Nhóm được tập hợp
bởi thầy Taimei Ohara, một phó trụ trì 33 tuổi tại chùa, thuộc tông Tào Động. Thầy Ohara
lựa chọn những cư dân có những ý tưởng và sáng kiến mới, trong đó gồm một
công chức, một nông dân và một nhà thiết kế quần áo.
Lễ hội Torinoichi,
được tổ chức tại Saikoji vào tháng 11 hàng năm từ một thế kỷ qua, bây giờ là cái
bóng của chính mình và chỉ thu hút đám đông ít ỏi 1.000 người, giảm so với mức
đỉnh 5.000 người.
Thầy Ohara (trái) cùng nhóm những người muốn chung tay phát triển lễ hội Torinoichi
Nhóm của thầy Ohara muốn
trẻ hóa lễ hội và biến nó thành một nam châm thu hút du khách, những người có
thể thổi những hơi thở mới vào cuộc sống của trung tâm thành phố.
"Tôi tham gia
(nhóm) với hy vọng tiếp thêm sinh lực cho cộng đồng của chúng tôi", một
trong những người đàn ông nói sau cuộc họp, bắt đầu vào khoảng 19 giờ và vẫn tiếp
tục vào đêm muộn.
Thầy Ohara hy vọng sáng
kiến của nhóm sẽ giúp hình thành một "mạng lưới hữu cơ các mối quan hệ".
Thầy Ohara đang bắt đầu tự hỏi về vai trò tương lai của nhà
chùa sẽ như thế nào.
Lão hóa và giảm dân
số Nhật Bản đang bắt đầu làm căng thẳng mọi khía cạnh của xã hội và cũng
ảnh hưởng đến các ngôi chùa về mọi mặt. Điều này đã thúc đẩy các nhà sư
trẻ như thầy Ohara
tích cực tìm kiếm các giải pháp trong cộng đồng của họ.
Năm ngoái, thầy Ohara
ghi danh lớp Trụ trì tương lai, chương trình đào tạo khởi xướng bởi nhà sư Shokei
Matsumoto, người điều hành một trang web phục vụ như một nơi gặp gỡ cho những
Phật tử của tất cả các giáo phái.
Chương trình yêu
cầu các nhà sư tài năng suy nghĩ về những gì nhà chùa nên làm để đóng góp cho
xã hội và vạch ra tầm nhìn để quản lý.
Tiếp thêm sức mạnh cho
lễ hội Torinoichi và xây dựng cộng đồng trở lại là một bước đi trong kế hoạch
của thầy Ohara.
Trong khi đó, vị nữ
tu sĩ Phật giáo 38 tuổi Chiaki Matsushima đang trẻ hóa một ngôi chùa ở
Suo-Oshima, tỉnh Yamaguchi, bằng cách tăng cường các mối quan hệ cộng đồng. Các
ca sĩ và nhạc sĩ, người biểu diễn trực tiếp và có đĩa CD riêng, sẽ chia sẻ Phật pháp qua các bài hát của họ.
Matsushima nghiên
cứu Phật pháp ở cách xa thành phố quê hương của cô, trên một hòn đảo đẹp như
tranh vẽ trong biển nội địa Seto. Trong khi những căng thẳng của cuộc sống đô
thị đã làm tổn thương tinh thần của Matsushima, cô đã cố nâng tinh thần của
mình lên thông qua niềm tin vào Phật giáo và những kỷ niệm dịu dàng của quê
hương mình.
Matsushima sau đó
trở về Suo-Oshima và trụ trì chùa Shogonji cũng như hỗ trợ Garden Jam, cơ sở sản xuất và kinh doanh mứt của gia đình.
Garden Jam thu hút đơn đặt hàng trực tuyến từ khắp Nhật Bản, và mối quan
hệ hợp tác giữa chùa Shogonji với cộng đồng địa phương được tiếp tục thông qua
việc cung cấp trái cây.
"Chúng tôi
đang rất hòa hợp bởi vì sự tin tưởng lẫn nhau đã được thiết lập giữa nhà chùa
và cộng đồng".
Matsushima kiên quyết
tiếp tục hỗ trợ Shogonji đối mặt với sự lão hóa của hòn đảo và suy giảm dân số.
"Tôi muốn giữ
gìn Shogonji cùng với cảnh quan của hòn đảo này vì lợi ích của những người đã rời
bỏ nó và có thể sẽ muốn trở về nhà trong tương lai, như tôi".
Văn Công Hưng (Theo The Japan Times)