Sanh tử sự đại
15/08/2014 21:57 (GMT+7)

Sanh tử đại sự ! Tại sao ? Việc lớn là Sống và Chết. Cái lớn này quan trọng và chủ yếu của tất cả vấn đề, nếu không có sống & chết thì cũng chẳng có cái vấn đề nào không là giấc mơ của người ngủ say. Bởi vậy câu nói của Hamlet trong kịch tác nỗi danh của Anh Quốc : To be or not to be ! That's question, luôn là câu hỏi của muôn đời của sự tồn tại. Phút giây và sự trường tồn của thời gian là vấn đề của sinh thể tồn tại hay không tồn tại. Cái gì tồn tại và chết đi đó là việc lớn, vì đó chính là sinh thể mà danh từ Phật học gọi là chúng sanh. Chúng sanh có nhiều duyên hợp lại để kết tập thành sinh thể. Sinh thể đó có giác tánh hiểu biết, sinh thể không thể không có giác tánh mà gọi là sinh thể được, sinh thể sống thì có giác tánh, chết là cái thân hết biết gì và tan rã. Còn sự sống thì không vì sự tan rã của thây ma mà trở thành hư không. Vì vậy việc lớn là chết và sống có lằn ranh của còn và mất của cái đang tồn tại. Đang tồn tại là sống, không tồn tại là chết. Nhưng thật là vô lý khi không tồn tại thì gọi là chết, bởi vì không tồn tại thì không có sống và chết. Vì vậy vấn đề cốt tủy chính là Sống, là tồn tại, chứ không phải là chết, là không tồn tại. Chỉ có "to Be" chứ không có "Not to be". Vấn đề chính là "Sống"chứ không phải "Chết". Bởi vì cái chết nằm ngay nơi cái sống . Vì vậy "Sống Chết" là việc lớn của sự sống chứ không phải cái chết của cái thân duyên hợp của ngũ uẩn. Sống là gì ? Đó là sanh tử đại sự ! Sống & chết là một vấn đề chứ không phải là hai cái khác nhau. Nhưng tại sao lại là vấn đề ? Ai ai cũng đang sống đó mà...tại sao lại đặt vấn đề với cái hiển nhiên đang là của một sinh thể ? Tại sao có câu hỏi khi ai cũng đang có hướng đi của hiện tại đang là...Câu hỏi không phải chính là câu trả lời đó hay sao ?

Chúng ta biết rằng ai ai cũng có cái thân đang sống. Nhưng ai cũng biết chắc chắn rằng cái thân phải chết. Vừa sanh ra thì đã phải ôm lấy cái chết, phải bắt tay với cái chết ngay khi hiện hữu. Bởi vì có ai mà không biết cái thân này phải chết đi, nó sanh ra thì nó phải chết đi và chết liên tục khi người ta từ đứa bé trở thành ông già, từ ông già trở thành tro bụi. Từ phôi thai đi đến tro xương cát bụi là một tiến trình hành hương của sự sống, hay là của một cái thân có sự sống. Vì vậy sự sống là gì hay cái thân là gì ? Cả hai " sống & chết" trong một cái thân, vì cái thân xác có sự sống, mà sự sống cũng không rời thân. Nhưng thân thì cùng tồn tại với thế giới, nếu là người thì không thể không có loài người mà sống được. Thân người đó nếu không có trăng sao , cỏ cây và khí trời v.v... của thế giới thì cũng không thể tồn tại được. Vì vậy "Y Báo" và "Chánh Báo" là một hợp thể không hai. Căn thân là chánh báo , thế giới là y báo. Sống là y báo và chánh báo biểu hiện. Chết là hôn mê không biết , không hiểu chứ không phải không tồn tại. Bởi vì không tồn tại là hư vô; hư vô thì không có vấn đề gì để gọi là sống hay chết.

Chúng ta dù mang thân ăn mày hay thân tỷ phú. Thân của tồng thống hay thân của tội nhân. Thân nam hay nữ. Thân sang hay hèn, tàn tật hay không tàn tật....... thì thân cũng phải chết ; chết thì thân phải bỏ đi như phân tiểu hôi dơ. Cái thân chết thì chỉ hôi thối vứt bỏ, chôn vùi để đừng làm khổ người còn sống. Điều này thì có ai mà không biết chắc chắn như vậy đâu. Nếu không biết thì chỉ là cố tình quên để sống cho vui vẻ với cuộc sống này thôi. Những người ác chết đi để sạch sẻ môi trường, vì cái ác của họ không ai chịu được, nhưng dù không bị ai giết thì cũng chết. Nhưng kẻ ác chết cái thân mà môi trường sống vẫn cứ còn người ác tiếp tục có đó. Vì vậy chạy trốn người ác thì phải tìm môi trường không có người ác. Cũng giống vậy, muốn không có cái chết thì phải tìm cái thân đích thật nào mà không có cái chết động đến thì mới thoát được cái chết. Bởi vậy cái chết của thân là không thể tránh được cũng như ta không thể tránh đựợc người ác. Người ác này "đứt bóng" thì lại có người ác khác hiện ra. Sự biểu hiện của cái ác làm khổ môi trường sống. Môi trường ô nhiểm thì sinh thể phải buồn đau. Vì vậy danh từ Phật học gọi thế giới này là ngũ truợc ác thế. Nhưng ác trược là do chúng sinh ác trược mà có thế giới ác trược. Vì vậy chúng sanh là gì tức là sanh tử là gì.

Chúng ta biết rằng có những con người sau cơn đau hay tai nạn thì bị chết đi , rồi sống lại. Người sống lại cho rằng mình đã đi qua cái thế giới bên kia rồi trở về thế giới này. Đây là một ngộ nhận rất tai hại. Vì người ta tưởng rằng sống và chết là hai thế giới được ngăn chia rạch ròi ranh giới. Ngừoi ta buớc qua bước lại hai thế giới bằng một linh hồn. Như vậy cái sống là trường tồn với một linh hồn đi qua đi lại trong hai cõi âm dương. Sống là cái "hồn" ở trong thân xác này. Chết là cái hồn bước ra. Cái hồn bước ra ở chỗ nào trên thân thể thì biết được cái hồn sẽ đi về đâu ! Thí dụ như : Ở đỉnh đầu thì là về cõi thánh. Ở trán và mắt thì về cõi trời. ở lòng bàn chân thì dạo về địa ngục. Ở bụng thì "ốm đói thành ngã quỷ". Ở trái tim nơi ngực thì làm người trở lại. Cái lối giải thích gọi là kinh điển này, khiến người ta tưởng rằng có một cái hồn chui ra và đi theo cái nơi như vậy thì thành như vậy theo kinh đã dạy. Nào hay đâu đây là tà kiến ngoại đạo chứ không phải Phật dạy. Không thể dựa vào hiện tượng nóng lạnh của cái thân lìa đời, mà kết luận cho người ta hiểu là có cái hồn chui ra để nhập vào cái xác khác để tái sinh. Đây là học thuyết của bà la môn giáo mà ngày xưa Đức Phật đã dùng đạo lý duyên sanh để hóa giải tà kiến này rồi. Hiện tượng này cho người ta tà kiến chấp thường về một cái ngã là linh hồn. Nhưng nói rằng chết cái thân thì chẳng có gì để tái sinh thì đã là nhập Niết Bàn rồi còn gì ? Bởi vì chỉ có Nhập Diệt mới không có tái sinh. Mà sinh thể thì có cái Nghiệp thức thì không thể không tái sanh. Bồ tát thì còn đại Nguyện nên cũng không thể không tái sinh để hoằng pháp độ sanh. " Hư không dù có tận thì nguyện của bồ tát vẫn còn" Vì vậy Bồ tát thì không thể không tái sinh để độ sanh vì đại nguyện. Nhưng chúng sanh thì cũng không thể không tái sanh vì còn nghiệp lực. Sức lôi kéo của nghiệp lực là rất mạnh, sinh thể không thể không tái sanh, nhưng nói rằng có cái hồn chui ra để đi tái sanh là tà kiến. Có nhiều tà kiến bám vào Phật giáo mà bị ngộ nhận là lời Phật dạy.
Thật sự hiện tượng người chết sống lại là do chưa chết. Nếu chết rồi thì tái sanh ngay. Ngũ uẩn chưa tan rã nên mới "sống lại". Thực ra là tỉnh lại sau cơn chấn động chứ không phải chết rồi sống lại. Cái gì đã qua rồi thì không quay lại như vậy được. Nếu ngũ uẩn đã rã tan thì làm gì quay lại được. để mà sống lại.

Vì không rõ, nên tưởng đã chết rồi quay về. Đây là điều ngộ nhận, thật ra cái thức uẩn khi bỏ thân hư hoại thì không thể nào quay lại như một linh hồn trở về hay ra đi. Không có đi đâu và về đâu như một cái ngã gọi là linh hồn. Đây là ngoại đạo luận lý chứ không phải giáo lý truyền thống.Khi thọ tận thì thân hư hoại, ngũ uẩn tan rả theo duyên là tái sanh như nghiệp lực. Cái chết xảy ra cho thân là do thọ tận, do phước tận hay do hoạnh tử chết ngang. Thọ tận là do hạn xử dụng đã hết, giống như cái bóng đèn xử dụng đủ giờ thì đứt bóng. Thân người lão suy thì tan rã không xử dụng được nửa, hoặc do bệnh hoạn làm thọ tận. Phước tận là duyên hết, điều kiện duy trì sự sống của cái thân không còn thì phải chết cái thân, như đói khát và tai nạn xảy ra làm thân mạng phải chết. Hoạnh tử là chưa đến thời chết vì thọ tận hay phước tận, nhưng bị chết ngang vì tự sát hay cuồng tín mà bị tai nạn chết, khi đáng lý cái thân còn đủ duyên để sống một thời gian nửa. Dù ở trong tình trạng chết như thế nào thì cũng không thể sống lại. Những trường hợp sống lại là do chưa chết. Ngũ uẩn chưa tan rã. Nếu tan rã thì đã theo nghiệp mà tái sinh chứ không thể chui trở lại như một linh hồn chui vào xác chết. Cũng không có cái hồn chui ra thể xác như một vật có hình tướng. Nếu cái xác bị tan nát thì lấy chổ nào chui ra, chẳng lẽ "cái Hồn" cũng tan nát như cái xác hay sao ? Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảy lần gạn Tâm mà ông A-nan không thể trả lời là tâm ở trong thân hay ở nơi nào ẩn núp để chui ra. Nếu nói có cái tâm ẩn núp trong thân như một linh hồn để chờ cho thân chết thì chui ra là đang thuyết ngoại đạo tà giáo. Tà là lệch lạc. Đó là lời dạy lệch đi nên thành tà giáo chứ không phải chánh giáo. Nếu nói chết rồi thì thân diệt, mà không còn gì nửa thì rơi vào đọạn diệt duy vật. Đoạn diệt thì bác bỏ nhân quả nghiệp báo. Còn nói có cái hồn hay thần thức chui ra ,chui vô cái thân thì nói rằng có linh hồn thường kiến. Ngũ uẩn không phải có linh hồn như vậy. Đây là ngã chấp của ngoại đạo, phải hết sức cẩn thận, không nên lầm lẫn có cái chui ra như một linh hồn. Khi thân mất rồi thì nghiệp lực tái sanh ngay. Cái thời gian trung hữu là tùy theo nghiệp mà có ngắn dài khác nhau, nhưng đừng nên xem đó là có cái thân trung hữu là cái hồn chui ra từ cái thân của thây chết để trở thành cái thân trung hữu, rồi cái thân trung hữu này lại chui vào cái thân khác để tái sanh. Như vậy là theo lối kiến giải của bà la môn giáo ngày xưa, đức Phật đã hóa giải lối giải thích này là hư vọng. Tâm thức này là vọng tưởng của nghiệp thức, không phải là chơn tâm.
Có sự thật phải biết là chúng ta chưa chết cái thân người này thì chúng ta chỉ biết sự sống, chứ không thể nói về cái chết bằng ức tưởng của ngươi chưa mất cái thân. Vậy sống là gì ? Sự sống còn hay mất khi mất cái thân này ? 

Sự sống có còn không khi thân xác xương thịt này thành tro tàn ? Đây chính là vấn đề sanh tử việc lớn không thể không bâng khuâng muốn biết. Nhưng dù biết hay không biết thì chúng ta đều đang sống. Vậy cái đang sống có tất cả tương lai và quá khứ mà chúng ta có thể ngay bây giờ và tại đây lắng nghe và nhìn lại cái sống của mình là như thế nào. Nếu ngay bây giờ không biết sanh tử đại sự của mình và không có trách nhiệm với cái nghiệp đang sống của mình thì ức tưởng về một cái hồn đi về tương lai thì chỉ là chiêm bao mộng huyển. Ai cũng muốn có cái sống tự do giải thoát khỏi khổ não, nhưng nếu mình không có trách nhiệm với chính cái nghiệp của mình đang gieo và tứới tẳm ngay trong thân người này, thì mình cũng chẳng còn cơ hội gì, khi cái thân này nằm xuống mà có thể bay bổng như một linh hồn bất diệt để đi vào một cái gọi là thế giới vĩnh hằng của tà kiến duy vật. Một linh hồn chui ra khỏi thân xác như một vật siêu hình gọi là linh hồn, chính là tà kiến duy vật biến thể thành duy ngoại cảm. Vì không biết sự sống là gì, nên phải bám víu vào cái vật chất ẩn trong thân xác này là linh hồn như một niềm tin có cái vật đi về tương lai. Cái hồn như vậy là một cái vật sản sanh từ tà kiến ức tưởng. Tưởng rằng đó là Phật giáo thì sai lầm và vọng tưởng. Sống chết là việc lớn trong ngay đời sống này chứ không phải là ức tửởng siêu hình hay siêu vật chất. Ức tưởng có cái linh hồn là ức tửởng có một vật gọi là Hồn vía chui ra khỏi cái thân. Như vậy là tà thuyết ảo hóa chứ không phải có truyền thống từ kinh Phật. Nếu tìm trong kinh điển Phật giáo thì không thể tìm thấy có cái loại linh hồn như vậy đâu ! Nếu có cái chui ra như vậy là đã gặp Ngũ Ấm Ma. Xin hảy vào Kinh Thủ Lăng Lăng Nghiêm để xem vấn đề này.

Nói tóm lại, Sống & Chết là việc lớn của cái tại đây và bây giờ khi còn mang cái thân ngừời. Đạo không có Quả nơi người chết. Chết là cái xảy ra thừờng xuyên và liên tục nơi thân người. Không phải đến khi bỏ vào lò thiêu mới gọi là chết. Sống không tĩnh giác thì chính là chết. Người ta có thể mang cái thây chết còn thở để đi dạo chơi khắp nơi, mà không hề biết mình đang có sự sống là tâm chơn thật thường còn. Cái thân vẫn con tươi nhuận như một sinh thể an ổn, nhưng không có sự sống của hiểu biết thì chỉ là thây ma còn thở. Hiểu biết là sống, vô trách nhiệm là chết. Ai cũng thích tự do. Nhưng không có trách nhiệm với sự sống thì chỉ có ác nghiệp hiện hành, sống với ác nghiệp thì đang chết đi với sự sống đang là thân người khó găp. Gặp được thân người thì sinh thể đang sống trọn vẹn với trách nhiệm của một con ngừơi với chính bản thân mình. Bởi vì mình là sự sống đồng một thể với thế giới. Thế giới còn thì sinh thể còn đó. Vì vậy lẽ nào khi thân này tan tành trong lò thiêu thì sự sống lại biến mất thành hư vô hay sao ?..

Ai ai cũng có thân người đang sống, lẽ nào không biết gì về sự sống của mình và không biết gì về tha nhân với thế giới mà mình chung sống hay sao ? Sống chết là việc lớn vì là sự sống của tất cả chúng sanh đang biểu hiện trong nhau.

Đức Phật vì hạnh phúc của tất cả mà khai thị cho chúng sanh giác ngộ Sanh tử đại sự. Nếu các sinh thể không biết mình đang sống thì cái chết có cũng như không. Bởi vì Sống chết đều như giấc mộng khi sinh thể chưa biết, mình chỉ có trách nhiệm với một lần sống trong thân xác này thôi. Thân người qua rồi thì không quay trở lại với cái thân này nửa, cũng như gạo đã thành cơm rồi thì không quay ngược lại là hạt lúa được nửa.

Sống chết là việc lớn ! Vì sự sống không phải là cái thây chết. Sự sống có mặt khắp mọi nơi. Tai sao ? Nơi nào còn có thế giới thì còn có sự sống. Xin hảy giữ gìn và có trách nhiệm với sanh tử đại sự.

 

Minh Đức

theo tangthuphathoc

Các tin đã đăng: