Những kiểu “ăn cướp” đất đền chùa. Kỳ IV: Bịa đặt nhằm chiếm đất khu văn hóa tâm linh
14/07/2010 10:39 (GMT+7)

Mặc dù chẳng được dòng họ nào nhờ vả đi “khóc thuê” đòi đất và tách ra xây đền riêng. Các chứng cứ lịch sử chẳng có, nhiều cơ quan chức năng đã giải thích bằng văn bản rõ ràng, song “thầy cúng” Đoàn Văn Thạc vẫn ngang nhiên câu kết cùng Nguyễn Văn Khang, trú tại tổ 11, P.Thịnh Lang làm đơn đòi chia “ranh giới” ở khu văn hóa tâm linh. Việc làm này khiến nhiều người bất bình. Việc “thầy cúng” Đoàn Văn Thạc lợi dụng sự tự do, dân chủ để phá bĩnh nhằm mưu đồ gì, các cơ quan chức năng cần sớm làm rõ, xét xử nghiêm minh trước pháp luật. 


4 người gồm: “thầy cúng” Đoàn Văn Thạc cùng đám đệ tử là Nguyễn Thị Tám, Xa Lệ Thủy, Đinh Văn Lập “vác đơn” đi kiện, đòi chia cắt Khu văn hóa tâm linh ra làm đôi.

Không chứng cứ

Cố tình giành giật mảnh đất đã được UBND tỉnh Hòa Bình giao cho Ban Đại diện phật giáo (theo Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 của Chủ tịch Bùi Văn Tỉnh ký), ông Đoàn Văn Thạc đã liên tiếp gửi đơn thư đi đề nghị các cơ quan chức năng chia tách khu đất này ra làm đôi, đất xây đền riêng, đất xây chùa riêng. Và nếu được chấp thuận, đương nhiên ông ta sẽ thay mặt nhân dân đứng ra xây, thờ cúng theo ý của mình.

Bà Phạm Thị Dẻo - hội viên Hội Phật tử Hòa Bình bất bình cho biết: Hiện nay ở Hòa Bình đang xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm. Ông Đoàn Văn Thạc cũng muốn mình giống như hai ông chủ đền Thác Bờ (trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình) tự xây dựng đền theo kiểu chẳng giống ai, lợi dụng sự tín ngưỡng của bà con đến thắp nhang mang tiền công đức cung tiến vào đền. Tiền này chẳng có ai quản lý, toàn người nhà của các ông này đứng ra “dọn dẹp”, tức là lợi dụng tín ngưỡng để “kiếm ăn”.

Trở lại vấn đề ông Đoàn Văn Thạc làm đơn đòi chia tách đất đền, tiến sĩ hán nôm Hà Minh - Giám

Với các bằng chứng như vậy, Cơ quan CSĐT có thể khởi tố vụ án “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” đối với “băng nhóm” Đoàn Văn Thạc. Luật sư Hà Thị Thúy (Đoàn Luật sư Hà Nội)

đốc Trung tâm Hán Nôm thuộc Trường ĐH Sư phạm I cho biết: Để xác định công trạng, ghi chép lại lịch sử có hàng loạt cuốn sách lịch sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Quốc sử toản yếu… ghi rất nhiều công trạng, phong tước, phong hầu nhưng chưa thấy bất kỳ một chi tiết nào nói về việc tại Hòa Bình có 3 người dân dũng cảm mang đao đi theo vua Lê Lợi đánh giặc. Sau này chết, 3 người này được nhà vua ban sắc phong thần và cho lập đền thờ tại đây. Đây là một bịa đặt vô lý, giống như kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” vậy.

Đồng quan điểm, trong Báo cáo số 108/BC-BT của Bảo tàng Hòa Bình ký ngày 22/8/2006 gửi các cơ quan chức năng khẳng định rõ: “Qua điều tra, khảo sát tìm kiếm, không tìm thấy dấu vết cổ, cũ nào của ngôi đền để chứng minh nơi đây xưa kia có tồn tại ngôi đền. Về mặt di tích cũng như các tài liệu cũng không tìm thấy các yếu tố cấu thành di tích. Ngôi đền mà ông Đoàn Văn Thạc ngộ nhận mình là “chủ nhang” không phải là ngôi đền cổ, thực tế chỉ được xây dựng năm 2002. Trước đó, vào khoảng từ năm 1993 - 1995, một số tín đồ đã góp nhau vào xây dựng để cùng thờ cúng”. Như vậy, với những kết luận có tính khoa học của Bảo tàng Hòa Bình thì việc ông Đoàn Văn Thạc lợi dụng sự tín ngưỡng để đi kiện cáo, đòi đất là có chủ ý cá nhân, mưu lợi riêng. Các “đệ tử” đi theo ông Thạc như Đỗ Mạnh Tường, Xa Lệ Thủy, Nguyễn Thị Tám… đồng đơn ký chỉ là “theo đóm, ăn tàn”.   

Cần sớm xử lý

Mặc dù được các cấp chính quyền địa phương của tỉnh Hòa Bình phân tích, nhắc nhở, Ban đại diện giáo hội phật giáo góp ý nhiều lần, song ông Đoàn Văn Thạc vẫn không chịu tu dưỡng đạo đức, nhiều lần gửi đơn đi khắp nơi, tung tin “phật giáo ăn cướp két sắt”, gây mất trật tự trị an.

Để giải quyết dứt điểm việc khiếu kiện vô căn cứ, ngày 16/4/2009, ông Bùi Quang Khành - Giám đốc Sở TN&MT Hòa Bình đã có công văn số 62/BC-STNMT gửi các cấp lãnh đạo và các cơ quan chức năng, nêu rõ: “Không có ngôi đền cổ nào như đơn của ông Đoàn Văn Thạc “kêu”. Các chữ ký ở đơn đều là chữ ký giả mạo. Chính vì đơn khiếu nại không trung thực, không có thể đại diện cho nhân dân được. Bản chất đơn chỉ mang tính chất cá nhân của ông Đoàn Văn Thạc”. Sở TN&MT cũng thẳng thắn kết luận: “Việc khiếu nại xuất phát từ tư tưởng cá nhân. Để có sự chú ý, người viết đơn đã mạo chữ ký của người khác để đề cao tính tập thể đại diện cho nhân dân ít hiểu biết về pháp luật văn hóa tín ngưỡng dẫn đến ngộ nhận”. Sở TN&MT bác bỏ việc đề nghị được tách quy hoạch xây dựng đền ra khỏi chùa là không chính đáng, không có căn cứ. Việc UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu văn hóa tâm linh là dựa trên cơ sở ý chí của phật tử và Ban Đại diện Phật giáo. Việc xây dựng chùa, trong quần thể chùa có đền là đúng với nguyện vọng đông đảo phật tử nên không thể chia tách đất theo ý đồ của cá nhân.

Khiếu kiện đòi chia tách đất lên Sở TN&MT không được, ông Thạc lại “vác” đơn sang UBND TP Hòa Bình. Ngày 21/4/2009, ông Trịnh Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Hòa Bình cũng đã ký công văn số 314/UBND-NV vạch rõ: “Về các tư liệu chứng minh: chưa tìm thấy văn bản gốc nào để chứng minh đây là đền thờ ba vị quận công. Đền Mẫu vẫn do Ban Đại diện phật giáo TP Hòa Bình quản lý. Không chấp nhận “tách” đền ra khỏi chùa, Ban Đại diện phật giáo vẫn quản lý đền”. Ngày 3/3/2010, Phó chủ tịch Tuấn tiếp tục có công văn số 176/UBND-NV yêu cầu UBND P.Tân Thịnh cần sớm xử lý đối với Đỗ Mạnh Tường, Đoàn Văn Thạc, Nguyễn Thị Tám là những người có liên quan đến hai hòm công đức bất hợp pháp, lén lút đưa 2 hòm vào mà Ban Đại diện phật giáo không biết, không được cầm chìa khóa.

(Còn nữa)


Đà Giang - Nam Long (Theo Baoxaydung.vn)

Các tin đã đăng: