Ý nghĩa về việc đổi Bát vàng lấy Chân kinh trong phim Tây Du Ký
25/03/2014 20:45 (GMT+7)



“Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vị sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu ”

Nghĩa là:
“Một bát cơm nghìn nhà
Thân chơi muôn dặm xa
Chỉ vì việc sinh tử
Giáo hóa khắp xuân thu”

Theo giới luật nhà Phật, thì bình bát là một trong những vật quý giá nhất của một vị tỳ kheo. Mỗi vị tỳ kheo phải bảo vệ bình bát giống như bảo vệ tròng mắt của mình, vì bình bát tượng trưng cho tâm thanh tịnh, tinh khiết của một hành giả xuất gia, bình bát còn tượng trưng cho tâm từ bi bao la rộng khắp đối với muôn loài. 

Chúng ta là những người cầu sự an lạc giải thoát thì nên lìa bỏ thú vị trên đời, sống bằng khẩu lệnh "tam thường bất túc" (Ăn-mặc-ngủ thường không nên đầy đủ) chẳng những không nên để kẹt trong ngũ dục của thế gian mà còn tập theo hạnh xả ly, xả ly là một phương pháp tốt để đối trị lòng tham lam dù chỉ đơn thuần như ăn, mặc, ngủ … là một đệ tử xuất gia theo giáo lý phật đà, tài sản quý nhất đó là 3 y và bình bát.

Khi xem qua bộ phim Tây Du Ký, chúng ta ai cũng thấy Đường Tam Tạng quý bát vàng của mình như thế nào, khi bị A Nan, và Ca Diếp buộc phải đem bát vàng ra để dổi lấy chân kinh. Điều đó cũng đã làm cho không ít người trong chúng ta, ai cũng thắc mắc một điều rằng: Tại sao hai đệ tử lớn của Đức Phật đó là A Nan va Ca Diếp đều là những bậc đã chứng quả A-la-hán, nghĩa là không còn cấu nhiễm các pháp của thế gian, vậy mà họ vẫn còn mang tâm niệm muốn tranh đoạt bát vàng của Đường Tam Tạng. Tại sao suốt cả cuộc hành trình về xứ Phật, ta thấy bao điều tốt đẹp của chư vị Bồ Tát, vậy mà đến tập cuối của bộ phim lại xuất hiện những hành vi làm mất đi sắc đẹp và bản chất của Phật giáo như thế? Điều này khiến người xem đều cảm thấy bức xúc trước những hành vi như vậy.

Chúng ta là người phàm, mắt thịt đừng nên đánh giá vội vàng về A Nan và Ca Diếp như thế. Mà phải suy nghĩ xem tác giả Ngô Thừa Ân đang ẩn chứa những điều kì diệu gì phía sau màng kịch của bốn thầy trò Đường Tăng với A Nan và Ca Diếp.

Trở về với màng kịch, ta thấy bốn thầy trò Đường Tăng khi thỉnh được chân kinh nhưng cuối cùng là nhưng mẫu giấy trắng, vì chân kinh đã bị A Nan và Ca Diếp trao đổi điều bí ẩn này đã được Ngô Thừa Ân cất dấu phía sau của bức màng trí tuệ, cho nên đã làm không ít người đi đến kết luận chân kinh bị trao đổi vì sự tham lam của A Nan và Ca Diếp.

Đứng trên bình diện khách quan, mọi người chúng ta khi xem qua bộ phim đều nghĩ như vậy, nhưng thẩm sâu vào ý nghĩa của bộ phim thì không phải như thế, mà nó chuyển tải một trí tuệ siêu việt của phật giáo.

Ở đây ta có thể đặt ra câu hỏi; Tại sao kinh không có chữ? kinh không chữ ở đây muốn nói lên điều gì? tại sao bốn thầy trò Đường Tăng lại bị nhận kinh không chữ?

Kinh không chữ ở đây muốn nói lên, Tam Tạng chưa thâm nhập vào Phật tánh được, vì Đường tăng vẫn còn bị các pháp của thế gian ràng buộc, nghĩa là còn nằm trong phạm trù đối dãi của trần tục, vẫn còn cho bát vàng là quý, là kỉ vật của vua Đường ban tặng. Không buông xả các pháp thô hèn của thế gian, vẫn còn theo lối tư duy hữu ngã. Việc này cũng như khi nhận được chân kinh mà không hiểu giáo nghĩa của chân kinh, thì cũng như nhận những trang giấy trắng mà bốn thầy trò Đường Tăng đã nhận. Vì nhận được chân kinh mà không truyền trao được giáo lý Phật Đà theo chánh pháp thì cũng như không nhận, không nhận thì cũng đồng nghĩ với việc nhận những trang giấy trắng mà thôi.

Điều này cũng như một công ty quảng cáo về thương hiệu kem đánh răng, cho dù loại kem này thật tốt, khi đánh vào, răng trắng sáng và chắc khỏe, nhưng người quảng cáo thương hiệu lại là một người răng đen xấu xí, nói ra thì hơi miệng hôi hám. Như vậy người nhân viên đó có thích hợp với thương hiệu không, nhân viên đó có sức để thuyết phục khách hàng không?

Cũng vậy A Nan và Ca Diếp không trao chân kinh cho bốn thầy trò Đường Tăng mà trao những trang giấy trắng là vì những lý do đó.

Nhưng với trách nhiệm của một người “Tác Như Lai Xứ, trì như lai tạng", nên A Nan và Ca Diếp đã không dừng lại ngang đó mà các Ngài đã làm tròn trách nhiệm của mình: là khai ngộ cho bốn thầy trò Đường tăng, bằng cách làm cho bốn thầy trò Đường Tăng không còn sở chấp, không chấp có mà cũng không chấp không, không còn vật giữ và cũng không còn vật để giữ. Điều này đã thể hiện qua sự trao đổi bát vàng để đổi lấy chân kinh. Chánh pháp là như vậy, nên ngài buông xã bát vàng, nghĩa là không còn bị ràng buộc của các pháp thế gian, nên đã đi sâu vào Phật tánh, thấy rõ được các pháp vốn là không từ đâu đến, tất cả đều là không, tướng cũng không mà tánh cũng không, bát vàng cũng không, nên cũng không có sự trao đổi chân kinh, mà là sự buông xã các pháp của Đường Tam Tạng và sự ngộ nhận chân lý đối với giáo lý Phật Đà…và Đường Tam Tạng nhận được chân kinh chính là sự giác ngộ của mình. Vấn đề trao đổi chân kinh là như vậy…

Các tin đã đăng: