Hỏi đáp: Cách nhận diện “Sư giả”?
28/02/2010 10:26 (GMT+7)

Hỏi:

Vừa qua, báo đài đưa tin về loạn sư giả đang hoành hành khắp nơi trong nước, đặc biệt là địa bàn TP.HCM. Hiện chúng tôi được biết, Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM Trần Thành Long đã có buổi làm việc với Trưởng ban trị sự Thành hội Phật giáo (THPG) TP.HCM. Hòa thượng Thích Trí Quảng: “Trước mắt, về phía THPG sẽ kiến nghị giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức tuyên bố tạm ngưng mọi hoạt động liên qua đến truyền thống khất thực của hệ phái Nam tông và Khất sĩ, sau đó phổ biến cho Phật tử để dễ dàng nhận dạng sư giả. Về phía UBMTTQ TP.HCM, thông qua chính quyền, đoàn thể các cấp, kêu gọi người dân, nếu phát hiện ai mặc áo nhà chùa đi khất thực nhận tiền trên đường thì báo ngay cho công an địa phương để xử lý (Báo Người Lao Động). Chúng tôi nghĩ rằng khi địa bàn trung tâm TP.HCM bị động thì các sư giả sẽ chuyển hướng ngành nghề ra ngoại thành và các tỉnh lân cận. Vì vậy, kính nhờ quý Thầy chỉ rõ phương cách để nhận diện sư giả nhằm góp phần bảo vệ trật tư an ninh xã hội và giữ gìn sự trong sáng của Chánh pháp. (NGUYÊN PHÁP, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương; dungle69…@yahoo.com.vn)


Đáp:

Các bạn Nguyên pháp và dungle.. thân mến!

Nạn sư giả đi khất thực khắp nơi lợi dụng lòng tin của người Phật tử để lường gạt, làm mất uy tín giới Phật giáo… đang hoành hành hiện nay không chỉ ở TP.HCM mà tràn lan trên khắp cả nước. Ngoài loạt phóng sự điều tra về loạn sư giả ở TPHCM của báo Người Lao Động, báo Tiền Phong Online (ngày 19-8-2008) có đăng bài về nơi loạn sư giả của tác giả Phan Sáng phản ánh có đến hàng trăm người dân xã Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) chuyên nghề làm sư giả khất thực, quyên góp và bán hương giá đắt… để thu lợi bất chính cho cá nhân.

Và hiện nay, các cơ quan chức năng của chính quyền TP.HCM và THPG TP.HCM đã vào cuộc bằng các giải pháp cụ thể như “Chư Tăng hai hệ phái Nam tông và Khất sĩ ngừng khất thực. Phổ biển cho Phật tử để dễ dàng nhận diện ’sư giả’. Thành lập Ban Kiểm tăng phối hợp với chính quyền, các đoàn thể các cấp kêu gọi người dân, nếu phát hiện bất kỳ ai khất thực phi pháp thì báo ngay cho công an địa phương để xử lý”.

Đây là những nỗ lực cần có nhưng chúng tôi thiết nghĩ, không riêng THPG TP.HCM mà Giáo hội PGVN cần chỉ đạo các Ban trị sự tỉnh thành trong cả nước thống nhất phương án đoàn kết, chung sức dẹp trừ nạn “sư giả”. Bởi lẽ loạn “sư giả” đang tung hoành ở khắp nơi, và chắc chắn là “khi địa bàn trung tâm TP.HCM bị động thì các sư giả này sẽ chuyển hướng hành nghề ra ngoại thành và các tỉnh lân cận”.

Để dễ dàng nhận diện sư giả và kịp thời báo ngay cho các cơ quan chức năng địa phương xử lý, quần chúng nhân dân cần dựa vào các yếu tố sau.

Chư Tăng Ni thuộc hệ phái Bắc tông không tới khất thực, chỉ có mộ bộ phận chư Tăng thuộc hai hệ phá Nam tông và Khất sĩ (đắp y quấn, màu vàng hoặc vàng sẫm) mới đi khất thực. Vì thế các “sư , nào khất thực mà mang y phục Bắc tông tức mặc áo tràng (màu vàng, lam hoặc nâu) và các “sư ‘ nữ trùm khăn đều là “sư giả”. Đó là chưa nói đến khi Giáo hội chính thức ban hành lệnh tạm ngừng các hoạt động khất thực thì tất cả những ai ới khất thực ôều có thể xem là “sư giả”.

Khất thực đúng pháp vốn không nhận tiền bạc, chỉ nhận vật thực vừ đủ cho môt bữa ăn. Do đó, những khất thực mà nhận tiền bạc là phi pháp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nhận diện “sư giả vì họ rất chú trọng đến việc xin tiền bạc hơn là xin đồ ăn uống.

Thời gian khất thực đứng pháp là trong buổi sáng và chấm dứt trước 12 giờ trưa. Những ai khất thực kéo dài sau 12 giờ trưa đến chiều tối đề phi pháp là “sư giả”.

Hành vi của hành giả khất thực đúng pháp luôn đoan chánh, tuân thủ các oai nghi của người xuất gia như: Bước đi khoan thai, từ tốn; không nhìn ngang liếc dọc, chỉ nhìn xuống đất; không mở lời xin xỏ bất cứ điều gì; không đánh chuông, gõ mõ hay tụng kinh ồn ào để gây sự chú ý; tuyệt đối không bước vào nhà thí chủ, chỉ đứng ngoài cổng (đợi một lát nếu không được bố thí thì lập tức phải bước đi nhà khác)…

Dựa vào những tiêu chuẩn cơ bản về một hành giả khất thực đúng Chánh pháp như chúng tôi đã trình bày, các bạn sẽ dễ dàng nhận diện vị “sư giả” và báo ngay cho các cơ quan chức năng địa phương để xử lý.

Hiện nay, loạn sư giả không chỉ hoạt động ở lĩnh vực khất thực mà còn lộng hành hơn trong các lĩnh vực khác như lạc quyên, vận động (xây chùa, nuôi trẻ mồ côi, cứu trợ bão lụt) và bán hương với giá cực đắt (với lời biện hộ là để ủng hộ chùa) phần, các “sư giả” chuyên lạc quyết và bán hương đèn này lại mặc y phục chư Tăng Ni hệ phái Bắc tông. Họ sục sạo khắp các hang cùng ngõ hẻ từ thành thị cho đến nông thôn, bấm chuông kêu cửa xông vào tận nhà miễn cưỡng chào mời mua bán, gây phiền phức cho không ít người . .

Tất cả những hoạt động này của các “sư giả” ảnh hưởng nghiêm trọn đến uy tín Tăng Ni và Phật giáo nó chung, làm tổn thương niềm tin của hàng Phật tử. Vì thế, để bảo vệ Chánh pháp và giữ gìn trật tự an ni xã hội, tất cả chúng ta cần chung sứ và kiên quyết dẹp trừ tệ nạn này.

Chúc các bạn vững tin!

Nguồn: Báo Giác Ngộ số 449

Các tin đã đăng: