Những người trao đổi với Ngài đã đặt gần 300 câu hỏi, trong đó có
câu về người thừa kế của Ngài và tương lai Tây Tạng. Theo Đức Đạt Lai
lạt Ma ‘’tất cả đã được chuẩn bị xong xuôi’’. Ngài giải thích là đã cho
thiết lập một hế thống dân chủ với một lãnh đạo được chọn một cách hợp
pháp để thay thế Ngài lãnh đạo chính phủ lưu vong.
Còn liên quan đến việc hoá sinh của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma có
vẻ không lo ngại trước việc Trung Quốc chỉ định người kế vị Ngài. Theo
Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc này không quan trọng lắm. Ngài cũng chờ đợi là
quân đội Trung Quốc sẽ rút khỏi Tây Tạng. Lãnh đạo tình thần Tây Tạng tỏ
ý tin chắc là cuối cùng thì cũng sẽ đạt được thoả thuận với chính quyền
Bắc Kinh về quyền tự trị rộng lớn hơn của Tây Tạng”. (Phần mở đầu đến
đây trích theo bàn dịch Việt ngữ của RFI)
Đây là mười câu hỏi quan trọng nhất mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả
lời từ Dharamsala vào ngày 16 tháng Bảy 2010, được phổ biến trên
website bằng Hoa ngữ thuộc Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 19
tháng Bảy 2010.
***
CÂU HỎI 1: Nhìn vào tình
trạng hiện tại, dường như khó có thể đem đến một giải pháp hữu hảo với
nhà cầm quyền Bắc Kinh trong cuộc đời này của Ngài. Một ngày nào Ngài
không còn nữa, Ngài không thể kiểm soát đối với những tổ chức trẻ Tây
Tạng là những người kiên quyết với ý tưởng độc lập cho Tây Tạng. Có thể
họ sẽ tiến hành những hành động khủng bố một cách mãnh liệt hơn sau này
hay không? Có những cách nào để ngăn chặn họ hành động như thế hay
không?
TRẢ LỜI: Trên tổng thể,
tôi tin tưởng rằng ngay cả sau khi tôi vắng bóng, chính quyền lưu vong
Tây Tạng sẽ tiếp tục hành động với những tiến triển, đặc biệt trên lĩnh
vực học vấn. Một cách quan trọng hơn, có một sự gia tăng số lượn những
lạt ma trẻ tuổi khoảng 20 đến 30, những người hiện tại đang theo đuổi
việc học hành trong những học viện tôn giáo khác nhau của cộng đồng
chúng tôi, họ có thể tiếp nhận vai trò lãnh đạo rộng rãi hơn trong lĩnh
vực tâm linh. Về lĩnh vực chính trị, trong hơn một thập niên qua, tôi
đã ở trong vị thế bán hưu trí. Tất cả những quyết định chính trị quan
trọng được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo dân cử và điều này cũng sẽ
tiếp tục như thế trong tương lai. Có những động thái trong cộng đồng
chúng tôi như Đại Hội Tuổi Trẻ Tây Tạng, những người phê bình chính sách
Trung Đạo của chúng tôi và đòi hỏi một sự độc lập hoàn toàn cho Tây
Tạng. Dường như tiếng nói của họ đang lớn mạnh hơn trong những ngày
này. Chúng tôi không thể phàn nàn họ về vấn đề này, vì nổ lực liên tiếp
của chúng tôi để đem đến một giải pháp lợi ích hổ tương đến vấn đề của
Tây Tạng đã thất bại trong việc làm nên bất cứ một kết quả tích cực nào
và dưới một tình trạng như thế, quan điểm của họ đang chiếm được một
xung lực trong xã hội chúng tôi. Tuy nhiên, rõ ràng rằng 99% đồng bào
Tây Tạng hoàn toàn tin tưởng trong con đường bất bạo động mà chúng tôi
đã chọn lựa và vì thế quý vị không phải lo lắng về kế sách tăng cường
bạo động của họ.
CÂU HỎI 2: Thưa ngài,
ngài dự tính giải quyết như thế nào đến vấn đề của những vùng đã hình
thành nên một bộ phận của khái niệm ‘Đại Tây Tạng’của ngài nhưng bị sáp
nhập vào trong những tỉnh của Trung Hoa như sự phân bố chính quyền hiện
tại của những tỉnh này liên quan đến? Có phải chính quyền tự trị ‘Đại
Tây Tạng’ của ngài hành động kiểm soát trên những nhóm dân tộc thiểu số
đang sống trong những khu vực này chứ? Nếu như thế, làm thế nào ngài
bảo đảm nguyện vọng của những nhóm thiểu số này?
TRẢ LỜI: Chúng tôi đã
không từng sử dụng thuật ngữ ‘Đại Tây Tạng’. Thật sự nó là một từ ngữ
được dùng bởi Mặt Trận Hành Động Thống Nhất của chính quyền Trung Hoa để
liên hệ đến sự yêu cầu của chúng tôi. Những gì chúng tôi nói là tất cả
những người Tây Tạng nào nói và viết cùng ngôn ngữ Tây Tạng phải có
quyền bình đẳng để bảo tồn và phát huy tôn giáo và văn hóa cũng như để
hành động cho sự phát triển kinh tế chung của họ. Bây giờ điều này trên
nguyên tắc đã được chính quyền Trung Hoa đồng ý. Trong Diễn Đàn Lần
Thứ Năm Về Tây Tạng, chính quyền trung ương Trung Hoa đã đề xướng một
chính sách thống nhất cho việc quản lý tất cả những người Tây Tạng sống
trong Khu Tự Trị và những vùng tự trị Tây Tạng khác trong bốn tỉnh của
Trung Hoa. Tổng Lý Wen Jiabao đặc biệt đã từng đề cập điều này trong
một báo cáo hoạt động của ông đến Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc.
Điều này, tôi tin rằng, thật sự phù hợp với tình trạng thực tế hiện
tại. Trái lại, khi từ ngữ “Xizang” (Tây Tạng) được đề cập, nó như được
liên hệ chỉ Khu Tự Trị Tây Tạng mà thôi. Điều này không đúng. Chỉ có
hơn hai triệu người Tây Tạng sống trong Khu Tự Trị Tây Tạng và phần còn
lại khoảng bốn triệu người Tây Tạng sống trong những vùng phụ cận thuộc
bốn tỉnh của Trung Hoa. Như thế, chúng tôi đang nói rằng tất cả những
người Tây Tạng này phải được ban cho những quyền tương tự. Thí dụ, tôi
không thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng; tôi đến từ tỉnh Tso-ngon (Thanh Hải).
Giống như thế, quý vị nên quan tâm để nhìn vào lịch sử Tây Tạng, quý vị
sẽ thấy rằng nhiều vị Lạt ma / Hóa thân (Lamas/Tulkus) thực chứng cao độ
đã đến từ bốn tỉnh này. Ngay cả ngày nay, hầu hết những vị thầy tôn
kính giảng dạy trong những tu học viện thuộc tất cả những truyền thống
tôn giáo của cộng đồng chúng tôi đã đến từ những tỉnh này; rất ít trong
số ấy thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng. Do vậy, chúng tôi đang nói rằng một
chính sách thống nhất phải được thực hiện cho tất cả những vùng này vì
họ chia sẻ cùng tôn giáo và văn hóa.
Nó hoàn toàn là một vấn đề khác biệt nếu chúng tôi đi tìm một sự
ly khai hay độc lập mà chúng tôi đã không làm như thế. Chúng tôi chỉ
nói một cách đơn giản rằng chúng tôi phải được quyền tự do để bảo tồn
tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi trong một cấu trúc rộng rãi
hơn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nếu, vào thời điểm mà chúng tôi có
được một cơ hội để thảo luận về vấn đề này trong chi tiết, thế thì
những người Tây Tạng bên trong Tây Tạng phải lãnh trách nhiệm chính.
Một khi họ có thể dự vào những cuộc thảo luận rộng rãi với chính quyền
Trung Hoa mà không có bất cứ một sự sợ hãi nào trong tâm tư họ, tôi
không nghĩ rằng chúng tôi sẽ đối diện với bất cứ vấn nạn nào trong việc
giải quyết vấn đề Tây Tạng.
Trong trường hợp của Khu Tự Trị Tây Tạng, một số ít người Hoa đã
sống ở đấy trước những năm 1950, [con số này đã lớn hơn]. Tuy thế, một
số lớn người Hoa, đang ở trong vùng Kham và Amdo, đặc biệt trong vùng
sinh quán của tôi [Xining], đã sinh sống ở đấy từ những thời gian
trước. Người Tây Tạng không nói rằng, và sẽ không bao giờ nói rằng, Tây
Tạng phải chiếm cứ riêng cho những người Tây Tạng đến việc ngăn chặn
hay loại trừ tất cả dân tộc khác kể cả những người Hán. Điểu quan
trọng đấy là vì nó mang tên “Khu Tự Trị Tây Tạng” hay “Vùng Tự Trị Tây
Tạng”, những người bản địa của chính những vùng này phải hợp thành đa số
- và phần còn lại của những người khác là thiểu số - trong toàn bộ dân
số. Đấy là vì chính mục tiêu này mà cái tên đã được đặt nên. Trái lại,
nếu con số người Hoa hay những thiểu số khác sống trong những vùng này
nhiều hơn người Tây Tạng, thế thì không có cách nào mà cái tên như được
đề cập ở trên có thể được định danh như thế. Chúng tôi đang hy vọng
rằng chúng tôi có thể thành lập một đại gia đình hữu nghị giữa những
người Hoa –Tạng căn cứ trên hơn một nghìn năm của mối liên hệ với nhau.
Chúng tôi cũng hy vọng – thậm chí là cầu nguyện – rằng Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa phát triển với tất cả những dân tộc trong ấy cùng vui sống
bình đẳng trong tinh thần của một đại gia đình tâm linh.
CÂU HỎI 3: Năm vừa qua,
một băng tầng truyền hình ở Pháp đã trình chiếu một phim tài liệu mang
tên Những Con Quỷ của Đạt Lai Lạt Ma, trong ấy những tu sĩ Tây Tạng tôn
thờ Shugden được thấyđã bị tống khứ khỏi những khu định cư Tây Tạng ở Ấn
Độ. Tình trạng đến nổi đối với những tu sĩ này là họ không thể đến
ngay cả những nơi mua bán và bệnh viện cũng như vào những tu viện.
Trong phim tài liệu, ngài cũng được thấy đang đưa ra một mệnh lệnh
nghiêm khắc rằng những tu sĩ thực hành phép tu Shugden này phải bị tống
xuất ra khỏi những tu viện của họ. Hơn thế nữa, một trong những tu sĩ
được phỏng vấn đã nói: ‘Trên một mặt, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về tự do
tôn giáo tín ngưỡng và từ bi, nhưng mặt khác trái lại ngài cấm đoán tự
do tôn giáo của chúng tôi và đẩy chúng tôi ra khỏi tu viện của chúng
tôi.’ Ngài phải nói gì về việc ấy?
TRẢ LỜI:
Gyalpo Shugden hiện diện trong thời kỳ của Đức Đạt Lai Lạt Ma vĩ đại
thứ năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã thấy Dorjee Shugden là một linh
thức phá vở thệ nguyện quái ác/tai hại sinh ra trong một tình trạng như
một kết quả của nguyện vọng/nguyện cầu tiêu cực sai lầm của vị ấy’.
Điều này được đề cập trong Lưu Trử Hành Hoạt của Đại Đệ ngũ, Tập K –
trong một bản khắc trước đây – in ở Tây Tạng. Vì thế, ‘nguyện vọng sai
lầm/cầu nguyện tiêu cực’ là những gì làm cho bản tính tự nhiên của
Dorjee Shugden chỉ là một ‘linh thức phá vở thệ nguyện quái ác/tai hại’
và hành vi của vị ấy là để ‘tổn hại Giáo Pháp và nhân loại’. Điều này
đã được chính Dolgyal (Shugden) thừa nhận trong tự truyện của ông.
Trước đây, tôi cũng cầu nguyện an dịu Shugden. Sau này khi tôi
nghiên cứu những từ ngữ của Đức Đệ ngũ, mà tôi đã xem qua những tài liệu
trích dẫn ở trên. Từ phía mình tôi cũng tiến hành một số thẩm tra về
điều ấy và thấy rằng không tốt để tôn thờ tâm linh đó. Kết quả, tôi đã
từ bỏ sự hiệp thông đó một cách hoàn toàn, nhưng thời gian ấy, tôi không
đặt ra bất cứ sự cấm đoán nào trong phạm vi của cộng đồng Tây Tạng, của
những ai thực hành điều ấy. Rồi thì vấn đề nổi lên tại Học viện
Jangtse của Tu viện Gaden. Qua sự thẩm tra của tôi, điều trở nên rõ
ràng đối với tôi rằng rắc rối tại Học viện Jangtse là do bởi việc truyền
pháp hiệp thông Gyalpo Shugden. Tôi truyền đạt điều này với những
người có liên quan. Khi vấn đề trở nên công cộng hơn sau này, một số
người bắt đầu xầm xì rằng tôi đang cố gắng để làm vui lòng với truyền
thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng và rằng tôi đã không thật sự đặt ra
bất cứ sự cấm đoán nào nhưng chỉ giả vờ làm như thế. Dưới những tình
cảnh như thế, tôi đã phải đi đến công khai tuyên bố sự phản đối mạnh mẽ
của tôi[i] đối với vấn đề đó, và làm mọi việc rõ ràng về điều đó, sự tôn
thờ linh thức quái ác đó.
Không có con cái nào của những thành viên tôn thờ Dolgyal bị đuổi
khỏi trường học. Nếu trong những tu viện, những người tôn thờ hay
không tôn thờ Dolgyal hội họp với nhau, điều ấy sẽ không tốt lắm với
tính thánh thiện của mối quan hệ tâm linh mà điều ấy rất thiết yếu trong
những vấn đề tâm linh. Những ai không tôn thờ Dolgyal tất cả đều tiếp
nhận những giáo huấn tâm linh của tôi và những tôn thờ điều ấy là những
người có một số vấn đề hay không đồng ý với Lạt Ma là những người họ đã
tiếp nhận giáo huấn. Do thế, chúng tôi nói rằng chúng tôi cảm thấy rất
không thoãi mái để hội họp những thành viên Dolgyal. Ngoài những điều
ấy, chúng tôi không làm gì để tống xuất họ ra khỏi những trại tạm cư Tây
Tạng. Tôi khuyến cáo tất cả quý vị hãy đến Ấn Độ và thăm những trại
tạm cư Tây Tạng ở Nam Ấn để tự mình thấy những gì thật sự ở đấy. Những
thành viên Dlogyal đã thành lập tu viện riêng của họ ở đấy và tiếp tục
đời sống của họ như bất cứ người Tây Tạng nào khác. Không có ai tạo nên
những rắc rối cho họ.
Tóm lại, những gì tôi đang nói là đấy là tự do cá nhân của mỗi
người, trong phổ quát, để thực hành hay không bất cứ một tôn giáo nào.
Sự lựa chọn thực hành tôn giáo của một người như thế nào cũng là quyền
tự do của người ấy. Do thế, bất cứ một bổn tôn nào hay một ác linh
người ta có thể thờ phượng, người ta có thể quyết định như sự toại ý của
họ. Để nói rằng sự thực hành tâm linh trong vấn đề bàn đến là tai hại
và không thuận lợi hay bất cứ điều gì, đấy là nhiệm vụ của tôi. Do vậy,
tôi đã nêu bật những tiêu cực. Bây giờ điều ấy tùy vào những người ấy
suy nghĩ hay quyết định cho chính họ cho dù họ muốn lắng nghe hay không.
Một người bạn người Hoa đã đưa câu hỏi này. Nếu quý vị thích thú với
đề tài, đấy thật sự là tự do của quý vị để thờ phượng hay không thờ
phượng linh thức ấy. Nhưng nếu quý vị phải tiến hành một sự thẩm tra
chính xác trước khi lao vào trong ấy. Thông thường, những hành giả tôn
giáo của chúng tôi nói rằng người ta phải phát triển một nhận thức trong
sạch về vị thầy của người ấy và thẩm tra xuyên suốt tôn giáo mà họ thực
hành. Do thế, tôn giáo phải được đưa ra để thẩm tra. Thí dụ, Long Thọ
và những học giả khác của Đại học cổ xưa Na Lan Đà đã từng đưa những
thí dụ của họ rằng ngay cả nếu chúng là những từ ngữ của Đức Thế Tôn,
chúng phải được đưa ra để thẩm tra để xác định tính chân thật của nó.
Quan niệm Phật giáo về ‘Bốn sự tín nhiệm’[ii] nói, trong những thứ khác
nhau, người ta phải ‘tín nhiệm trên giáo thuyết hơn là tín nhiệm nơi
những cá nhân’. Vì vậy, rất quan trọng cho tất cả quý vị để thẩm tra.
CÂU HỎI 4: Trong sự kiện
năm 2008 ở Tây Tạng, tại sao nhiều tu sĩ và cư sĩ Tây Tạng giương tay
chống lại những công dân Trung Hoa bình thường? Chúng tôi phải hiểu
rằng quý vị chống lại chính quyền Trung Hoa chứ không phải những công
dân Trung Hoa bình thường.
TRẢ LỜI: Như điều tôi
biết, cuộc phản đối đầu tiên của năm 2008 ở Tây Tạng đã xãy ra vào buổi
trưa ngày 10 tháng Ba. Điều này sau đó được nối tiếp bởi nhiều cuộc
biểu tình phản kháng vào ngày 11,12, và 13 tháng Ba của năm ấy. Những
người an ninh Trung Hoa, ngay từ lúc đầu, đã biết chắc những cuộc biểu
tình này, như một kết quả của điều mà họ đã chặn con đường của những tu
sĩ đến từ Tu viện Drepung. Vào buổi sáng ngảy 14 tháng Ba, sự việc nổi
lửa đốt các cửa hàng, ném đá và phá hoại tài sản đã xãy ra. Một
phóng viên ngoại quốc, người đã chứng kiến tận mắt về sự kiện này, đã
đến gặp tôi tại Dharamsala và nói với tôi: ‘Ngoại trừ việc ghi hình
video toàn bộ sự kiện xãy ra, nhân viên an ninh Trung Hoa tại hiện
trường đã không làm gì để ngăn chặn họ lại.’ Sự tuyên truyền của chính
quyền Trung Hoa về sự kiện 14 tháng Ba không quan tâm đến sự thật rằng
cuộc phản đối đầu tiên xãy ra vào ngày 10 tháng Ba. Hơn thế nữa, theo
những báo cáo họ chủ tâm mướn một số người xấu vào ngày 14 tháng Ba để
theo đuổi việc bạo loạn, là điều mà họ ghi vào video để sau này sử dụng
trong việc đẩy trách nhiệm toàn bộ sự kiện cho người Tây Tạng. Những
người Tây Tạng đến từ Tây Tạng sau sự kiện tháng Ba tiết lộ cho chúng
tôi rằng “Những người Tây Tạng” mà họ chưa hề thấy vào lúc đầu đã được
đưa đến Lhasa tại thời điểm ấy. Họ còn nói xa hơn rằng “những người này
đã là những tội phạm chính, những kẻ đã tạo nên sự náo loạn.’ Tôi tin
rằng điều bất hạnh này phải nên được điều tra một cách độc lập. Đây là
một điều mà tôi muốn nói.
Lính giải phóng nhân dân Trung Quốc với pháp phục Tây Tạng
Một điều khác nữa mà tôi muốn nói là trong những tu viện ở vùng
Kham và Amdo, có một tập tục cổ xưa về việc giữ gìn những cây gươm, cây
giáo, và súng trường cũ trong điện thờ của những bổn tôn hộ pháp. Tôi
được cho biết rằng những vũ khí này được đem ra một cách bắt buộc nhằm
để tố cáo những tu viện sử dụng vũ khí tạo nên bạo động trong xứ. Chắc
chắn trong một cách nào đấy rằng một số ít người trong sự giận dữ của họ
có thể vô tình làm nên một số phiền toái đến những người Hoa trong thời
gian ấy. Trong môt sự kiện thật sự xãy ra như thế, thế thì tôi sẳn
sàng nhân danh cho họ để xin lỗi. Rõ ràng thật tế rằng một số người Tây
Tạng hung hãn có thể làm nên tình trạng như vậy bởi vì vào lúc ấy,
chính quyền Trung Hoa đã cố gắng tối đa để tạo nên ấn tượng sai lầm về
những người Tây Tạng thể hiện sự chống đối người Hoa. Đại đa só người
Tây Tạng sẽ không bao giờ làm những việc như thế.
Người Tây Tạng không thể bị đổ trách nhiệm cho việc bộc lộ sự bất
bình của họ phản đối chính sách của chính quyền Trung Hoa. Chính quyền
Trung Hoa đã giáng những đòn rất khắc nghiệt lên những người Tây Tạng
chỉ vì lý do rằng họ đã trung thành với tôn giáo và văn hóa cũng như
lãnh tụ tâm linh của họ. Điều này tạo nên một cảm giác tổn thương trong
tâm thức của họ. Đấy cũng là lý do tại sao người Tây Tạng chỉ trích
mạnh mẽ những chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Tuy thế, quý vị
không nên xem đây như một hình thức mà người Tây Tạng thù ghét người
Hoa. Nếu như những gì tôi đã nghe là sự thực, thì những người Tây Tạng
thăm viếng những phố thị Trung Hoa dường như đang đối diện với nhiều rắc
rối sau sự kiện tháng Ba, 2008. Đây là bởi vì những chủ nhân người Hoa
ở những khách sạn, cửa hàng, và nhà hàng trong những nơi ấy tỏ vẻ lạnh
nhạt đến những khách hàng người Tạng. Hơn thế nữa, chúng tôi đã từng
nghe rằng một thành viên Tây Tạng đại biểu của chính quyền Trung Hoa bị
giữ lại ở phi trường để thẩm vấn. Tất cả những diễn tiến này là một
nguyên nhân làm cho người Tây Tạng thất vọng.
CÂU HỎI 5: Có phải việc ‘giải phóng Tây Tạng’ là sự lừa dối ngay từ lúc đầu hay nó đã thay đổi sau này?
TRẢ LỜI: Thật khó để
nói. Khi Quân Giải Phóng Nhân Dân (PLA) đến Chamdo, họ chiến đấu với
quân đội Tây Tạng và hạ sát khoảng bảy đến tám nghìn chiến binh Tây
Tạng. Khenchung Thupten Dhonyoe, là một thành viên của Tư lệnh miền
Đông Tây Tạng lúc bấy giờ, nói rằng Wang Qiming, vị tướng PLA (người
‘giải phóng’ Tây Tạng) nói cùng ông với đôi mắt đẩm lệ: ‘Chúng ta, là
anh em dân tộc với nhau, đã chém giết nhau.’ Tôi cảm thấy rằng một số
người trong họ có thể là chân thật. Giống như thế, khi con đường từ
Kham đến Trung tâm Tây Tạng và Amdo đến Trung tâm Tây Tạng được xây
dựng, một số người đã dùng thân thể của họ để ngăn dòng nước khi lủ tràn
tới. Họ đã làm việc gian khổ. Những điều ấy, tôi nghĩ là chân thành.
Đối những vấn đề khác, tôi không thể nói những khuynh hướng của họ là
thế nào từ lúc khởi đầu. Việc tốt nhất sẽ là để cho những nhà sử học
nghiên cứu phân tích toàn bộ những văn kiện của chính quyền, là điều sẽ
làm mọi việc rõ ràng. Đấy là điều quan trọng nhất.
Trong hình thức qua những chính sách, trong năm 1954, tôi đã đến
Trung Hoa và ở Bắc Kinh khoảng năm đến sáu tháng. Vào lúc ấy, tôi đã
gặp hầu hết những lĩnh tụ Trung Hoa, kể cả Mao Trạch Đông, người mà tôi
đã gặp nhiều lần. Tôi đặc biệt đã đến thăm nhiều tỉnh Trung Hoa, trong
thời gian ấy tôi đã gặp nhiều lĩnh đạo Trung Hoa, những người là đảng
viên Cộng Đảng và có một cái nhìn cách mạng thật sự và đang làm việc một
cách chân thành phục vụ giai cấp lao động và quốc gia. Tôi đã thấy
nhiều người không có tham vọng vì cho cá nhân và đang lao động cho lợi
ích phổ thông. Họ gây ấn tượng đối với tôi. Mao, thí dụ, đã hứa hẹn
nhiều điều đối với tôi. Tuy thế, từ 1956-57 về sau, tôi cảm thấy những
thứ đó đã chuyển sang hướng cực tả.
CÂU HỎI 6: Nếu trong
tương lai, Trung Hoa có một hệ thống dân chủ chân thành, Tây Tạng sẽ có
mối quan hệ nào với chính quyền ấy? Ý kiến của ngài là thế nào?
TRẢ LỜI: Hiện tại, nhiều
vấn đề không ai muốn cả, cho dù nó là những quan hệ đối ngoại hay là
những vấn đề nội tình của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tôi nghĩ rằng,
chúng được tạo nên bởi sự nghi ngờ và thiếu sự tin cậy hổ tương. Trong
51 năm qua, tôi đã sống bên ngoài Tây Tạng. Từ nhiều người bạn của tôi ở
Hoa Kỳ, Âu châu, Nhật Bản và Ấn Độ, tôi biết rằng Trung Hoa có lòng
khao khát đến việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng sự thất
bại của họ trong việc kiến tạo những mối quan hệ chân thành là qua việc
thiếu lòng tin cậy hổ tương. Điều này trái lại là kết quả của việc
thiếu một sự chuyển hóa trong Trung Hoa mà mặc dù bên ngoài họ có kỳ
vọng để có như thế. Vì lý do đó nhiều vấn đề đã sinh khởi. Cho dù đấy
là vấn đề Tây Tạng hay Tân Cương, có một sự khác biệt khổng lồ một cách
rõ ràng giữa ấn tượng bên ngoài mà Trung Hoa đem đến và những cảm nhận
thật sự mà những người trong những vùng này che đậy. Do thế, khi thời
gian đã điểm, khi Trung Hoa có những chính sách rõ ràng, chân thật, và
chính đáng, nhiều vấn đề tự nhiên sẽ được giải quyết.
Về vấn đề Tây Tạng, nếu có một chuyển biến và sự chân thành về
phái chính quyền Trung Hoa, về phần chúng tôi là không tìm kiếm một sự
ly khai. Chúng tôi có một lịch sử dài, nhưng tôi không đang nghĩ về
điều ấy. Nếu chúng tôi nghĩ về tương lai, một cách cụ thể Tây Tạng ở
đằng sau những xứ khác và vì thế nếu chúng tôi ở trong CHND Trung Hoa,
sẽ lợi ích cho sự phát triển của Tây Tạng. Do bởi điều này chúng tôi
không tìm kiếm một sự ly khai. Điều quan trọng nhất là Tây Tạng có một
nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo đặc thù. Trong những truyền thống
Phật giáo, nhiều học trên thế giới hiện nay nói rằng Phật giáo Tây Tạng
là bao la và sâu sắc nhất. Ngôn ngữ Tây Tạng phương tiện tốt nhất để
phát biểu/tuyên bố cho triết lý thậm thâm và bao la này. Sự chuyển dịch
– cả trong những dạng thức của diễn dịch văn tự (nguyên văn) và diễn
dịch giảng nghĩa (ngữ cảnh) – của những tài liệu từ Phạn ngữ là bảo đảm
nhất hạng. Do thế, nếu chúng ta có thẻ duy trì tôn giáo và văn hóa này,
nó cũng sẽ lợi ích cho toàn thể nền văn hóa của CHND Trung Hoa. Nói một
cách tổng quát, Trung Hoa cũng là một nước Phật giáo. Như con số
Phật tử Trung Hoa ngày càng tăng lên hiện nay, chúng tôi chắc chắn rằng
có thể cống hiến trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ đây là một lợi ích hổ
tương.
CÂU HỎI 7: Tôi không
nghĩ đây là một câu hỏi cần một câu trả lời đặc biệt. Nếu quý vị thích
quan tâm đến, quý vị có thể đến Ấn Độ. Rồi thì quý vị sẽ thật sự thấy
chúng tôi thực hiện dân chủ như thế nào trong thời gian chúng tôi lưu
vong, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống chính trị như thế nào trong 51
năm qua và những chương trình tương lai của chúng tôi. Đối với cá nhân
tôi, từ năm 1969, tôi đã từng nói rằng người dân phải quyết định thể
chế Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không. Tôi không có gì quan ngại.
Điều quan trọng nhất là chúng tôi cần bảo tồn và duy trì tôn giáo và văn
hóa đặc thù của Tây Tạng. Trong những dạng thức phát triển của Tây
Tạng, điều quan trọng nhất là không làm nguy hại đến môi trường thiên
nhiên. Môi trường Tây Tạng là mõng manh và dễ bị tổn thương. Do bởi độ
cao và gió khô, nên có thể nói rằng một khi thiệt hại xãy ra, sẽ cần
một thời gian dài để khôi phục sự cân bằng sinh thái. Đây là một vấn đề
đặc biệt mà quý vị phải phải quan tâm đến thật nhiều. Những dòng sông
băng trên Cao nguyên Tây Tạng là nguồn cung cấp chính cho nhiều dòng
sông lớn ở Á châu. Đấy là tại sao chúng ta phải chăm sóc đặc biệt đến
chúng.
CÂU HỎI 8: Ngài nghĩ
điều gì sẽ xãy ra đến sự thống nhất của Tây Tạng một khi ngài không còn
trên thế gian này nữa? Uy đức của người kế nhiệm sẽ có thể điều khiển
dân tộc Tây Tạng tiếp tục duy trì tính chất bất bạo động và hòa bình
trong sự đấu tranh của ngài không?
TRẢ LỜI: Sẽ không có
điều gì khác biệt. Trong hơn 30 năm qua tôi đã và đang nói rằng những
lãnh đạo tôn giáo và chính trị Tây Tạng phải lãnh trách nhiệm giống như
tôi không còn với họ nữa. Họ đã và đang làm điều ấy và như thế họ thu
được kinh nghiệm như thế nào. Có một đội ngũ lãnh đạo sau mỗi năm năm.
Sẽ có một lãnh đạo mới trong năm tới qua một cuộc bầu cử trực tiếp của
người dân. Trong lĩnh vực tôn giáo, có những thượng thủ của mỗi trường
phái tiếp lãnh trách nhiệm. Không có điều gì khác biệt cho dù tôi vẫn
còn với họ hay không.
CÂU HỎI 9: Ngài nói rằng
nên có một hệ thống dân chủ cho Tây Tạng. Tuy nhiên, khi ngài và những
vị tiền nhiệm của ngài trị vì Tây Tạng có phải tất cả các vị đã cầm
quyền một cách dân chủ? Nếu không, điều gì chắc rằng ngài phải cai trị
Tây Tạng dân chủ hơn những người Cộng sản Trung Hoa?
TRẢ LỜI: Đức Đạt Lai Lạt
Ma thứ nhất đến thứ tư không tham dự vào chính trị. Đức Đạt Lai Lạt Ma
thứ năm đã trở thành một vị lãnh đạo thế quyền lẫn tôn giáo của Tây
Tạng. Vào lúc ấy không có điều gì gọi là hệ thống dân chủ trong những
lân bang của Tây Tạng như Trung Hoa, Ấn Độ, và Nga. Tất cả là những
quốc gia chính yếu là những xã hội phong kiến. Tuy thế, Tây Tạng có một
truyền thống Phật giáo mạnh mẽ và nguyên tắc từ bi phát triển cho tất
cả mọi chúng sinh. Đấy là tại sao, trong năm 1959, khi những ‘địa chủ’
bị đặt dưới những buổi đấu tố tiếp theo những ‘Cải cách Dân chủ’, có
nhiều ‘nông nô’ đã tiến lên để cứu mạng cho những ‘địa chủ’ của họ.
Nhiều ‘địa chủ’ cũng có thể trốn thoát lưu vong ở Ấn Độ với sự giúp đở
của ‘những nông nô’ của họ. Do vậy, ‘những nông nô’ có thể là một hiện
tượng thông thường trong tất cả những quốc gia phong kiến, nhưng sự cư
sử của những nông nô Tây Tạng là khác.
Vào cuối năm 1955, ‘Cải cách Dân chủ’ đã được tiến hành ở Tây
Tạng bắt đầu từ Tứ Xuyên. Như những nơi khác thuộc Trung Hoa, ‘Cải cách
Dân chủ’ đã được triển khai ở Tây Tạng, mà nó không hợp với tình cảnh
của Tây Tạng. Những thứ như vậy đã xãy ra. Điều quan trọng là phải
điều tra những việc này. Quý vị không phải tin tường những điều này bởi
vì tôi nói chúng. Nếu quý vị có tự do sau này để thẩm tra điều quan
trọng là làm như thế một cách thấu đáo trọn vẹn.
Trong những thời gian sau này trong cuộc đời của ngài, Đức Đạt
Lai Lạt Ma thứ mười ba đã nghĩ về việc giới thiệu một hệ thống dân chủ
cho Tây Tạng, nhưng ngài đã không thể tiến hành. Năm 1952, khi tôi ở
Lhasa, chúng tôi đã hình thành một Hội đồng Cải cách để làm một số thay
dổi đến hệ thống thuế vụ và cho vay của chúng tôi. Nhưng chúng tôi chỉ
có thể hành động một số điều. Vì tôi đã nghĩ về việc tiến hành cải cách
từ lúc tôi ở Tây Tạng, nên chúng tôi đã thiết lập một hệ thống dân chủ
ngay sau khi chúng tôi phải lưu vong ở Ấn Độ. Tôi không có khuynh hướng
muốn nắm giữ quyền hành khi những người Tây Tạng ở bên trong và bên
ngoài được thống nhất lại. Tôi đã làm rõ điều này trong năm 1992, khi
sẽ có một sự tự trị hay một mức độ xem như tự do nào đấy cho Tây Tạng,
chúng tôi sẽ trở về. Tuy thế, tôi đã nói, từ lúc ấy về sau tôi sẽ không
đảm trách bất cứ một trách nhiệm nào và sẽ trao tất cả những nhiệm vụ
lịch sử của tôi cho chính quyền địa phương. Ngay cả bây giờ, đấy là suy
nghĩ của tôi và tôi sẽ không bao giờ lãnh lấy bất cứ một vai trò chính
trị nào.
CÂU HỎI 10: Quan điềm
cùa ngài về những người Hoa định cư ở Tây Tạng và thế hệ thứ hai của
những người Hoa sống ở đấy là thế nào? Có thể rằng ‘Mức độ tự trị cao
hơn’ có thể chấm dứt sự quan trọng của họ, mà đấy là sự quan tâm của
những người Hoa bên trong Tây Tạng, những người chống lại ngài và chính
quyền lưu vong Tây Tạng.
TRẢ LỜI:
Tây Tạng là một khu tự trị. Trong khu vực ấy, người Tây Tạng không thể
trở thành một nhóm thiểu số. Tuy nhiên, nói cách khác, chúng tôi sẽ
hoan nghênh nhiều anh chị em người Hoa muốn ở lại đấy. Một cách đặc
biệt, chúng tôi sẽ cảm kích những anh chị em người Hoa nào thích thú với
tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Thông thường tôi nói rằng anh chị em
người Hoa có thể nấu cho chúng tôi những món ăn ngon và những người Tây
Tạng chúng tôi có thể cung ứng thức ăn tinh thần cho họ qua Phật giáo.
Đấy là tại sao một cách chắc chắn không có lý do gì để lo lắng. Rồi
thì có những người Hoa nào đấy khinh thường những người Tây Tạng bằng
việc xem Phật giáo Tây Tạng như xấu xa và người Tây Tạng là nhớp nhúa.
Đối với những người ấy, không có lý do gì để sống trong một nơi ô trược
như vậy; tốt hơn là để họ trở lại những nơi sạch sẽ hơn. Những sự
thực tập của người Tây Tạng chủ yếu là Phật giáo và trong Đạo Phật hoàn
toàn không liên hệ đến một sự phân biệt chủng tộc nào cả. Trong những
thời kỳ trước đây, nhiều vị viện chủ - trụ trì trong những tụ viện là
người Mongolia và cũng có những người Hoa nghiên cứu kinh điển Phật
giáo. Chúng ta khác chủng tộc nhưng không có sự phân biệt nào cả.
Giống như thế, nếu có những học giả tôn giáo trong những người Hoa, họ
cũng có thể trở thành viện chủ- trụ trì và Lạt ma ở Tây Tạng. Không có
điều gì khác biệt cả.
Phụ giải: Đây là những gì được
chuyển dịch từ Tạng ngữ. Nếu có bất cứ sự sai biệt nào giữa bản này và
Tạng bản, xin hãy vui lòng xem lại bản chính bằng tiếng Tây Tạng như
đáng tin cậy và cuối cùng.
Tuệ Uyển chuyển ngữ -10/08/2010
http://www.dalailama.com/news/post/568-his-holiness-the-dalai-lama-tweets-with-the-chinese-people