Nhà sư với dự án xây dựng bộ bách khoa Phật giáo trực tuyến
06/07/2012 01:37 (GMT+7)

 Một nhà sư người Estonia đã đến thăm Đài Loan để tìm tài liệu cho bộ bách khoa Phật giáo Anh - Trung trực tuyến, đã gọi Đài Loan là "một cõi tịnh độ" với nguồn tài nguyên phong phú về Phật giáo.

Thầy Vello Vaartnou (ảnh), người xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên ở Estonia, nói với CNA gần đây sau chuyến đi đến Đài Loan rằng đất nước này đóng một vai trò "quan trọng" trong dự án bách khoa toàn thư của mình, với nguồn tài nguyên Phật giáo phong phú và đội ngũ dịch thuật kinh sách Phật giáo đã qua đào tạo.

"Đài Loan là một trong những quốc gia Phật giáo có uy tín nhất trên thế giới", thầy Vaartnou, người đã đến thăm các tổ chức Phật giáo và các trường đại học địa phương trong suốt thời gian trên, cho biết.

"So với Trung Quốc đại lục, có vẻ như đối với tôi, rằng Đài Loan phong phú hơn nhiều về nguồn lực sẵn có".

Vị tu sĩ, người đã tạo nên tờ New York Times vào năm 1988, cho biết hy vọng sẽ xây dựng một bộ bách khoa toàn thư cung cấp tài liệu miễn phí về Phật giáo cho công chúng bằng hai ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trên thế giới.

"Kết quả của bộ bách khoa toàn thư này là Phật tử hoàn toàn có thể tự học và có được tất cả các tài liệu cần thiết từ một trang web miễn phí", vị sư 61 tuổi này cho biết.

“Điều này, tất nhiên, sẽ cần nhiều năm và nhiều thập kỷ”, thầy nói thêm.

Thầy rời khỏi Estonia vào năm 1988 và đã đi đến Nepal, Thụy Điển, Australia và những nơi khác để học hỏi, thực tập Phật pháp.

Năm 2005, thầy Vaartnou trở lại Estonia để hoàn tất ngôi chùa mà mình đã khởi công xây dựng trước khi ra đi.

Thầy cũng đã tổ chức một số hội nghị Phật giáo quốc tế ở Estonia và Australia kể từ năm 2006, bao gồm hội nghị Phật giáo đầu tiên tại Australia vào tháng Hai năm nay, thu hút 30 diễn giả từ 21 quốc gia.

Bộ bách khoa toàn thư sẽ bao gồm tất cả các truyền thống Phật giáo Đại Thừa, Nguyên Thủy, Kim Cương thừa, Thiền và những tông phái khác - đặc biệt nhấn mạnh về Phật giáo Trung Quốc, cũng như sự phát triển của nó trên khắp thế giới, nhà sư cho biết.

Thầy cho biết, thầy cũng đã viếng thăm Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Hồng Kông và các nước khác trong năm qua để thu thập tài liệu cho dự án.

Đối với thầy, Phật giáo là "một khoa học chứ không phải là một tôn giáo tín ngưỡng".

"Phật giáo cho tôi điều gì? Chính là kiến thức. Kiến thức về việc chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu, chúng tôi đến từ đâu, và chúng ta đang đi về đâu?", thầy Vaartnou nói.

Thầy đã đến với Phật giáo ở tuổi 13, sau khi phát hiện một cuốn sách nói về Phật giáo trên căn gác trong nhà của bà mình.

"Tôi sinh ra ở một quốc gia hoàn toàn không có dấu vết của Phật giáo. Khi tôi đọc cuốn sách đó tôi đã nhận ra rằng tôi là một Phật tử", thầy nói chia sẻ.

Phật giáo cũng nên sử dụng máy tính để cách mạng hóa các hình thức lịch sử và hiện tại, với ý niệm đó, thầy đã thiết kế các ngôi chùa bằng phần mềm 3-D.

"Chính máy tính sẽ là cầu nối giữa các hình thức cổ xưa và các thế hệ mới của Phật giáo, và nếu nó không được dùng trong hiện tại, nhiều thứ sẽ bị mất", thầy nói.

Văn Công Hưng (Theo CNA)-GNO


Các tin đã đăng: