TTT: Một vị tăng nọ xây một thảo am tự tu, được một bà lão mộ Phật ngày ngày lo cơm nước trong mấy chục năm. Một hôm bà lão muốn thử công phu tu tập của ông tăng đã đến đâu, bèn kêu một cô gái đẹp đến "harrass" ông ta. Cô ta vô lều một lát thì đi ra, kể, đại khái: Tôi ôm lão ta nhưng lão ta nói: cây mọc trên đá mùa đông, làm gì còn lửa tình. Bà lão chửi, "Hắn ta không nhất thiết phải đáp ứng dục tình của cô, nhưng ít ra cũng phải xót thương cô". Nói xong đốt am đuổi ông tăng đi. Quý ĐH xem ai đúng, ông tăng trong sạch hay bà lão gàn?HL: Bà Lão không có gàn, lý do là vì ông Thầy Tu chưa tiêu hoá xong cách tu của mình (Ông đang nghiêm trì giới luật). Nên khi cô nàng "Thiền Ôm" thì Ông Thầy Tu chỉ có thấy có một mặt của vấn đề: đó là cái "Giới Luật của mình bị xâm phạm". Vì còn thấy có "người xâm phạm" (cô gái) và cái bị xâm phạm (Giới Luật). Nên: Bà Lão có cái nhận xét rằng Ông Thầy Tu này chưa có "Thoát". Một "Người Thoát" rồi thì cái nhìn rộng hơn nhiều. Trong điều kiện này, cái tối thiểu là phải nhìn cho ra cái tình trạng còn Vô Minh của người con gái. Do vậy mà bà lão mới thốt lên lời như trên. Và tất nhiên: việc đốt chòi là đúng.Nhìn cái chòi bị đốt thì Thầy Tu phải hiểu ý của Bà Lão, đó là ý gì? Công án này còn một đoạn sau nữa cũng không kém phần hấp dẫn.Chuyện rằng: Vài năm sau, cũng ông Thầy đó, cũng cô gái đó, cũng cái cảnh "thiền ôm" đó. Ông Thầy đã tung ra một chiêu thức tối hậu, và tuyệt luân: "Trời Biết, Đất Biết, Tui Biết, Cô Biết... Đừng có cho Bà Lão đó Biết!" Khi nghe cô gái tường thuật lại thì Bà Lão liền mếu máo khóc vì mừng và kêu cô gái lên lại cái cốc và bái chào Sư Phụ của cô. Và bà còn mời cả làng lên tham vấn chuyện Đạo Pháp với vị Thầy Tu.Tại sao?Mến.TB: Thầy Tu này mới là xứng đáng được phong chức"Thiền Ôm Đại Sư" đây nhưng tiếc rằng người ghi lại đã ghi lại rõ ràng danh tánh của Ngài đó là "Bố Cái Đại Sư". Ý của Bà Lão khi đốt cái chòi, không phải là để khiển trách Thầy Tu mà lại là một lời khuyên:-Thưa Ngài, tui có nhận xét rằng: Ngài giữ Giới như vậy là quá tốt rồi, bằng chứng là phản xạ tự nhiên của Ngài, khi cô gái lén ôm Ngài, chứng tỏ rằng: Ngài Là giới luật. Thưa Ngài, giới luật chỉ là phương tiện và chưa là mục đích. Tui khuyên Ngài là từ đây nên làm chuyện khác. Vài năm sau cũng cảnh thiền ôm đó, Thầy Tu đã thốt lên câu ca khúc khải hoàn: Trời Biết, Đất Biết, Tui Biết, Cô Biết; đừng cho Bà Lão đó Biết!Lời bàn:Cái tuyệt chiêu của ca khúc khải hoàn là: ca khúc này có 2 (hai) vế, cả hai đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nay bàn về vế một: Trời Biết, Đất Biết, Tui Biết, Cô Biết.Vế này có nhiều ý nghĩa và cái ý gợi hình nhất là... khi tụi mình dùng ngón tay mà chỉ theo các hướng của ca khúc thì vô tình mình đang vẽ ra một chữ thập, chữ thập này xác định giá trị tuyệt đối của hiện tượng trong chiều không gian và thời gian: Tại đây, Lúc này. Giá trị này không liên quan gì đến tương lai (vì tương lai chưa tới) và quá khứ (vì quá khứ đã chết rồi hay đã qua rồi).Mặt khác, ở đây còn có hai tình trạng của cái Biết: cái biết do cá nhân hay Bản Ngã: cái biết này được trình bày qua câu: Tui Biết, Cô Biết. Cái biết này phải cần tới sự truyền thông để loan rộng ra: vì vậy cái biết này rất là yếu và giới hạn. Vì là sự truyền thông nên hiện tượng sai lầm, hiểu lầm có thể xảy ra. Do vậy cái biết này không hoàn hảo, gián tiếp (do truyền thông) và vì vậy nó không "nguyên con". Và một cái Biết khác rộng lớn hơn, thường hằng hơn và vì nó quá lớn nên Thầy Tu đành phải dùng cái lớn nhất mà cô gái thường thấy đó là Trời và Đất để nói lên cái to lớn của nó: Trời Biết, Đất Biết. Vì cái Biết này thường hằng, bất biến và xuyên suốt nên không cần phải truyền thông và như chuyện cho Bà Già đó Biết để làm gì. Cái Biết này mạnh mẽ, trực tiếp và "nguyên con". Cái Biết này là tròn đầy, không có chuyện che giấu nó được cho dù có bay lên trời hay chui xuống đất.Nay lại bàn đến vế thứ hai: Đừng cho Bà Lão đó biết!Cũng như vế đầu, phần này lại có nhiều ý nghĩa:1. Đừng cho Bà Lão đó biết:Là vì Thầy Tu đã có Cái Biết Thường Hằng, nên Thầy cũng biết đây là âm mưu của Bà Lão. (nên nhớ: khi đốt chòi lần trước, Bà Lão chỉ có đốt mà không nói với Thầy một lời). Có nghĩa là Thầy Tu vừa bị ôm xong, thì ít phút sau có Bà Lão đến im lặng đốt chòi.2. Khi Thầy nói câu này ra thì Thầy đã biết rằng cô bé sẽ tường trình lại cho Bà Lão nghe. Ở đây lại có thể xảy ra hai trường hợp:2.1. Khi nghe xong thì Bà Lão không hiểu gì và im lặng: Thì Thầy sẽ phải chỉ cho Bà Lão tu hành tiếp.2.2. Khi nghe xong, Bà Lão lại hiểu ngay. Đây là dânGần_Ngang_Cơ" nói chuyện với nhau.3. Đừng có cho Bà Lão đó biết:Có nghĩa là cô bé cứ phớt lờ ra về và nhất định không cho Bà lão Biết mà... Bà vẫn Biết, cho dù cô bé không tường thuật lại cho Bà nghe câu chuyện!!! Thì đây mới thật đúng là dân ngang cơ.4. Và cuối cùng là: Đừng cho Bà Lão đó biết, ý của Thầy là dặn với cô bé là: Cô đừng có sống với quá khứ chỉ nên chánh niệm vào giây phút này mà thôi.