Cầu siêu là gì? Tại sao chúng ta phải cầu siêu? Thế nào là cầu siêu?
20/04/2010 03:11 (GMT+7)

Xem hình

Có người cho rằng cầu siêu là một cách mê tín của nhân gian chứ chẳng phải xuất phát từ trong Phật Pháp. Kỳ thật, tôi cho rằng người này có hai lý do mới nói rằng cầu siêu chẳng phải xuất phát trong Phật Pháp. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Lý do thứ nhứt là người này chẳng hiểu hai chữ cầu siêu là gì.

Lý do thứ hai là họ tự cho họ là hay, tài giỏi, để họ có thể khếch trương giáo pháp của họ đang thực hành cũng như đang theo, nhưng họ có hiểu rằng tất cả đều là Phật Pháp không? Vốn không hai cũng không khác, đều là giáo lý từ kim khẩu của đức Từ Phụ thuyết ra, hầu cứu vớt hết mọi loài chúng sanh. Tùy theo nghiệp thiện ác của họ đã làm mà phải chịu chiêu cảm quả báo, do lòng quá từ bi nên Phật không thể làm ngơ mà dùng đủ phương tiện để cứu vớt họ khỏi đọa vào ba đường ác( ba đường ác chớ chẳng phải là Tam Giới), nếu quý Phật Tử hiểu “ba đường ác chớ chẳng phải là Tam Giới” thì quý phật Tử đã hiểu rồi khỏi cần phải giải thích cầu siêu là gì nữa. 

“Cầu Siêu” cầu  là nguyện cầu tức là mong đợi, Siêu là xuyên suốt cũng tức là vượt khỏi. Hằng Quang tôi vốn chẳng được học nhiều lại còn ngu muội từ nhỏ, học nhiều nhưng cũng chẳng hiểu được nhiều, nhưng muốn cho Quý Phật Tử hiểu được lý này để tránh gieo nhân xấu về sau, nên mạo muội giải thích như vậy, hy vọng rằng quý Phật Tử hiểu được và đừng chê trách, vì đó là chữ dùng của tôi, xin thông cảm và hoan hỷ.

Chúng ta nguyện cầu hay mong đợi những gì? tức nguyện cầu cho những người thân quá cố hoặc bạn bè quen của chúng ta, xa hơn nữa là những người mà chúng ta chẳng quen biết, nhưng vì xót thương họ, vì họ mà làm những công đức để hồi hướng cho họ được nương vào phước lành đó mà sanh vào cõi lành. Siêu là vượt khỏi, vượt chỗ nào, tức là vượt khỏi ba đường ác.

Hầu hết những Kinh Điển đại Thừa đều có nói đến, hoặc dùng từ khác mà có người muốn lướt qua hoặc cố tình xuyên tạc như vậy. Hãy hỏi lại chính mình, đang làm gì? Đang nói gì? Người nói, cầu siêu không có lợi ích gì tức là tự mình phỉ báng Phật và đoạn giống từ bi, mà không phải là từ bi thì không cần phải nói nữa, vì họ đâu phải là tín đồ của Phật Giáo đâu mà thắc mắc đến lời nới của họ làm gì?

Bạn cho là không, tất cả đều không, đúng không? Vậy bạn tu thiền để làm gì? Dù tu thiền không chấp vào hình tướng gì để trực chỉ vào tâm. Nhưng đứng theo lý thì bạn cũng đang chấp là vì còn có cái không chấp ở trong bạn. Quý Phật Tử hiểu tôi chưa? Phật thuyết pháp suốt thời gian dài như vậy nhưng Ngài nói” Như Lai chưa hề nói một câu” Tất cả là ở đây. Đã giải thích toàn bộ 12 bộ kinh của Phật, mà chúng ta không cố gắng đọc cho kỷ mà lại phê phán những lời làm cho người mới học phật sanh tâm thối lui đây không phải là chuyện nhỏ. Quý Phật Tử hãy đọc cho kỷ Bộ Kinh Kim Cang thì sẽ rõ.

Đã nói tôi rất ngu, có lẻ hiện tại không ai còn ngu hơn tôi nữa, lời nói của tôi chẳng phải là gì cả, cũng không thể bắt quý Phật Tử phải tin theo, hãy làm những gì quý vị thấy thích và hoan hỷ thì cứ làm. Nhưng tôi ở đây xin hứa với qúy vị rằng nếu những gì tôi nói còn xuyên tạc hay hướng về một môn phái nào để nói thì tôi là người đại vọng ngữ.

Một khi quý Phật Tử vì một người nào đó làm việc lành để hồi hướng về cho họ cầu nguyện cho họ được thoát khỏi chốn khổ đau, đó là một việc làm rất tốt mọi người chớ gì những lời nói của người khác dù họ là người có chức vụ cao, được mọi người mến kính mà thối lui tâm tốt của quý vị, Hằng Quang tôi dám bảo đảm với Quý Phật Tử rằng khi quý cầu siêu thì người quá cố thật có phần lợi ích chớ chẳng phải là vô bổ, Bộ Kinh Hiếu của Phật Giáo ( Kinh Địa Tạng) đã dạy chúng ta như vậy. Không những chỉ hiếu với ông bà cha mẹ hiện tại mà còn là hiếu hết thảy cha mẹ trong đời quá khứ. Quý vị học Phật pháp chính đang hành đạo hiếu rồi đó. Tuy nhiên phải chân thật thì mới được.

Tuy nhiên, có làm việc cầu siêu cho người quá cố thì sớm làm trong 49 ngày thì phước đức lành đó mới mạnh, không phải nói như thế là qua 49 ngày mà làm thì không có công đức gì, mà công đức đó người quá cố gặt được rất ích, phần còn lại đều là về của người đang làm. Cho nên quý Phật Tử muốn cầu siêu thì sớm làm trong vòng 49 ngày. 

Vì theo Phật Giáo sau khi 49 ngày thì đã phân định, giống như phiên tòa ở nhân gian đã xử xong rồi. trong sáu đường phải đi, thì người đó sẽ theo nghiệp lực của chính họ mà sanh vào một trong sáu cõi đó. Cho nên làm công đức cầu nguyện cho người thân quá cố thì hãy làm trong vòng 49 ngày.

Còn chuyện giỗ cúng mỗi năm đó là vì nhớ đến công ơn của người đó mà tưởng nhớ thôi chớ thật thì người đó không được gì cả. Vì sao? Vì sau 49 ngày thì họ đã chuyển sanh vào một trong sáu cõi rồi, nói từ thường dùng đó là đi đào thai. Cho nên khi làm giỗ, quý vị hãy làm chay, như vậy mới thật là người con có hiếu, chớ chẳng phải làm giỗ cho lớn, giết gà làm vịt, heo mà gọi đó là hiếu, đó chỉ là vì sự mê lầm của người còn sống thôi, vì mặt mũi làm cho lớn, nhưng họ có biết rằng đâu những chuyện họ làm người chết đều phải vạ lay, có người nói, tại sao người chết phải vạ lay, người đó đâu có làm việc đó? Đúng vậy, ngừơi đó không chính tay làm nhưng vì họ nên những sanh mạng đó vì người đó mà bị giết nên đó là tội của họ phải mang, cho nên nói, thiếu đức sanh con ra chẳng hiểu được đạo, tưởng rằng làm như vậy là hiếu thảo với cha mẹ, nhưng kỳ thật họ chính trao cho người qua cố gánh thêm đá trên vai, cho nên hy vọng quý Phật Tử hiểu được điều này.

Điều cần thiết nhứt trong khi làm công đức cầu siêu cho người thân thì phải chí thành. Như vậy mới giúp được người thân của quý vị. Chỉ e rằng quý vị không thành tâm chớ đừng nghi ngờ rằng “ Không biết làm như vậy có giúp gì cho người chết không”, đừng nghi rằng chẳng được gì, mà hỏi lại mình có thành tâm không? có ân cần làm không? đó là từ tâm mình xuất phát ra chớ chẳng phải vì người khác bắt buột thì việc đó tôi không dám nói.

Dĩ nhiên tự mình còn sống làm là tốt như ở đây nói đến những người lúc sanh tiền không biết làm những việc thiên mà làm những việc ác. Có người nói, tôi không tin đọc tụng kinh điển mà có thể giúp người chết thoát khỏi ác báo. 

Quý vị không tin là chuyện của quý vị, dù tin hay không tin thì nó vẫn là như vậy. hãy dụng công chơn thật đi, thì sẽ hiểu chớ đừng tin hay không tin, vì tất cả đều là không có, thì sao có công đức hay không có công đức. chẳng phải chỉ có người chết nghe mà là tất cả đều biết., nhứt là người đó lại có đức hạnh thì công đức này không thể nào nghĩ bàn được.

Đừng vì một lời nói nào mà động tâm, sanh tâm nghi ngờ rằng việc làm mình có được gì không? Nếu là không thì làm để làm gì? Đúng vậy, việc làm mà không lợi ích gì thì làm để làm chi, có phí thời gian không. Mọi người đừng tin vào tôi, hãy đọc kỷ bộ Kinh Địa Tạng thì sẽ rõ, còn nếu như quí vị cả bộ Kinh Địa tạng mà còn nghi ngờ thì thật tội ngiệp cho quí vị, vì đó là do ma che mắt nên mới bảo rằng Kinh Địa Tạng là không phải do Phật nói, người sau đặt ra. Không những chỉ có người Trung Hoa nói như vậy mà người Việt cũng nói như thế.

Đây là thời gian mà Ma Vương chuyển sanh hoặc là quyến thuộc của họ để sanh vào thế giới này để bày trừ Phật Pháp, nếu như quí vị không có lòng tin với Phật nhứt định sẽ bị chúng chuyển tâm của quí vị. Ma cũng thuyết Pháp giống như Phật, chúng ta không có cách nào phân biệt được thiệt giả, tuy nhiên chúng nói được nhưng chúng không làm được, nghĩa là miệng nói được nhưng làm thì không. Cho nên giữa Phật và Ma khác là ở chỗ này.

Mọi người hãy thành tâm làm những việc mà quý Phật Tử thấy là tốt, an vui. Tôi chưa khai ngộ chưa có pháp nhãn nên không biết rằng công đức đó như thế nào, nhưng tôi có lòng tin đối với Phật Pháp, nếu không cao siêu mầu nhiệm cứu độ được chúng sanh như vậy thì sao gọi là Phật Pháp, từ bi ở đâu, không  có khả năng cứu được người xấu ác thì sao gọi là cứu khổ cho vui. Hãy tinh tấn lên đừng vì những lời nói vô tri mà thối thất.


Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Thích
Sa Di: Thích Hằng Quang chủ giảng - Bản Dịch của Viên Tịnh
Gia Đình Phật Tử Đại Đoàn Ấn tống 2006

Các tin đã đăng: