1. Thành lập tôn giáo mới, lấy tín đồ từ tín đồ Phật giáo, về thực chất, đó cũng là việc cải đạo.
Ở đây, xin nói rõ hơn về khái niệm cải đạo.
Cải đạo không chỉ là việc tín đồ Phật giáo chuyển đổi sang một tôn
giáo đang hoạt động chính thức, hợp pháp. Đây chỉ là một mặt của việc
cải đạo.
Cải đạo còn là việc tác động để tín đồ Phật giáo chuyển sang các
tôn giáo mới, đã hình thành, hoặc đang trong quá trình hình thành. Trong
số đó, nhiều tôn giáo mới được nhà nước Việt Nam xác định là tà đạo,
không cho phép hoạt động, như đạo Thanh Hải chẳng hạn, cũng như một số
giáo phái mang tiếng là Tin Lành tư gia, nhưng không đăng ký hoạt động,
không được phép hoạt động. Ngoài ra, còn những đạo như đạo ông Tám, đạo
Long Hoa, đạo “xuất trần vô vi”…
Bảo vệ tín tâm của người Phật tử, không để cho những tôn giáo mới,
những tà đạo được phép hoạt động, trong đó có những tà đạo cải đạo tín
đồ Phật giáo chắc chắn là điều hết sức quan trọng và cấp thiết, chắc
chắn được nhà nước, các cơ quan chức năng, tăng ni Phật tử, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam và toàn xã hội ủng hộ.
Thực chất đây là việc vừa nhằm giữ vững tín tâm của người theo đạo
Phật, vừa nhằm bảo đảm sự nghiêm túc trong việc thực hiện những quy định
pháp luật về tôn giáo, đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
2. Điều cần chú ý là trong lịch sử, trong
diễn biến thực tế ở nước ta hiện nay và trên thế giới, một số tôn giáo
mới được hình thành từ những tôn giáo có lịch sử lâu đời. Ở Mỹ và nhiều
nước trên thế giới, từ tính chất không chặt chẽ về mặt tổ chức của đạo
Tin Lành, khiến nhiều tôn giáo mới, trong đó không ít là tà đạo (có
những hoạt động trái tự nhiên, đối kháng xã hội, kích thích bạo lực, tự
tử, sử dụng ma túy, quan hệ tình dục tập thể…).
Trong lịch sử Phật giáo, cũng do không có giáo quyền mạnh và thống
nhất, nên cũng có hiện tượng một số người từ Phật giáo thành lập những
tôn giáo mới. Đây là điểm mà chúng ta tập trung khảo sát, nhằm mục tiêu
giữ gìn tín tâm của người Phật tử.
3. Quá trình hình thành tôn giáo mới từ đạo Phật, đặc biệt là ở nước ta, có một mẫu số chung đáng lưu ý. Đó là việc loại trừ tăng bảo.
Họ có thể vẫn chấp nhận cả Phật bảo và Pháp bảo, hoặc có thể đồng thời
đưa những nội dung giáo lý mới vào, khiến cho Pháp bảo cũng trở nên pha
tạp, không toàn vẹn.
Trong đó, việc loại trừ tăng bảo là yếu tố hàng đầu. Thực chất việc
loại trừ tăng bảo ra khỏi Tam Bảo là hành vi nhằm mục tiêu cắt rời mối
liên hệ giữa Phật tử với biểu trưng sống của Phật giáo hiện đại.
Với cố gắng như vậy, người Phật tử sẽ bị cắt rời khỏi người tu sĩ
Phật giáo, cắt rời khỏi các cơ sở Phật giáo, cắt rời khỏi các đạo hữu
Phật tử.
Đây là bước một, bước cắt rời. Bước cắt rời này tạo thành một
khoảng trống. Có khoảng trống đó là đã hình thành môi trường, tình thế
cần thiết cho tôn giáo mới xuất hiện.
Bước thứ hai là hoàn thành tôn giáo mới bằng cách lấp chỗ trống đã
được tạo ra từ việc loại trừ Tăng bảo, loại trừ mối liên hệ với tín đồ
đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với cơ sở chùa chiền Phật giáo và
đạo hữu Phật giáo.
Đại lượng dùng để thay thế tăng bảo, giáo hội Phật giáo là một vị,
thường gọi là giáo chủ, được thể hiện bằng nhiều tên gọi, vô thượng sư,
minh sư hay khiêm tốn hơn, hội trưởng, trưởng ban (hộ niệm).
4. Quá trình hình thành những tôn giáo
mới theo quy trình như trên từ Phật giáo đã được ghi nhận không chỉ một
lần ở Việt Nam. Ngày nay, đã có một số tôn giáo mới hình thành theo quy
trình như thế tại Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, mà nay một số đã
được công nhận. Một số trong đó vẫn còn giữ từ “Phật giáo”, hoặc “Phật”
trong tên gọi, cũng có thể không. Những nội dung cơ bản của giáo lý
những tôn giáo mới đó là một phần căn bản của giáo lý đạo Phật.
Có điều, không có Tăng Ni trong những tôn giáo mới đó.
5. Điều lấy làm đáng quan ngại đối với
Phật giáo Việt Nam là một quá trình loại trừ tăng bảo, thực hiện việc
tách rời khỏi Phật giáo như thế hiện nay đang diễn ra đối với Phật giáo
Việt Nam, với nhiều hình thức.
Ở đây, chỉ xin nói đến hiện tượng các ban hộ niêm, tuy đã hình
thành từ rất lâu, nhưng chỉ được lưu ý mới đây từ những thông tin của
Thượng tọa Giác Tâm phổ biến trên trang chùa Bửu Minh, Gia Lai, cũng như
nhiều trang Web Phật giáo khác.
Đã có việc hình thành những ban hộ niệm với hoạt động chính là cầu
siêu trong các tang lễ và tuần thất. Những chỉ như vậy thì không có gì
đáng nói.
Nhưng, những ban này chỉ hộ niệm với một điều tiên quyết, bắt buộc: đã mời họ hộ niệm thì tuyệt đối không được liên hệ gì với chùa chiền, tăng ni nữa.
Không được liên hệ, chứ không chỉ là không được mời tăng ni. Không được
mời tăng ni là một chuyện, còn lại, mọi nghi thức tang lễ, cầu siêu,
cúng thất, thờ cúng người quá vãng đều theo hướng dẫn của họ, tuyệt đối
không được nghe theo những hướng dẫn của chùa chiền.
Thậm chí, như thông tin từ Thượng tọa Thích Giác Tâm, những “đạo
tràng” như vậy còn có giấy cam kết in sẵn để người có thẩm quyền trong
tang gia ký vào.
Họ có thể làm đến như vậy, vì họ cam kết lại là đảm nhiệm hoàn toàn
nghi thức tang lễ và cầu siêu hoàn toàn miễn phí, không nhận quà tặng,
cũng như không dùng cơm hay quà bánh do tang gia mời.
Trong trường hợp này, tôi nghe nói những người đi hộ niệm mang theo riêng thức ăn, nước uống.
Họ có thể thay phiên hộ niệm cho người sắp mất ngày này qua ngày khác, thậm chí 24/24, không kể khó nhọc.
Như thế là rất đáng quý, nhưng tại sao lại phải kèm điều kiện tiên
quyết và buộc cam kết bằng văn bản, rằng tang gia không được liên hệ với
chùa chiền, tăng ni nữa!?
Đây rõ ràng là một sự đánh đổi, mà mục tiêu của sự đánh đổi đó là cắt rời tang chủ ra khỏi những cơ sở và tu sĩ Phật giáo, trong khi những người tổ chức việc làm đó lại vẫn niệm Phật, tụng kinh Phật.
Điều này không chỉ có ở Gia Lai, hay ở Đắc Lắc, mà có ở khắp tỉnh thành trong cả nước.
Tại TPHCM, tang lễ của thân mẫu một bạn cùng cơ quan của người viết là một trường hợp như vậy.
Tang gia rất xúc động vì việc giúp đỡ tận tình của ban hộ niệm và
thực hiện đúng theo điều kiện mà ban hộ niệm đã đặt ra: tuyệt đối không
liên hệ với chùa chiền, tăng ni mà chỉ làm theo chỉ dẫn của ban hộ niệm.
Họ đưa ra những tiêu chí thực tế, có thể quan sát được bằng mắt, sờ
được bằng tay, là khuôn mặt người quá vãng sau khi hộ niệm sẽ dịu đi,
trở nên thoải mái, dễ chịu, còn thân thể thì từ trạng thái cứng chuyển
sang trạng thái mềm mại…
Nói theo cách của Thượng tọa Thích Giác Tâm là “tuyên bố ai được họ hộ niệm thì đều được vãng sanh, và quan trọng nhất vẫn là loại tăng ra, không cần tăng”.
Cũng nghe nói có trường hợp nếu đáp ứng yêu cầu tang gia, nếu cần,
họ cũng tổ chức cả đàn tràng phá địa ngục, chủ đàn đương nhiên không
phải là tăng ni.
Sự việc là như vậy, thế thực chất của nó là gì? Nếu chỉ hộ
niệm để tạo công đức, tu phước, thì tại sao những ban như thế lại ra
điều kiện tiên quyết và căng thẳng, là không được liên hệ với chùa
chiền, tăng ni nữa.
Không phải là một hoạt động bố thí rộng rãi, mà là một sự đánh đổi,
một hoạt động đưa ra điều kiện tiên quyết, ràng buộc, thắt ngặt!
Để làm gì?
Ở trên chúng ta đã phân tích một quy trình chung.
Hiện tượng này đang phát triển. Hàng tuần, hàng ngày nó đặt những
lát cắt cứa vào liện hệ giữa người theo đạo Phật với chùa chiền, tăng ni
trong một bối cảnh đặc biệt là ràng buộc người thân trong gia đình lâm
chung, một bối cảnh thuận tiện để thực hiện sự đánh đổi, thực chất là
việc cắt rời một mối quan hệ.
Điều chắc chắn họ không chỉ cắt để mà cắt, mà như đã phân tích, trước hết là tạo một khoảng trống và một mối quan hệ mới.
Chúng tôi dự đoán, rồi sẽ là một tôn giáo mới, có thể là từ một nhúm nhỏ.
Vì vậy, kính đề nghị chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo, chư vị tăng ni
Phật tử và cấc cơ quan chức năng liên hệ lưu ý đến sự việc đang diễn ra
và có xu hướng ngày càng phát triển này.
Một sự việc, một xu hướng không có lợi cho Phật giáo cũng như toàn xã hội.
MT (Theo PTVN)
Phản hồi của bạn đọc
Lo xa
vào lúc
01/10/2011 13:42
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, chính sách của nhà nước rất
thoáng, thoáng nhiều phương diện, cả lãnh vực tôn giáo. Cảm ơn
phattuvietnam.net, cảm ơn Cư Sĩ Minh Thạnh đã có nhiều hùng lực viết và
đăng , báo động đề tài nhạy cảm này.
ongcaan
vào lúc
01/10/2011 14:16
Giáo hội cần lưu ý với những thuyết giảng của thầy Thích Giác Nhàn để xử lý kịp thời
NNN
vào lúc
01/10/2011 14:24
quê tôi, không bao giờ thấy sư thầy hay sư cô ngoại trừ nhà
bên cạnh có tang lễ. người ngoài nhìn vào không khéo lại nghĩ Phật giáo
yếm thế, Phật giáo của người chết chăng. mong các bậc tôn túc hãy mở
rộng tầm nhìn mà quán chiếu cái gọi là đạo pháp để có thể thấu suốt tình
hình hiện tại cũng như vị lai mà đưa ra đường lối thích hợp mong Phật
giáo trường tồn cùng dân tộc, chứ không lại trở thành Nam Hàn thứ 2.
NAM MÔ CỘNG ĐỨC LÂM BỒ TÁC
Đức Phật chỉ ra 84.000 pháp môn tùy thuộc căn cơ của chúng
sinh, duyên đến đâu tu đến đó là mối tương quan giữa Đạo và Đời như bài
thơ tôi xin được trích dẫn sau:
ĐỜI VÀ ĐẠO
Nếu chẳng có Đời, Đạo cũng không
Nhờ Đạo mà Đời được suốt thông
Đạo- đời, Đời-đạo nương nhau sống
Sống đạo vui đời ta ngắm trông
Đạo đời là một vốn không hai
Ai hiểu Đạo rồi thấy chẳng sai
Cuộc thế vuông tròn cùng tốt xấu
Là nơi từ đó Đạo Tâm khai
Đạo tâm khai mở có gì đâu
Bỏ hết những gì có bấy lâu
TIỀN TÀI, DANH LỢI cùng TÌNH ÁI
Phải trái, hơn thua chẳng tiếp thâu.
Làm sao tâm chẳng vướng điều chi
CÁI NGHE, CÁI THẤY đến rồi đi
Mặc tình khách đến ta không giữ
Cũng chẳng buồn vui, chẳng nhớ ghi
Đối cảnh làm sao chẳng khởi tâm
Trong lòng chuyện cũ chẳng dư âm
Bặt đường so sánh và suy luận
Sống vậy thường hằng trong chánh tâm
Nam Mô A Di Đà Phật
Nguyễn Long Giang
vào lúc
01/10/2011 16:38
Ở các tỉnh miền tây ngày nay, tín đồ PGHH tu tại gia phát
triển rất mạnh. Không tăng bảo. Tín đồ tập hợp lại thành lập đạo tràng
để tu niệm Phật, để hộ niệm , không mất tiền.
MIN MIN
vào lúc
01/10/2011 17:05
Giáo hội cần lưu ý đến hiện tượng Ban Hộ niệm để có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.
BINH MINH
vào lúc
01/10/2011 17:24
Hiện tượng bôi nhọ cũng xuất hiện trên các mạng nước ngoài, kể cả trên youtube.com.
Lục Hòa
vào lúc
01/10/2011 18:02
Không thể bỏ qua các hiện tượng này
Quảng Dương
vào lúc
01/10/2011 18:33
Tất cả Phật tử cần tinh tấn tu học và hành trì Phật pháp,
rồi truyền bá Phật pháp, thì mới ngăn chặn được các biến tướng
Tôi Mai
vào lúc
01/10/2011 18:34
Tôi rất đồng ý với Đ/H Minh Thạnh đã nêu bật lên được những
vấn đề như "CẢI ĐẠO"hay những "TÀ ĐẠO"(Cult).Trước vấn nạn này,tuy Ban
HPhap có nêu ra nhưng thường quý Tăng Ni và PT từ bấy lâu nay hay ngần
ngại,chần chờ không nêu ra những sự kiện thực tế này cho các PT chung
quanh qua trí tuệ dùng tinh thần CHÁNH NIỆM-CHÁNH TƯ DUY khi dự những
buổi giảng pháp .Vì ngoài việc "thu lượm" "Cuốn hốt" thêm số tân tòng
mới mà còn dự trù làm áp lực Xã hội và Chính trị trong tương lai
lịch sử đã chứng minh tại VN và Hàn Quốc ngày nay.....
Thà giảng và khuyên nhủ các PT như TT Tâm Đức (Phó VT,&TTK HV PG TP
HCM) trong dịp giảng cho các PT tại tỉnh Phú Thọ về cải đạo do nhận các
thứ vật chất hay qua hôn nhân mà rời bỏ đạo Phật thiêng liêng của truyền
thống gia đình và dân tộc .
Tâm Minh Chính
vào lúc
01/10/2011 19:06
Giáo hội cần có giải pháp đồng bộ trên các khía cạnh:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động Tăng sự, đảm bảo chỉnh đốn Tăng già, làm giường cột đạo đức cho Phật tử và xã hội
- Có giải pháp thu thập thông tin kịp thời những sự việc có thể ảnh hưởng đến Phật giáo
- Quản lý thích hợp các ban hộ niệm
“Nầy Đại Ca Diếp! Nếu có thiện nam hay thiện nữ muốn hướng
đến Bồ Tát thừa, vừa nghe được pháp này nếu không có lòng tin thiết
thiệt sâu chắc, thì trọn chẳng thể được Vô thượng Chánh giác. Vì do tu
học mới chứng được quả Bồ đề, chẳng phải không tu học mà có thể chứng
được. Nếu không tu tập mà chứng được Bồ đề, thì những loại mèo, thỏ
v.v... lẽ ra cũng được chứng. Phải có chánh hạnh mới chứng được Bồ đề.
Nếu không chánh hạnh mà vẫn được Bồ đề, thì ngôn thuyết tiếng tăm lẽ ra
cũng chứng được Bồ đề. Giả sử tất cả chúng sanh trong Đại Thiên thế giới
đồng vì một chúng sanh trải qua trăm ngàn kiếp mà bảo rằng: Ngươi nên
làm Phật! Ngươi phải làm Phật! Rồi đồng vây quanh liền tiếng xướng rằng:
Sẽ được thành Phật! Sẽ được thành Phật! Bảo và xướng luôn như vậy không
xen hở vẫn không thể nên được tâm Bồ đề ban đầu, huống là có thể chứng
quả Phật vô thượng”.
viet tu
vào lúc
01/10/2011 23:39
Hiện tượng này ngày càng phổ biến, đáng báo động. Những mong
chư vị Tăng Ni hãy dấn thân hoằng pháp hơn nữa, đừng thụ động
Trước thực trạng bùng nổ các tôn giáo mới, những mong quý tăng ni Phật
tử nên cẩn trọng trong việc tống băng đĩa, kinh sách, đừng quảng cáo dùm
người ta.
???
vào lúc
02/10/2011 07:50
Vì nhân gì mà xuất hiện Phật Giáo Hòa Hảo? Tịnh Độ Cư Sĩ? Ban Hộ Niệm?
Thống thiết kính lạy hàng ngũ Tăng Bảo, xin Quí Ngài soi xét.
Bua Bông
vào lúc
02/10/2011 09:55
Chúng ta lo sợ Phật pháp suy vong?
Chúng ta cần hiểu rõ: Phật pháp là gì?
Phật pháp chính là nền đạo đức của con người. Rõ thế, nền đạo đức của
nhân loại ngày nay suy yếu trầm trọng mất rồi. Đạo đức con người mất thì
Phật pháp cũng mất theo.
Những biến động ngày nay là nhân quả đương nhiên..
Du Tử
vào lúc
02/10/2011 10:35
Trước đây, Tịnh độ cư sĩ cũng từng có đơn xin gia nhập vào
giáo hội PGVN. Nhưng chúng ta không hiểu hết việc làm của họ, lo ngại cư
sĩ sẽ tham gia nhiều vào bộ máy Gh, nên chúng ta không đồng ý. Cuối
cùng là họ trở thành một "tôn giáo" ngang với chúng ta. Và khi đó họ có
quyền hướng đến những mục tiêu chiến lược của họ. Ở Mỹ chuyện này là
bình thường, chẳng có gì đáng phải bàn. Vì cứ theo pháp luật mà hoạt
động, trái pháp luật thì không kể chánh phái hay tà phái đếu bị xử lý
cả.
Phật giáo Hòa hảo, cũng thuần những giá trị Phật giáo, chủ yếu là Tịnh
độ, cộng thêm những quan điểm, tinh thần của ngài Huỳnh Phú Sổ, nhưng đề
cao vai trò của người cư sĩ.
Nay Ban Hộ niệm này cũng sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Và nếu nó
không trái pháp luật, thì một thời gian sau cúng sẽ trở thành một "tôn
giáo".
Chúng ta nên xem xét lại vai trò của người cư sĩ trong vấn đề hoằng
pháp. Vì một mặt chúng ta xem họ như tiên phong trong vấn đề đem đạo vào
đời, song một cơ chế hoạt động cho họ thì vẫn chưa có,lâu dần họ có
khuynh hướng thoát ly, tự vận động.
Không phải "cư sĩ" nào ngay từ đầu họ cũng "ly" Tăng bảo. Nếu như Tịnh
độ cư sĩ được chúng ta chấp nậhn cho vào sinh hoạt trong tầm kiểm soát
của Giáo hội, họ có ly Tăng bảo không?
Vậy 84.000 pháp môn, nếu liệt kê được đầy đủ (mà hình như chưa ai liệt
kê chính xác và đầy đủ) thì có "Pháp môn cư sĩ hành đạo không?". Nếu có
thì họ là tà đạo hay chánh đạo.
Chúng ta là Tăng bảo mà trong xã hội có những trí thức, những nhà khoa
học có nhân cách, chúng ta còn kính trọng, thì hà cớ gì các nhà tu hành
có nhân cách lại không được người đời kính trọng. Lo cư sĩ không kính
trọng tăng bảo là lo phần ngọn mà không lo phần gốc, mà cái phần gốc ấy
chính là cho người ta thấy Tăng ra Tăng và Tục ra tục, và người tu hành
phải có nhân cách, người xuất gia phải đúng với nghĩa xuất gia (xuất thế
tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia).
Ở miền Tây Nam bộ, đủ các thức đạo xuất hiện và hoạt động mạnh mẽ, trong
khi xứ này Phật giáo có từ lâu đời, vậy cái gì đã đáp ứng việc xuất
hiện những "đạo" này mà họ vẫn lấy Phật giáo làm hình thức truyền bá và
hoạt động.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân là ý này vậy!
Vitri
vào lúc
02/10/2011 12:18
Cần đẩy mạnh hoằng dương chính pháp, có như vậy mới tránh được những bất cập
kính chào quý Tăng Ni Phật tử và độc giả kính mến!
Cám ơn tác giả Minh Thạnh đã đánh động cho Giáo Hội về việc< Loại tăng bảo đến việc hình thành tôn giáo mới?>.
Thật tình thời gian qua các bài viết về chủ đề Niệm danh hiệu Phật A Di
Đà=Phật A Mi Đà,tăng ni bị hành hung,đạo tràng Niệm Phật loại Tăng bảo
,chuyện cải đạo qua hôn nhân hay vật chất từ các tôn giáo Phương tây
,chuyện về các tiêu đề giật gân gán ghép cho yếu tố Phật Giáo,chuyện Một
sư cô trụ trì cải đạo sang Thiên Chúa,các Mục sư TL vào chùa dùng loa
kêu gọi Phật tử Hàn Quốc cải đạo,nhà thờ mọc lên như nấm ở Tây
Tạng,Nêpan,Mông Cổ và vùng Đông Nam Á...Tất cả đã đặt ra trách nhiệm tu
học và hoằng pháp cũng như duy trì Phật giáo tại Việt Nam ta nói riêng
và thế giới nói chung cho toàn thể Tăng Ni và hàng Phật tử chúng ta đầy
thử thách, khó khăn.
Trước tình hình trên tôi tha thiết mong :
-Quý Tăng Ni cố gắng trao dồi tu học,oai nghi,luôn thấu hiểu các nhu cầu tâm linh của hàng Phật tử và nhân dân.
-Quý Phật tử hãy luôn sống và làm việc theo đúng lời Phật dạy mọi lúc mọi nơi.
-Tất cả hãy đoàn kết không phân biệt hệ phái ,dòng truyền thừa.
-Khi Quý vị đi đến tang lễ ,Lễ hằng thuận,cầu an ...nhà Phật tử cố gắng đừng ra giá để Phật tử tùy duyên cúng dường.
-Mỗi chùa cố gắng sau thời kinh Sám Hối vào 2 ngày trong tháng cần nên
dành 20-30 phút sinh hoạt Phật pháp hay đàm đạo về các vấn đề nóng xã
hội ,tâm tư của Phật tử,hoặc thầy trò cùng nhau đến nhà Phật tử Hộ
Niệm..nhằm giúp cho Phật tữ3 gần nhau và gắn bó nhiều hơn với đạo tràng -
tự viện.
-Cố gắng nếu có điều kiện thì quý thầy cô nên tổ chức sinh tu học giao
lưu giữa các đạo tràng trong các chùa lân cận như cách rước Phật trong
Mùa Phật Đản mà cụm chùa Viên Giác -khu Ông Tạ vừa qua làm cho các tăng
ni và Phật tử thêm gắn bó, tránh hiện tượng phân biệt chùa tôi -thầy
tôi- huynh đệ tôi.
-Cần phát huy các thế mạnh tu học của Phật giáo như :ngồi Thiền,trà
thiền,tán tụng theo nhạc... mà các ngoại đạo học hỏi từ chúng ta rất
thành công như:Đạo Thanh Hải ,Nhất Quán Đạo tu thiền và ăn chay trường
là chính.
Cuối cùng tôi KÍNH chúc cho Giáo Hội Phật Giáo ta tròn 30 thành lập ngày
càng vững mạnh và đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với thời
đại mà không mất bản sắc văn hóa Phật giáo -Văn Hóa Việt Nam,đảm bảo sự
toàn vẹn chủ quyền quốc gia Việt Nam,HÒA NHẬP KHÔNG HÒA TAN.
MAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
S.H
vào lúc
02/10/2011 13:16
Đề nghị chính phủ và nhà nước VN phải lấy KIM CHỈ NAM TỪ
LIÊN HIỆP QUỐC. Đó là : LHQ đã công nhận ĐẠO PHẬT CÓ LỄ PHẬT ĐẢN,PHẬT
THÀNH ĐẠO VÀ PHẬT NHẬP NIẾT BÀN;ĐẠO PHẬT LẤY ĐỨC GIÁO CHỦ THÍCH CA MÂU
NI LÀM THÀY,GIÁO LÝ THẬM THÂM VI DIỆU CỦA NGÀI LÀ CON ĐƯỜNG CỨU CÁNH
CHÚNG SINH - CON NGƯỜI THOÁT KHỎI KHỔ ĐAU ,SINH,TỬ,LUÂN HỒI... ĐẠO PHẬT
CÓ 3 NGÔI BÁU : PHẬT,PHÁP VÀ TĂNG.
Lo Xa
vào lúc
02/10/2011 17:25
Giáo hội phải có Ban kiểm soát băng đĩa giảng của các Tăng
Ni, Cư Sĩ. Kiểm soát nội dung không có gì phương hại đến Tổ Quốc và Đạo
Pháp, không có nội dung biến tướng thành lập tôn giáo mới thì mới cho
lưu hành. Chúng tôi có nghe băng giảng của Thầy Thích Giác Nhàn ở Quan
Âm tịnh thất - Lâm Đồng, Thầy giảng có nhiều chuyện huyễn hoặc, ma nhập
xin quy y, và Thầy thì làm Sư Phụ cho các hồn ma đó, và Thầy cho pháp
danh cho ma bắt đầu bằng hai chữ Diệu Âm, ví dụ như Diệu Âm thanh Thủy,
Diệu Âm thanh Hằng vân vân… khác hẳn với cách quy y truyền thống bằng
các giòng kệ của Chư Tổ Sư. Diệu Âm cũng là tên của Cư Sĩ Diệu Âm ở Úc
Châu, trưởng ban hộ niệm ở Gia Lai BHN Gia Lai - Tên trưởng Ban hộ niệm:
Nguyễn Minh Đường - Điện thoại: 0593.822.943 - 0934.902.208 - Đ/C:212
Phan Đình Giót, Phường Hội Thương, TP PleiKu, tỉnh Gia Lai , là em ruột
của Cư Sĩ Diệu Âm Úc Châu, mà Cư Sĩ Diệu Âm là nhân vật rất quan trọng
trong Tịnh Tông Học Hội. Riêng Thầy Giác Nhàn quan hệ với Tịnh Tông Học
Hội rất thắm thiết, vô đường link này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó
http://www.youtube.com/watch?v=x73mLbDpJWA. Ban hộ niệm ở Gia Lai đi hộ
niệm cho người chết và cũng cho pháp danh cho người mới qua đời cũng
tương tợ như Thầy Giác Nhàn, cho hai chữ đầu bằng Diệu Âm, như Diệu Âm
an lạc , Diệu Âm an lành … Từ những sự kiện liên quan dây mơ rễ má với
nhau như vậy chúng ta có thể liên tưởng Ban Hộ Niệm mà chúng ta cho là
tự phát đó, không tự phát chút nào mà có chỉ đạo từ xa. Kính mong các
cấp chính quyền, chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội lưu tâm cho.
chutieucodon
vào lúc
02/10/2011 19:39
mong rang giao hoi hay co nhung quy dinh xiet chat ve quan ly hoat dong cua cac ban ho niem tu phat.
Thamsansi
vào lúc
02/10/2011 21:09
Rồi đây sẽ hình thành một tổ sư Ban Hộ Niệm, toàn là những
tư tưởng lớn xào nấu giáo pháp như lai để trở thành ...Tổ Sư
kính mong chư tôn giáo phẩm không bỏ qua vấn đề này.
Nguyen Hung Kien
vào lúc
02/10/2011 22:12
nói chung mình không thích ngữ điệu và cách dùng từ khi giảng của thầy Giác Nhàn này,
nó không được từ tốn, nhẹ nhàng và đúng phong thái của nhà Phật như các vị thầy khác.
Cách dùng từ của thầy Giác Nhàn đôi khi gây khó chịu.
sao lại gọi là người nghèo trước mặt các Phật tử đang ngồi nghe mình thuyết pháp? Không sợ họ chạnh lòng và đụng chạm sao?
Thầy phải coi lại cách dùng từ cho thuyết phục lòng người, nói chung
mình khó cảm với thầy Giác Nhàn về cách trình bày và ngữ điệu, ngôn từ
thầy dùng
que huong dao phap
vào lúc
03/10/2011 01:15
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ny
Kính thưa quý Phật tử
Là Phật tử xuất gia hay tại gia ai lại không vui mừng khi thấy chư Tăng,
chư Ny hoằng pháp cho đạo giáo phát triển. Xem băng đĩa của các Chư
Tăng Ny giảng pháp mà Phật tử tới tham dự đông đảo ấm cúng ai lại không
vui mừng hoan hỷ. Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn, Chùa Phật Quang Vũng Tàu,
đều là những đạo tràng quy tụ đông đảo, tứ chúng đệ tử Phật nhìn vào đều
sanh tâm hoan hỷ, kính ngưỡng.
Riêng những bài giảng Siêu Độ vong linh của Thầy Giác Nhàn, chúng con
thấy có vấn đề” Về chuyện hồn của người chết về xin quy y với Thầy, và
được Thầy cho Pháp Danh: Diệu Âm Đức Thọ” . Trong Video CD “ Tổ chức
cộng tu một ngày, ngày 17/06/ Tân Mão tại Tịnh thất Quan Thế Âm của Thầy
, ở Đức Trọng , Lâm Đồng. Thầy đã đạo diễn để quay phim không trung
thực về chuyện người chết từ cõi âm về xin quy y với Thầy. Thầy đã dàn
dựng không khéo,( sẽ có một chuyên khảo về vấn đề nêu trên trong thời
gian sắp tới). Thầy hoằng pháp vô tư để đem lại lợi ích cho số đông và
GHPGVN thì chúng ta tiếp tục ủng hộ Thầy, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho Thầy Hoằng Pháp. Còn trái lại Thầy Hoằng Pháp cho ai, vì ai, và
với động cơ gì thì tất cả những người con Phật chúng ta phải tìm cho
ra, vì sao Thầy lại dàn dựng những thước phim người chết xin quy y không
đúng sự thực, với động cơ gì. Bởi đã dàn dựng thì không có chân thật,
nhất là thân nhân của các hương linh mà Thầy quy y đó đều còn sống và là
nhân chứng cho kịch bản dàn dựng không thực của Thầy . Sau mỗi lần quy y
cho hồn người chết thì Thầy cam đoan quả quyết là Thầy tin 100% .
Chuyện Ban Hộ Niêm và Thầy Giác Nhàn có quan hệ gắn bó với nhau, xem kỹ
những băng đĩa giảng của Thầy chúng ta sẽ nhận ra điều đó.
Đạo Phật là đạo như thực, ai mà tìm cách gạt người để đạt mục đích tham
vọng của mình, sớm muộn gì thì sự thật cũng được phơi bày.
Kính Chư Tôn Đức và quý Phật tử để tâm tới chuyện này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Trần thị Bông
vào lúc
03/10/2011 02:22
Chúng ta mong Giáo hội coi đây là dịp để củng cố hoạt động cho thực chất hơn
theo: phattuvietnam.net