Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ
biết suy nghĩ, nói năng, rồi mới hành động. Nói là một khả năng đặc biệt
của con người. Mọi việc vui buồn, sướng khổ đều phát xuất từ lời nói.
Con người ta thương nhau, yêu nhau cũng từ lời nói và ghét nhau, hận thù
nhau cũng từ lời nói. Cho nên có câu:
Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tôi rất mong quý vị sẽ nắm bắt được thế nào là " cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo ". Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số các câu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
Trong kinh luận Phật giáo Đại thừa, nhất là các bộ phái lấy chân thường
làm chính, danh từ Phật tính thường được dùng lẫn lộn với một số từ
khác, hoặc là đánh đồng với nhau. Kinh Niết bàn ( Mahāparinirvana - Sūtra ) cũng cho Phật tính có nhiều tên khác.
GN - Jan Chozen Bays, bác sĩ nhi và cũng là thầy dạy thiền ở tiểu
bang Oregon, Mỹ. Từ những năm 1985, bà và chồng là Laren Hogen Bays, đã dạy thiền
tại Cộng đồng Thiền Oregon, hạt Portland, Oregon. Từ 1990 cho đến nay, bà vẫn
tiếp tục phát triển sự thực hành thiền.
Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở, là triết học làm
cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. Đạo Phật
đến với ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày
càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này. Âm
nhạc Trịnh Công Sơn được nhìn qua nhiều góc độ. Trong dịp kỷ niệm ngày
mất của ông, VHPG giới thiệu đến độc giả một bài viết về Trịnh Công Sơn
của Giáo sư John C. Schafer, một người Mỹ, qua con đường nghiên cứu và
tiếp xúc văn hóa đã trở về với đạo Phật, với văn hóa Việt, như thể kiếp
trước là người Việt. Bài viết được ông chuyển trực tiếp cho tòa soạn Văn
Hóa Phật Giáo. BBT xin cảm ơn tác giả về mối duyên tốt đẹp này.
GN - Hôm rồi tôi đọc báo có bài nói về người phụ nữ tiếp thị bán bò cạp và các loại côn trùng khác như bửa củi, bìm bịp, nhện hùm, kỳ nhông, rắn hổ, mối chúa, tắc kè… có thể làm thức ăn hoặc ngâm rượu làm “thần dược” tăng cường bản lĩnh đàn ông.
Còn khó hiểu hơn khi Phật tử thắp nhang lễ bái một hình Phật
bên trên, nhưng bàn chân lại dẫm lên một hình Phật tương tự trên bao
nhang, vứt bên dưới, trong túi quần lại có một chai dầu cũng in hình
Phật không khác. Mà không phải chỉ Phật tử làm những việc đó thôi đâu,
có cả nhiều tu sĩ Phật giáo. Tệ hơn, có người theo đạo Phật “hoan hỷ”
khi thấy hình Phật, tên Phật được sử dụng như thế.
Ngày 9-4, tại Tổ đình Phụng Nguyên, Thủ đô Seoul - Hàn Quốc,
Hội Phật tử Chùa Pháp Môn Việt Nam tại Hàn Quốc và các hội đoàn người
Việt Nam tại Hàn Quốc đã tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các anh
hùng, liệt sĩ, chiến sĩ trận vong và 64 liệt sĩ Gạc Ma.
Sáng 10-4, Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, ban, ngành trực
thuộc và 24 BTS GHPGVN quận huyện họp, thảo luận các Phật sự chuẩn bị
Đại lễ Phật đản, An cư kiết hạ PL.2561 - DL.2017.
Nhằm mục đích tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho giới trẻ trong kì nghỉ hè 2017, chùa Từ Xuyên, phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình long trọng tổ chức khóa tu: “NỤ THƯƠNG SEN HỒNG – LẦN 5”. Đây sẽ là cơ hội quý báu để các bạn trẻ có cơ hội làm quen với giáo lý nhà Phật, tạo dựng hành trang từ bi – trí tuệ của đức Phật trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ và suy thoái đạo đức hiện nay. Với sự tận tâm và nhiệt tình của BTC, hy vọng rằng khóa tu “NỤ THƯƠNG SEN HỒNG – LẦN 5” sẽ để lại dấu ấn khó phai trong lòng các bạn trẻ và các bậc phụ huynh.
Các tin đã đăng: