Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là
quốc gia, dân tộc, đều không ngoài “báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ “.
Do bốn thứ duyên nầy mà tựu hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng
của chúng sanh sâu nặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết
oán thì nhiều, do đó mà luân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến
nay để oan oan tương báo, khổ không kể xiết.
Chúng
ta
nhờ nhiều đời vun trống thiện căn, nên nay được gặp
Chánh Pháp cho nên phải một lòng quy y Tam Bảo, nghe lời Phật
dạy, đoạn ác tu thiện.
Phật
dạy : “Tất cả các pháp là vô sở hữu, tất kính
không, bất khả đắc”. Cho nên phải giải trừ
hết tất cả những oán kết của những gì đã qua, nhất
là đối với những kẻ oán thù của ta, khi họ bị suy yếu
bịnh khổ. Chúng ta có thể xả bỏ thù xưa, giữ tâm
ý tốt hộ trì giúp đỡ họ, lấy ân báo oán, biến oán thành
thân dù sống trong biển nghịch mênh mang, chúng ta đã bước
lên con đường quang minh rộng lớn để lìa khổ được vui.
Nguyện
thường nghe Kinh niệm Phật, không cho gián đoạn, nhất tâm
cầu sanh Tịnh độ, tất được chư Phật hộ niệm, viên
mãn Vô thượng Bồ đề. Duy nguyện chư nhân giả y giáo
phụng hành, hãy luôn nghĩ như vậy.
II.
ĐỊA
CHỦ VÀ TẤT CẢ CHƯ QỦY THẦN CHÚNG
Phật
nói: “Nhứt thiết chúng sanh bổn lai thành Phật,
chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà không được chứng
đắc. Chúng ta ngày nay gặp được Chánh Pháp nên chí
thành quy y Tam Bảo, tuân theo giáo giới của Phật, sám trừ
nghiệp tội, nỗ lực tu hành; nếu như tùy thuận tuân
theo tham sân phiền não, tạo ác quấy phá, thật là đáng tiếc.
Đối với những người bịnh khổ suy yếu của nhân gian,
cần phải từ bi hộ niệm, chớ nên quấy nhiễu khiến họ
không an.
Nên
nhớ, nếu như chúng sanh không có Phật Pháp, biển nghiệp
mênh mông không thể thoát ly; thiện ác báo ứng như hình với
bóng, luân hồi đều do nghiệp lực dẫn dắt, hôm nay chư
vị tuy đoạ ác đạo vẫn có thể nắm bắt cơ duyên, nghe
Kinh niệm Phật, đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, lấy
tâm yêu thương chân thành hóa giải vô lượng oán thù, hộ
trì chánh pháp, nhất tâm cầu sanh Mi Đà Tịnh độ.
Đây
là nhân duyên trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được, duy nguyện
nhân gỉa luôn hiểu biết điều nầy để y giáo phụng hành.
Thích
TỊNH KHÔNG
Kính
khuyên
Ngày
… tháng … năm …
III.
Đệ
tử
…. (họ tên hoặc Pháp danh của người đọc)
Kính
thưa oan gia trái chủ từ lũy kiếp :
Mười
phương chư Phật , Mi Đà đệ nhất, cửu phẩm độ sanh, oai
đức vô cùng, nguyện cùng quy y sám hối tội chướng, phàm
được bao phước thiện, chí tâm hồi hưóng, nguyện cùng
niệm Phật, cảm ứng tùy hiện, kiến văn tinh tấn, đồng
sanh Cực Lạc, kiến Phật ngộ đạo, chuyển oán thành thân,
cùng làm pháp lữ (bạn Đạo) để cùng nhau chuyển biển nghiệp
thành Liên trì, như Phật độ sanh duy nguyện ngã lũy kiếp
oan gia trái chủ nghe Pháp mầu nầy, tín thọ phụng hành.
Đệ
tử Tam Bảo : (tên họ hoặc Pháp danh người đọc)
Đảnh
lễ
Thích
TỊNH KHÔNG
chứng
minh
Ngày … tháng … năm …
Rộng Mở Tâm Lượng
Trong việc tu học Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình,
có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương
pháp, trong Ðại Thừa kinh điển, chúng ta thấy các vị Pháp Thân Ðại Sĩ,
tức là những người đã minh tâm
kiến tánh, tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không bao trùm khắp
pháp giới. Chính vì thế cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh
trong hư không và các pháp giới đều bình đẳng.
Thế nào là bình đẳng? Vô niệm là bình đẳng, còn có niệm là không bình
đẳng. Phật trụ vô niệm, trong kinh Kim Cang có câu: "Ưng vô sở trụ, sở
trụ vô trụ". Vô trụ tức là Phật trụ, mà vô trụ là vô niệm.
Chúng sanh trong chín pháp giới còn chỗ để trụ. Ví như Bồ Tát trụ ở cảnh
giới Lục Ðộ. Duyên Giác trụ ở Nhân Duyên, Thanh Văn trụ ở Tứ Ðế, ngạ
quỷ ở cảnh giới tham, địa ngục trụ nơi sân, súc sanh trụ ở cảnh si mê.
Tâm của tất cả các chúng sanh này đều còn chỗ để trụ, để dính mắc. Nói
cách khác, tâm của chúng ta như thế nào thì cảnh giới của chúng ta như
thế đó. Phàm phu chúng ta muốn trụ nơi cảnh giới vô trụ của Phật là điều
không thể đạt được. Tuy nhiên Phật có truyền dạy cho chúng ta một
phương pháp vô cùng thù thắng và tiện lợi để có thể dự vào cảnh giới vô
trụ của các ngài, đó là pháp môn Niệm Phật. Bồ Tát trụ ở Lục Ðộ, quý vị
đã được nâng cao hơn đẳng cấp của Bồ Tát. Thế nhưng tiếng niệm Phật của
quý vị phải tương ưng. Thế nào gọi là tương ưng? Mỗi một tiếng niệm
Phật, quý vị phải trải lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sanh
trong hư không và lan rộng đến khắp pháp giới. Mỗi tiếng niệm Phật đều
vì lợi ích cho chúng sanh, đều mang lòng muốn ban vui cứu khổ đến mọi loại. Có người hỏi: "Tiếng niệm Phật
của chúng ta, thực tế có lan rộng đến hư không các pháp giới không?"
Khẳng định là được.
Trong kinh, Phật thường nói: "Tướng không rời tâm, tâm không rời tướng";
cái chân tâm của chúng ta nguyên gốc của nó rộng khắp hư không, trùm
khắp pháp giới. Sở dĩ tiếng niệm Phật của chúng ta không hội nhập vào
với hư không, vì chúng ta còn nhiều vọng tưởng, phân biệt và chấp trước
làm chướng ngại bản năng tự nhiên của mình. Nếu âm ba của tiếng niệm hội
nhập với âm ba của tâm (chơn tâm) lan rộng vào hư không, tiến sâu vào
khắp pháp giới, cho dù chư Phật thuyết pháp ở xa xôi bất luận nơi nào,
một khi tâm đã lắng đọng không còn chướng ngại, chúng ta vẫn có thể nghe
được âm thanh lời pháp của các Ngài rất rõ ràng. Vì tâm từ bi của các
ngài luôn trải rộng đến cõi Ta Bà này của chúng ta cũng như chúng sanh ở
các pháp giới khác. Ðây là sự thật, không hề hư dối. Vậy thì âm ba của
Phật có thể rộng khắp, âm ba của phàm phu chúng ta cũng có thể rộng
khắp. Cho nên mở rộng tâm lượng trong pháp môn Niệm Phật là một phương
pháp rất vi diệu, rất đặc biệt, thù thắng có thể khiến phàm phu trong
một kiếp được bình đẳng thành Phật.
Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được,
phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, họ cũng không thể giải thích
rõ cho chúng ta, vì có giải thích chúng ta cũng không hiểu (giống như ai
uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt, đắng ra sao).
Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế, những điều chúng sanh có
thể hiểu được các Ngài mới nói, nếu không hiểu, tuyệt đối không nói. Tóm
lại công phu Niệm Phật có đắc lực hay không, chúng ta có thể thấy, biết
qua cảnh giới của tâm lượng và sắc tướng của người đó. Một khi công phu
niệm Phật đắc lực rồi, chắc chắn trên gương mặt của quý vị luôn tỏa ra
niềm vui an lạc, tự tại, trong đạo Phật gọi là "pháp hỷ sung mãn".
Pháp Môn Nhị Lực
Quý vị được đọc kinh, sách, thường nghe nói đến những người tu hành
chứng quả A La Hán là hàng Thánh đã đạt đến mức chánh định, thân tâm an
ổn không còn thối chuyển. Tất cả những người do công phu thiền định mà
tâm không ô nhiễm chuyện buồn lo, thân xa lìa cảnh vui khổ của thế gian,
đều được chứng nhập vào cảnh giới Tam Ma Ðịa tức là cảnh giới không còn
sanh diệt.
Phàm phu chúng ta nếu còn một phẩm vô minh chưa dứt đoạn, muốn chứng vào
cảnh giới cao cấp này chỉ còn cách nương theo pháp môn niệm tiện lợi nhất, đó là Niệm Phật Cầu
Sanh Tịnh Ðộ. Chỉ cần sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, quý vị sẽ
chứng được cảnh Tam Ma Ðịa, tức là cảnh bất sanh bất diệt này.
Sự chứng đắc này thật ra không phải hoàn toàn do ở công phu của chính
mình mà do một phần Tha Lực của đức Phật A Di Ðà hỗ trợ, cho nên pháp
môn Tịnh Ðộ còn gọi là " pháp môn nhị lực". Nói một cách rõ hơn, Tự Lực
là năng lực của chính mình, y theo lời dạy của Phật mà niệm Phật để có
thể hàng phục những tập khí. Một khi công phu niệm Phật thành khối, nhờ
sức gia trì của Phật A Di Ðà sanh về thế giới Cực Lạc, vào được cảnh
giới phương Tây gọi là Tha Lực. Pháp môn Nhị Lực này là một pháp môn duy
nhất được chư Phật đề cập trong Tịnh Ðộ Tông.
Ngoài sự chứng nhập vào cảnh Tam Ma Ðịa còn đạt nhất thiết Ðà La Ni. Ðà La Ni là tiếng Phạn, người Trung Hoa dịch là Tổng Trì.
Tổng là hợp tất cả các pháp, Trì là giữ, làm theo tất cả giáo lý của
Phật. Nói theo danh từ hiện nay Tổng Trì Ðà La Ni là "toàn bộ nguyên
tắc dạy chúng ta làm tất cả điều thiện, xa lìa tất cả việc ác".
Hơm nay quý vị tựu về nơi này để niệm Phật cũng có thể gọi là Tổng
Trì Ðà La Ni, bởi vì suốt một ngày một đêm chỉ duy nhất giữ câu A Di Ðà
Phật, tất cả những vọng niệm suy nghĩ khác không còn nữa. Vọng niệm
không còn thì những việc ác không thể xảy ra. Như vậy là xa lìa tất cả
ác. Một câu vạn đức hồng danh, thiện pháp cao tột của thế gian và xuất
thế gian, chúng ta chấp trì từng câu liên tiếp không ngừng để tăng
trưởng thiện căn, đó là tất cả điều thiện. Ý nghĩa câu "đạt nhất thiết
Ðà-la-ni" là như vậy.