Điều này có thể do hai lý do, thứ nhất là do công tác huấn
luyện của chúng ta chưa đạt hiệu quả, họ còn quá mơ hồ trong Phật pháp.
Từ đó, họ sẽ không có ấn tượng sâu sắc và việc vận dụng Phật pháp vào
trong cuộc sống.
Chẳng hạn, về đức tin thì chỉ có niềm tin mang tính chung chung, đại
khái là tôn giáo nào cũng tốt. Vả lại ông bà ta thường dạy là dĩ hòa di
quý đừng làm cho vấn đề trở nên thêm phức tạp làm gì, miễn là việc kết
hôn được diễn ra một cách tốt đẹp là tốt lắm rồi. Người Phật tử với quan
niệm sơ sài hiền hòa đến mức đánh mất niềm tin thiêng liêng của mình
như thế là một kết quả đáng buồn cho các nhà truyền giáo Đạo Phật không
sao tránh khỏi.
Thứ hai là, người bạn tôn giáo bên kia của chúng ta quá khôn ngoan, ngay
từ bước một, họ mặc nhiên ở thế chủ động và ít nhất là tranh thủ để
chiếm thế chủ động. Trên mặt trận này, họ gặp phải đối tượng không được
trang bị kinh nghiệm kỹ lưỡng, đang mang trong người một thái độ cầu
hòa, trách sao chiến lợi phẩm mỗi ngày không gia tăng ở các cơ sở tôn
giáo của họ.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, riêng ở Việt
Nam từ rất sớm, nếu không muốn nói là ngay những thập niên đầu của công
nguyên, thời đại lập quốc và giành độc lập tự chủ của dân tộc ta. Thế
nhưng qua thống kê của ngành Tôn giáo thì số lượng tín đồ của Phật giáo
hiện nay không hơn hẳn các tôn giáo lớn khác. Về kết quả đáng buồn này
vẫn biết rằng là chưa phản ánh hết được những gì đang tồn tại nhưng cũng
không nên quá chủ quan để rồi một ngày không xa ta phải nuối tiếc với
lời tự trách.
Trở lại vấn đề giải quyết tình trạng giảm tín đồ, theo thiển ý người
viết, chúng ta chỉ cần nói tiếng nói của bình đẳng tôn giáo và tiếng nói
cuối cùng của pháp luật. Thế nào là tiếng nói của bình đẳng tôn giáo?
Là thế này, mỗi tôn giáo đều có bản sắc đặc thù riêng nhưng không vì vậy
mà chèn ép như những gì đang diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn
ra từng ngày. Cụ thể hơn, khi kết hôn, tại sao chỉ có các tôn giáo khác
thì phải cải đạo, phải theo học kinh điển và làm lễ tại cơ sở tôn giáo
đó, còn tín đồ của họ thì không?
Chúng tôi cho rằng điều đó là việc làm không công bằng. Vẫn biết rằng
bây giờ nói tiếng công bằng cũng là hơi muộn nhưng ít ra vẫn còn hơn nó
vẫn được vận hành theo hướng đường mòn lối cũ. Chúng tôi chỉ khiêm tốn
đề nghị 2 ý trong việc xử lý tình huống này là:
Thứ nhất: Nếu là hai trẻ yêu nhau sau một thời gian dài tìm hiểu thì hai
gia đình nên tiến hành theo phép hôn nhân truyền thống. Nghĩa là tiến
hành các nghi thức như dạm hỏi, đám nói và kết thúc bằng lễ đám cưới.
Bởi lẽ, hai người yêu nhau là xuất phát từ sự rung động con tim, phát
sinh cảm tình và chấp nhận nhau về điều kiện sống cũng như các thói quen
thường nhật mỗi ngày chứ không liên quan gì đến đức tin tôn giáo.
Điều này không có gì sai, càng không phải là yếu tố dẫn đến tình
trạng ly thân hay ly dị như một số luận điệu tuyên truyền đã nói vì
không được ơn trên ban phép ân sủng.
Một bằng chứng hùng hồn là rất nhiều các cụ không qua việc làm phép
hay rửa tội vẫn sống hạnh phúc tới ngày nhắm mắt lìa đời và một khía
cạnh ngược lại là một số người được trang bị đầy đủ các nghi tiết cho
việc kết hôn nhưng vẫn không có hạnh phúc lâu dài. Qua đó, chúng ta có
thể nói hạnh phúc hay đổ vỡ không hoàn toàn là do có tham gia các nghi
thức hay không mà nằm ở quan niệm hành xử với nhau của hai vợ chồng. Nếu
hai vợ chồng biết tương kính nhau như đối đãi với khách quý (Tương kính
như tân); biết thương yêu, nhường nhịn nhau; không bảo thủ luôn cho
mình là đúng cũng không quá buôn thả hay thụ động, mặc cảm, tự ty để rồi
cuộc sống chỉ mang điện tích một chiều và hai cái đầu chỉ có một cái
hoạt động còn cái kia không phải hư.
Thứ hai là quan niệm đề cập tôn giáo bình đẳng: nghĩa là có nên phải cải
đạo không nếu chúng ta được đề nghị thay đổi đức tin tôn giáo, phải học
kinh thánh và làm lễ tại nhà thờ…; ngược lại chúng ta cũng có quyền đề
nghị tương tự anh hay chị hôn phối nên thay đổi đức tin để theo Phật
giáo, học kinh Phật và làm lễ tại nhà chùa. Thế nên niềm tin và tín
ngưỡng của người theo đạo cần phải được tôn trọng và gìn giữ.
Nếu có ý thứ ba trong bài viết này thì tôi sẽ bảo: dĩ hòa vi quý. Hai
bên gia đình ngồi lại với nhau thông qua điều lệ và thỏa thuận. Nhưng
mọi việc trở nên căng thẳng không nhân nhượng thì tốt nhất đến với nhau
với những gì chúng nó quan tâm như tình cảm chẳng hạn, chứ không hề mang
sắc thái tôn giáo.
Như vừa nêu trên là hai ý trong mục tiếng nói của sự bình đẳng tôn giáo.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhắc đến tiếng nói cuối cùng của pháp luật.
Như mọi người chúng ta đều thống nhất nhau là sống và làm việc theo
pháp luật, vậy pháp luật được ứng dụng trong tình huống này là gì? Xin
thưa, quy định của pháp luật là công dân được quyền tự do tín ngưỡng,
theo hay không theo bất kỳ tôn giáo nào. Như thế thì bất kỳ hình thức
nào có tính o ép, gán gượng đều vi phạm pháp luật. Chiếu theo đó thì từ
lâu đã có một vài tôn giáo đã vi phạm điều này nhưng họ chưa từng bị
kiểm điểm hay bị phê phán.
Sự im lặng này của pháp luật có thể là do từ lâu ta chấp nhận yêu cầu
của họ để có được hôn nhân xem như là một quy định mới, một điều kiện
mới để có hôn nhân với tín hữu thiên chúa. Thứ nữa là không chấp nhận
thì thôi, kiện tụng làm gì. Đã không có người đề nghị xét xử thì làm sao
có người đại diện pháp luật xét xử. Cho nên, từ lâu vẫn diễn ra viễn
cảnh nhức nhối mà những nhà truyền giáo của Giáo hội thỉnh thoảng ngậm
ngùi chia tay người đệ tử thân tín của mình.
Các liệu pháp như vừa trình bày chỉ là một vài nỗ lực của một vài cá
nhân trên đoạn đường vô cùng của nghiệp lực. Có thể chúng ta gặt hái
thành công với một lý do đơn giản vì họ có nhân duyên và nhân duyên sâu
dầy trong Phật pháp như trong lời nguyện hằng đêm chúng ta vẫn cầu: nội
ma bất khởi, ngoại chướng vô xâm rồi là nguyện cho đệ tử bồ đề tâm kiên
cố, chí tu học vững bền sớm xa khỏi nguồn mê, chóng quay về bờ giác và
một lời nguyện khác trong nhóm những quyển kinh được biên soạn: “Nguyện
cho đệ tử đời đời thường làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi, hộ trì
Tam bảo ở mãi thế gian”.
Trong không gian vô cùng, thời gian vô tận, mỗi người chúng ta là chủ
nhân của nghiệp và rồi mỗi chúng ta sẽ là kẻ thừa tự nghiệp của chính
mình. Chính là tư tưởng chủ đạo của Phật và cũng là của tất cả Như Lai
sứ giả chúng ta.
Theo: GHPGVN