Sau
khi khảo xét, các nhà khoa học đã đi đến kết luận là những mảnh vỡ nhỏ
ấy có thể gắn kết lại được với nhau. Dựa vào sự khảo xét này, các nhà
khoa học người Đức tin tưởng rằng, chúng ta có thể phục hồi được hai pho
tượng Phật vĩ đại và nổi tiếng thế giới ấy.
Quân Taliban dùng thuốc nổ công phá tượng Phật
Hai pho tượng Phật khổng lồ ở lưu vực Bamiyan, Afghanistan,
đã được tạc ngay trên những vách núi đá ở vùng Hazarajat. Phần thân
chính của các bức tượng đã được tạc trực tiếp từ những vách đá sa thạch,
còn những bộ phận chi tiết thì gắn vào từ hỗn hợp bùn với rơm, và dùng
vữa để che phủ. Trong hai pho tượng Phật ấy, có một pho tượng lớn cao 53
mét và pho tượng kia thì nhỏ hơn, cao 35 mét. Căn cứ trên sự khảo sát
của các nhà khoa học, pho tượng nhỏ được tạo nên vào khoảng giữa năm 544
và 595; còn pho tượng lớn được tạo nên vào khoảng năm 591 và 644. Hai
pho tượng này được khẳng định là do các vị vua thuộc triều đại Kushan
tạo nên trong thời hưng thịnh của vương quốc, với sự chỉ đạo của các vị
Tăng sĩ trong nước.
Vào tháng 3-2001, hai bức tượng Phật vĩ đại ấy đã bị phiến quân
Taliban dùng súng cối, thuốc nổ, xe tăng, các vũ khí và tên lửa phòng
không phá hủy. Hành động phá hủy này của quân Taliban đã bị cộng đồng
thế giới phản đối và căm phẫn. Hai pho tượng Phật đứng cổ đại cao nhất
thế giới còn sót lại sau những cuộc tàn phá của đội quân Thành Cát Tư
Hãn, qua hàng thế kỷ chiến tranh, xâm lược, qua hàng nghìn năm chịu tác
động của các yếu tố thiên nhiên, thế mà trong phút chốc đã bị hủy hoại
hoàn toàn. Nay chỉ còn lại hàng đống đá sa thạch vụn và vô số trát vữa
đất sét.
Mặc dù hình tượng của hai pho tượng Phật vĩ đại hầu như đã bị phá hủy
hoàn toàn, nhưng những đường nét bên ngoài và một số phần của hai pho
tượng vẫn còn có thể nhận ra bên trong các hóc núi. Như là một phần
trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm khôi phục lại đất nước
Afghanistan sau chiến tranh Taliban, chính phủ Nhật Bản và một số tổ
chức khác, trong đó có Viện nghiên cứu Afghanistan ở Bubendorf,
Switzerland, đã đầu tư cho việc tái tạo hai pho tượng Phật ấy. Từ đó đến
nay, nhiều hoạt động liên quan đến việc khôi phục, tái tạo hai pho
tượng Phật quý báu ấy đã diễn ra.
Khung cảnh của vách núi trong hiện tại
Những hốc đá, nơi mà hai tượng Phật cổ đã từng đứng nhìn về phía
thành Bamiyan hiện đang được khôi phục như là một khu di sản thế giới.
Cuộc khảo sát lần này tại Đại học Munich cũng không ra ngoài mục đích tìm cách phục hồi hai pho tượng Phật ấy. Theo giáo sư Erwin Emmerling, thuộc Đại học Munich,
người điều hành nhóm các nhà khoa học đang chọn lọc từ hàng trăm mảnh
vỡ của hai pho tượng đã nhận định: “Về cơ bản thì việc phục hồi pho
tượng nhỏ là có tính khả thi. Còn về pho tượng lớn, với độ sâu (dày) gần
12 mét, thì Giáo sư Emmerling không dám chắc về khả năng phục hồi”.
Tuy nhiên, Đại học Munich
cũng đã khẳng định rằng: những trở ngại trong chính trị và trong thực
tế của khu vực Bamiyan sẽ gây khó khăn cho việc tái tạo hai pho tượng
quý báu này. Hoặc là thành lập một phân xưởng nhỏ tại vùng Bamiyan, hoặc
là vận chuyển khoảng 1.400 tảng đá, mỗi tảng đá nặng đến 2 tấn, đến
nước Đức. Nhật Bản sẽ tài trợ ngân quỹ cho việc tái tạo hai pho tượng
Phật này.
Theo các nhà khoa học thì hai pho tượng Phật này đã từng bị sơn bởi
nhiều màu sắc khác nhau, gồm có màu xanh thẩm, màu hồng, màu da cam, màu
đỏ và màu trắng. Giáo sư Emmerling cho hay: “Hai pho tượng Phật ấy đã
có một lần mang dáng vẻ bề ngoài với màu sắc rất sặc sở”.
Theo Đại học Munich, một cuộc hội thảo để bàn thảo về tương lai cua hai pho tượng Phật có thể được tổ chức vào tuần tới tại Paris.
Minh Nguyên (Theo AFP)-Giác Ngộ