Hòa giải với dục vọng: rũ bảo Tham – Sân - Si
Nguyễn Hoàng Đức
09/07/2011 06:33 (GMT+7)


Mọi thảm kịch đều bắt nguồn từ dục vọng

Có thể nói, mọi thảm kịch trên đời đều bắt nguồn từ dục vọng! Mặc dù dục vọng có vẻ lên men như một hạt men rất âm thầm trong thân xác con người, nhưng nếu như một đốm lửa có thể cháy lan nuốt chửng cả thế giới, thì dục vọng là một bếp lò, nếu không biết xử lý hoàn toàn có thể thiêu cháy toàn vũ trụ. Đã có vô vàn bằng chứng về các thảm họa dụng vọng của con người. Chúng ta thử ôn lại một thứ bài học kinh điển trong thần thoại Hy lạp. Paris cuỗm nàng Helen xinh đẹp của Hy Lạp đến Tơ-roa, khiến cả quốc gia Hy Lạp mất mặt, và họ quyết định cử những đại chiến thuyền đi chinh phục Tơ-roa để báo thù và đòi lại nàng Helen. Thế rồi trong chín năm ròng, ngày ngày chiến tranh xảy ra, những người đàn bà Tơ-roa chôn chồng và con chết trận mà không được khóc, bởi vì họ không được phép làm nản lòng những binh sĩ phải ra trận vào ngày mai, họ chỉ còn cách nguyền rủa sắc đẹp của nàng Helen. Than ôi, có sắc đẹp tại sao lại bị nguyền rủa ? Thực ra không phải mọi người nguyền rủa sắc đẹp, mà nguyền rủa dục vọng do sắc đẹp gây nên.

Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ cung điện vàng son, vợ đẹp, sự xa hoa cái gì cũng có  băng vào chốn cát bụi đi tìm ý nghĩa giác ngộ để cứu vãn bể khổ của cuộc đời. Có nghĩa là Ngài đã dứt bỏ những dục vọng mạnh mẽ nhất để đi tìm hạnh phúc lâu bền. Và không ai khác ngoài chính Ngài đã tìm ra và tuyên xưng: những dục vọng Tham – Sân – Si, chính là khởi nguồn của mọi truy cầu, tranh giành, đấu đá, rồi thảm họa cho con người.

Dục vọng, như người Trung Hoa đã phát giác sau phương ngôn: “ngũ âm mà khôn xiết nghe, ngũ sắc mà khôn xiết nhìn, ngũ vị mà khôn xiết nếm”. Điều này cũng có nghĩa là: tai người ta luôn muốn nghe âm thanh ngọt ngào, mắt muốn ngắm nghía sắc đẹp, và miệng luôn muốn ăn uống say sưa rượu ngon thức béo… Và những ham muốn đó chính là những động cơ truy cầu, dẫn người ta tìm kiếm, rồi tranh giành để đạt được, rồi đánh nhau xưng đầu mẻ trán, thậm chí ghen tuông, thù oán, hắt a-xít, dùng dao, dùng súng , rồi cả đại đoàn quân giết chóc lẫn nhau. Trong rất nhiều cuộc chiến tranh thủa xưa, khẩu hiệu xông lên lao vào chém giết chỉ đơn giản thế này: “Này các chiến binh hãy xông lên! Vinh quang và hạnh phúc của các bạn chỉ ở ngay phía trước trong tầm tên bay. Hãy lăn xả vào mà chiến thắng và chiếm đoạt. Của cải lấy được sẽ là của các bạn! Những người đàn bà góa bụa của đối phương cũng sẽ là của các bạn!” Thế là hai bên lăn xả vào chém giết lẫn nhau.

Con người có rất nhiều dục vọng như ăn uống, hưởng thụ phương tiện, nhưng có lẽ dục vọng mạnh nhất là: dục vọng Sinh-Dục. Có rất nhiều con người có thể vượt qua các dục vọng khác nhưng dục vọng sinh dục là một thách thức nặng nề nhất. Chẳng hạn, với rất nhiều thầy tu đức cao vọng trọng, nhưng vẫn bị tố cáo là lạm dụng tình dục. Dục vọng này là một thách thức khởi nguồn dữ dội với một thầy tu hay giáo sĩ ngay ngưỡng cửa đầu tiên khi họ bước vào tu giới. Khi đó họ phải làm một cam kết nguyện sống cô đơn. Trời ơi, cam kết đó cũng có nghĩa là phản kháng lại Sinh-Dục. Người Việt có đôi câu ca dao mô tả thách thức của dục vọng này:

Văn chương chữ nghĩa bề bề

Thần l…ám ảnh cũng mê mẩn đời.

Sinh – Dục là một tên gọi rất chính xác và trực tiếp. Nó có nghĩa là dục vọng – sinh sản. Cơ quan đó không chỉ mang ý nghĩa hưởng lạc thuần túy, mà nó còn bao hàm sự truyền sinh của con người và của giống nòi. Như người Trung Hoa xác định “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, có nghĩa: có ba sự bất hiếu, nhưng bất hiếu lớn nhất là không đẻ con. Không đẻ, tức là không nối tiếp được dòng dõi cho tổ tiên, ông bà, rồi cha mẹ.

Điều hòa dục vọng: Rũ bỏ tham – sân – si

Thế kỷ 20 đã xuất hiện ông hoàng của lý thuyết dục tính, đó là Freud. Ông phát hiện ra năng lực tình dục của con người, còn gọi là Libido. Và ông cũng phát hiện ra “Mặc cảm dồn nén tình dục” của con người. Đó là mặc cảm sâu xa nhất, mạnh nhất, tiềm tàng nhất mang từ trong vô thức. Để hình dung, chúng ta hãy thử tưởng tượng thế này: quả tên lửa phóng được lên trời là bởi nó mang sức dồn ép từ trong buồng đốt, sức dồn ép đó  càng mạnh thì biến thành áp xuất càng lớn, càng đẩy quả tên lửa vượt khỏi sức hút trái đất để bay lên trời.

Tại sao chỉ có con người có nền văn minh? Chắc hẳn nhờ động năng sinh dục bị dồn nén mà con người bốc thẳng bay vọt được lên nền văn minh. Loài vật không có được sự dồn nén này bởi vì chúng không mảnh vải che thân, chúng thoải mái ngắm nghía nhau, thích lên còn chạy thẳng đến hà hít nhau đúng mục tiêu liền, và cẩn giải tỏa ham muốn thì làm liền, vì thế đời sống sinh dục của chúng không hề bị kiềm tỏa dồn ép, được tí nào chúng giải tỏa ngay tí ấy, làm sao còn tích thành quặng dồn nén được ?! Chính vậy mà chúng không thể có áp lực để bay đến văn minh.

Loài người trái lại, nào quần áo, nào văn hóa, nào truyền thống, nào cả pháp luật vào cuộc bắt người ta phải ăn vận đúng thuần phong mỹ tục, từ đó tạo ra vô vàn dồn nén, bằng chứng của các cuộc xì hơi như nào vẽ tục, xem ảnh khỏa thân, rồi đóng kín cửa quay phim mát… Nhưng chính thế, đó là sự tạo ra lò cao áp để con người có thể bay vọt đến đẳng cấp văn minh. Bằng chứng là, dân tộc nào có sự kiềm chế càng cao thì nền văn minh càng  cao, còn dân tộc nào ăn chơi xả láng vui đâu chầu đấy, sống tùy tiện, tháo cởi càng nhiều thì trình độ văn minh càng thấp.

Con người có một thân xác! Con chim cũng có thân xác! Nhưng những con chim có thể cất cánh thẳng đứng lên trời với tốc độ đập cánh lên đến hàng nghìn lần trên một giây. Tại sao có sự khác nhau lớn đến vậy? Tại vì dục vọng của loài chim rất thấp, có đến hơn 40% các loài chim sống chung thủy, chúng không bao giờ biết đến phương ngôn “một của lạ bằng tạ của quen”.

Tất cả các động vật có vú bao gồm cả con người đều thích lang chạ. Có nghĩa là nó muốn dục vọng sinh dục xảy ra càng nhiều càng ít 

Ăn một lại muốn ăn hai

Ăn ba, ăn bốn lại nài ăn thêm

Nhưng con người không chỉ đơn thuần là loài có vú chỉ thích chung chạ, mà con người cũng là loài chim, muốn chung thủy như loài chim vì nó muốn xây dựng gia đình như tổ ấm của bầy chim. Và con người còn đứng trước một lựa chọn mang cứu cánh và lý tưởng lớn hơn nhiều, đó là: xây dựng thế giới văn minh là điều kiện sống còn của con người. Điều này mới đây đã được Liên Hiệp Quốc xác nhận: Ngày nay con người không sống hạnh phúc đơn giản như ngày xưa nữa ( ngày xưa chỉ no cơm, ấm áo, dựng vợ gả chồng, nhà to cửa rộng), mà ngày nay con người muốn sống hạnh phúc phải bao hàm tiến bộ.

Muốn chọn tiến bộ và văn minh, rõ ràng con người phải tiến hành hòa giải với thứ dục vọng gào thét mãnh liệt nhất của mình. Bởi vì nếu không hòa giải có nghĩa là đàn áp dục vọng thì nó sẽ phản kháng! Còn nếu chiều chuộng dục vọng thì nó sẽ kéo ta xuống đầm lầy của gối chăn buông thả còn lâu mới thấy chân trời của văn minh. Vậy thì ta chỉ còn cách biết hòa giải với chính dục vọng của mình. Đó cũng là cách giải quyết chiến tranh với những lò lửa tham, sân , si một cách hòa bình nhất.

 (Người gửi bài: Trần Thị Tâm Minh)

(thuvienhoasen.org)

Các tin đã đăng: