Vào
năm 1987, ông trở thành trụ trì và bắt đầu sửa sang ngôi chùa Thiếu Lâm
hoang tàn. Ông thúc đẩy việc truyền bá những tài liệu võ thuật cổ xưa
của chùa, cũng như thiết lập các chi nhánh được phép kinh doanh của kung
fu Thiếu Lâm ở hải ngoại.
Ông cũng xin cho chùa được vào danh sách di sản UNESCO, và chùa đã được trao tặng danh hiệu này vào tháng 8 năm nay.
Nhưng
do quản lý việc chùa giống như làm kinh doanh, sư Yongxin thường nhận
những lời chỉ trích nặng nề, với nhiều người tuyên bố ngôi chùa đã bị
xuống cấp thành một công ty (về kung fu).
Sư Yongxin giải thích rằng
Kung fu là một cách để duy trì sức khoẻ của tăng sĩ sau các giai đoạn
thiền định dài. Kung fu Thiếu Lâm hướng đến sự hài hoà của cơ thể và tâm
trí, cũng như sự hoàn thiện nhân cách. Ngoài kết nối thuần tuý về tôn
giáo, Kung fu được dùng như một phương tiện để tiếp cận thế giới thế
tục.
Ông viết, "Tôi ủng hộ Phật giáo là một
phần của cuộc sống thế tục. Sự hoà trộn của Thiếu Lâm với xã hội là để
cho nhiều người hiểu được và tham gia vào tôn giáo này, và để phụng sự
mọi người tốt hơn. Đây là sứ mệnh lịch sử của chúng tôi."
"Tôi
hy vọng một ngày nào đó, số môn đệ của Thiếu Lâm lĩnh hội được trí tuệ
của chư tổ sư bản môn sẽ nhiều như rừng trên núi Thiếu Thất (trong dãy
Tung Sơn). Đó sẽ là Thiếu Lâm Tự trong tim tôi."
(Global Times - October 24, 2010)
Theo: haitrieuam