Đức Dalai Lama chuẩn bị trao quyền
BBC
13/03/2011 04:06 (GMT+7)

 
Dalai Lama nói sẽ bắt đầu quá trình chính thức từ chức trong một cuộc họp của quốc hội Tây Tạng lưu vong vào thứ Hai tới đây.


Ngài nói động tác này sẽ có lợi lâu đài cho người Tây Tạng.

Thông báo được đưa ra trong diễn văn của Dalai Lama nhân kỷ niệm cuộc nổi dậy ở Tây Tạng năm 1959.

"Từ những năm 1960 tôi đã liên tục nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một lãnh đạo do dân chúng Tây Tạng bầu cử tự do chọn ra, để tôi có thể trao quyền," ông nói tại Dharammsala, thị trấn của Ấn Độ nay là căn cứ của ông.

"Bây giờ chúng ta rõ ràng đã đến lúc phải thực hiện điều này."

Ông nói thêm rằng quyết định của ông được đưa ra không phải vì ông muốn "trốn trách nhiệm" hay cảm thấy không còn được ủng hộ.

Phóng viên BBC ở Delhi Mark Dummett nói ai là người thay Dalai Lama đều phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn, vì không có người Tây Tạng nào có thể sánh được vai trò của ông là lãnh đạo tinh thần và chính trị.

Ông cũng kêu gọi các lãnh đạo Trung Quốc hãy minh bạch hơn.

"Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới, là cường quốc đang lên và tôi ngưỡng mộ các phát triển kinh tế đã đạt được," ông nói.

"Nước này cũng có khả năng lớn đóng góp vào tiến triển nhân quyền và hòa bình thế giới. Nhưng để làm điều đó Trung Quốc cần đạt được lòng tin và tôn trọng từ cộng đồng quốc tế."

"Để có được sự tôn trọng các lãnh đạo Trung Quốc cần phải phát triển minh bạch hơn, hành động phải đi đôi với lời nói. Để bảm đảm điều đó thì tự do ngôn luận và tự do báo chí là cần thiết."

Dalai Lama là lãnh đạo của chính phủ Tây Tạng lưu vong, và sống ở Dharamsala từ khi chạy khỏi vùng Himalaya sau cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Trung Quốc.

Ông từng nói không muốn độc lập cho Tây Tạng, chỉ là quyền tự trị đúng nghĩa.

Chính quyền Trung Quốc thường xuyên chỉ trích Dalai Lama.

Trước ngày tổ chức lễ tưởng niệm, cảnh sát ở thủ đô Delhi của Ấn Độ bắt giữ hơn 30 người Tây Tạng lưu vong biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc hôm thứ Tư.

Những người biểu tình mặc áo màu vàng và vẫy cờ đỏ-xanh của Tây Tạng, hô khẩu hiệu "Tự do cho Tây Tạng" và "Chúng tôi muốn tự do".

Giới chức Trung quốc gần đây thông báo các giới hạn về đi lại cho Tây Tạng trước hạn ba năm vụ nổi dậy ở đó.

Hồi tháng Ba năm 2008, Tây Tạng trải qua một cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc, tệ nhất trong vòng 20 năm qua.

Bắc Kinh cho rằng vụ nổi loạn là do những người theo Dalai Lama thực hiện, mà theo họ là đòi ly khai khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc phản ứng với vụ nổi dậy bằng biện pháp quân sự.

Nhiều người Tây Tạng khiếu nại về chuyện gia tăng sự lấn át của dân đa số Trung Quốc ở Tây Tạng và cáo buộc chính phủ làm mất chất văn hóa của họ.

Các tin đã đăng: