các tôn giáo khác không có khái niệm thùng công đức.
Mà nghĩ cũng lạ, thùng công đức ở những ngôi chùa DANH LAM THANG CANH đều "được" các "Ngài" du lịch quản lý rồi, điều đó làm mọi người bức xúc lâu rồi nhưng chưa lên tiếng, thế mà hôm nay lại phơi ra cho mọi người biết luôn. thế thì tại sao chúng ta không đòi lại cái mà chúng ta phải có chứ, đòi lại QUYỀN QUẢN LÝ VỀ KINH TẾ CỦA NHỮNG NƠI DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA PG chứ. Của tôn giáo thì trả lại tôn giáo là hop lý.Báo cáo phản hồi không thích hợp

mạnh đức vào lúc 28/03/2012 19:32
avatar
Tin mới nóng: Trộm đột nhập nhà thờ Đồng Xoài Bình Phước lấy trộm khoảng 1 tỷ đồng của cha xứ. Cha có kinh doanh đâu mà nhiều tiền thế. Xem ra "tiền công đức" của nhà thờ còn nhiều hơn chùa, chả là không ai để ý đến mà thôi. Mong rằng mấy ông đề ra cái thông tư này, nhòm thử vào két sắt của nhà thờ xem sao?

Source: phattuvietnam


Các tin đã đăng: