Myanmar: Tăng sĩ Phật giáo đã thể hiện sự hào phóng của quốc gia
01/12/2014 20:52 (GMT+7)

Khi các vị Sư đi qua cổng với nồi cơm Cari lớn, những đứa trẻ mồ côi vô gia cư và những người thất nghiệp nghèo đói, cùng xếp hàng với những túi nhựa nhàu nát trên tay.
 
 
Bình minh tỏa rạng, chư Tăng khoác áo Ca sa, ôm bát đi vào thôn xóm khất thực, trưa về lại chia cho những người dân nghèo nơi đây.

Trận bão Nargis năm 2008 vốn gây thiệt hại lớn về người và nhà cửa, do thiếu công ăn việc làm và thiếu các mạng lưới an toàn, rất nhiều người nghèo đói cơ cực phải sống lang thang.

Cứ mỗi buổi sáng sớm, trước lúc bình minh tỏa rạng, chư Tăng khoác áo Ca sa, ôm bát đi vào thôn xóm để khất thực.
 
Khi trở về Tu viện, chư Tăng tập hợp tất cả những thực phẩm đã nhận từ sự tín tâm cúng dường, tất cả đều tập kết vào cái nồi lớn và mang ra cho những người nghèo đang chờ bên ngoài Tu viện.

Myanmar đã được xếp hạng một trong hai quốc gia hào phóng nhất thế giới - theo World Index 2014 đánh giá, trong đó bao gồm 135 quốc gia. Myanmar dẫn đầu vị trí chia sẻ với Hoa Kỳ theo các cuộc khảo sát được tiến hành bởi Tổ chức Từ thiện của Vương quốc Anh, Aid Foundation (CAF), dựa trên ba tiêu chí; Quyên tiền cho Tổ chức Từ thiện, Thời gian hoạt động tình nguyện và Giúp người lạ. 
 
 
 
Theo báo cáo năm nay, trong lời nói đầu của mình, Giáo sư Tiến sĩ John Menzies Low, Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện Aid Foundation (CAF) nói: “Các chỉ số cho thấy sự hào phóng của quốc gia Myamar phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn – phản ảnh qua mô hình cụ thể tiêu biểu trong các quốc gia sau xung đột, như giúp đỡ mọi người thông qua những khó khăn nhất thời”.

Theo Cô Jessica Durando biên tập viên tin tức của USA Today, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất được xếp hạng trong top ten trong cả ba yếu tố, với sự gia tăng số điểm từ 61% trong chỉ mục trước đó đến 64%. Myanmar đạt điểm số cao 91%, xuất phát từ sự quyên góp tiền của. Theo báo cáo của Tổ chức từ thiện Aid Foundation (CAF): “Hiện có năm trăm nghìn Tăng sĩ thực tiễn của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy (Theraveda) đã thể hiện sự hào phóng của quốc gia Myanmar, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của văn hóa đặc biệt của mỗi quốc gia, trong thị hiếu của người dân với lòng Nhân ái. 

"Tổ chức xã hội chuyên nghiệp Esther Htusan của Associated Press (thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới) viết rằng; nửa triệu Tăng sĩ Giáo hội Tăng già Nguyên thủy (Theraveda), Myanmar tạo nên hầu hết các phần trăm của tổng dân số đất nước mình, quyên góp tiền và lương thực công đức vào việc phúc lợi xã hội. Phần lớn thời gian của các vị Tăng sĩ này tập trung vào việc Thiền định và Tụng kinh cầu nguyện, làm Từ thiện xã hội, suốt đời phụng sự Đạo pháp Dân tộc.
 
 
Báo cáo cũng ca ngợi phụ nữ trên toàn thế giới, những người thường xuyên thu nhập thấp hơn so với nam giới. “Từ năm 2009, phụ nữ đã trở nên nhiều hơn so với nam giới để quyên góp tiền cho các Tổ chức Từ thiện xã hội ở mứac độ toàn cầu, điều này cho thấy bất chấp khoảng cách về tham gia kinh tế vẫn còn tồn tại giữa những người đàn ông và phụ nữ trên thế giới. Phản ảnh chênh lệch toàn cầu này, phụ nữ có nhiều khả năng để cung cấp tiền cho các nước có thu nhập cao; ở các nước thu nhập trung bình và thấp, nam giới có thể quyên góp”.

Ông Patrick Rooney, phó trưởng khoa nghiên cứu và các vấn đề học tập tại Đại học Indiana Lilly Trường Từ thiện Family, nói với Cô Jessica Durando biên tập viên tin tức của USA Today rằng: “Ở Hoa kỳ đã tăng trưởng ở mức hợp lý kể từ khi đại cuộc suy thoái. Tin tốt là đã rời khỏi bản đồ trong đại cuộc suy thoái. Tin xấu là khi chúng tôi đã khôi phục nó tiếp tục phát triển nhưng chậm hơn so với chúng ta hy vọng”. 

Trong top mười quốc gia hào phóng nhất thế giới có 3 quốc gia lấy đạo Phật làm quốc đạo. Theo báo cáo của CAG, chỉ 5 trong số các nước G20 nằm trong top 20 năm nay và 11 nước còn lại trong số các nước G20 được xếp vào top 50; 3 nước còn lại trong G20 thậm chí còn năm ngoài top 100.

http://phatgiao.org.vn/

Các tin đã đăng: