Nay vui đời sau vui
10/10/2014 22:43 (GMT+7)

    Tất cả mọi người đều tin như thế, và cũng chính nhờ tin như thế nên cuộc sống mới có diễn tiến và hạnh phúc mới được cải thiện. Người con Phật tin tưởng giáo lý nhân quả và nỗ lực cải thiện cuộc sống của mình theo những lời dạy của Đức Phật về thiện nghiệp. Đạo Phật hiểu rõ khả năng hoàn thiện của con người nên đề xuất lý thuyết hành động (nghiệp) nhằm giúp mọi người cải thiện cuộc sống của mình theo nghĩa chất lượng an lạc của đời sống ngày một nâng cao. Đạo Phật là con đường thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Nó nói với mọi người rằng làm thiện, không làm ác, là an lạc hiện tại và phúc lạc tương lai. Kinh Pháp cú dạy như vầy:

Nay vui, đời sau vui,
Làm thiện hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp thiện mình làm.


     Bài kệ mang tính thực nghiệm trên nói cho chúng ta biết răng nỗ lực làm lành tự nó đã co phần thưởng xứng đáng – một tâm lý an lạc hoan hỷ khi biết rõ mình làm diều tốt, điều thiện. Người con Phật cảm nhận được nội tâm an lạc hoan vui khi làm điều lành và chính điều này tạo niềm tin phấn khích cho vị ấy tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển các hạnh lành. Vị ấy nỗ lực làm điều lành, không chỉ vì hạnh phúc hiện tại trước mắt, mà còn vì an lạc tương lai, vì lợi ích đời này và đời sau. Quan điểm và thái độ này tỏ cho thấy Phật tử là người biết nhìn xa trông rộng. Việc tốt, việc thiện căn được nuôi dưỡng và phát huy thường xuyên, không chỉ vì lợi ích trước mắt mà còn vì tương lai ngày mai, không chỉ cho đời này mà còn cho nhiều đời sau.

       Thái độ sống biết thưởng thức hạnh phúc hiện tại mà không quên vun bồi công đức cho đời sau nói rõ nếp sống sáng suốt và đầy từ tâm của người con Phật đối với cuộc sống hiện tại và sự sống tương lai. Hẳn là người ta cần sửa soạn và để lại điều gì tốt đẹp cho các thế hệ mai sau, một khi đã may mắn đến với cuộc đời này. Người Phật tử nỗ lực vun trồng điều lành, bởi theo quan niệm của đạo Phật thì con người sau khi chết sẽ tiếp tục một đời sống mới ở một cõi giới nào đó may mắn hoặc bất hạnh tương ứng với hành động tốt hay xấu (nghiệp lục) mà người ấy đã tích lũy. Các hành vi bất thiện và lòng ham muốn thỏa mãn dục lạc của con người ngày nay đang làm cho cuộc sống hiện tại trở nên khốn đốn, cùng lúc dự báo sự sống bất an đối với các thế hệ tương lai. Không ai bảo đàm được một môi trường sống vừa trong sạch vừa có đủ tài nguyên cho các thế hệ mai sau, một khi cuộc sống hiện tại của con người quá thiên nặng các mục tiêu hưởng thụ xa xỉ. Người con Phật phát nguyện bỏ ác làm lành, dống chừng mực tri túc ở đời, tức là vị ấy đang theo đuổi một nếp sống an lạc, sáng suốt, tỏ rõ trách nhiệm to lớn đối với cuộc sống hiện tại và sự sống tốt đẹp ở tương lai. Vị ấy tìm thấy an lạc trong nếp sống tri túc, làm lành, không bị thôi thúc bởi các động cơ dục lạc và do đó không dự phần vào việc làm ô nhiễm hay làm cạn kiệt các nguồn lực duy trì sự sống trên hành tinh. Vị ấy sống hôm nay mà biết lo nghĩ cho ngày mai. Đây là thái độ tâm linh cao cả mà người con Phật thể hiện trên cuộc đời, nhờ tin tưởng và thực nghiệm được các niềm vui tâm linh hướng thượng thông qua lời Phật dạy.

        Đức Phật khuyên mọi người sống làm điều lành để có được cuộc sống hạnh phúc trong hiện tại và để thiết lập phúc lạc cho đời sau. Ngài nhấn mạnh sự kiện làm lành để được hưởng phúc lạc đời sau, cùng đồng nghĩa với việc người ta cần sửa soạn tốt cho sự sống tương lai bằng công đức thiện nghiệp. Ngài chủ trương sống làm lành trong mọi trường hợp và ví người làm điều lành giống như một người thưởng thức một hợp chất sinh tô gồm có lạc, mật,thực tô và đường trộn lẫn với nhau; trong khi uống, người ấy thích thú về sắc, về hương, về vị; sau khi uống, người ấy sẽ được an lạc lâu dài. Những lời Phật dạy sau đây nói rõ thái độ sáng suốt của người con Phật trong việc hoạch định một cuộc sống an lạc hiện tại và phúc lạc tương lai:

Này các Tỳ-kheo, đây là pháp hành hiện tai lạc và tương lai quả báo cũng lạc. Ở đây, này các Tỳ-kheo, có người với lạc, với hỷ, từ bỏ sát sanh và do duyên từ bỏ sát sanh, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ lấy của không cho, và do duyên từ bỏ lấy của không cho, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ các tà hạnh trong các dục, và do duyên từ bỏ các tà hạnh trong các dục, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nóilời vọng ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời vọng ngữ, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ,từ bỏ nói lời hai lưỡi, và do duyên từ bỏ nói lời hai lưỡi, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ ác ngữ, và do duyên từ bỏ nói lời ác ngữ, cạm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, từ bỏ nói lời phù phiếm, và doduyên từ bỏ nói lời phù phiếm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có tham ái, và do duyên không có tham ái, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, không có sân tâm và do duyên không có sân tâm, cảm thọ lạc và hỷ; với lạc, với hỷ, có chánh kiến và do duyên chánh kiến, cảm thọ lạc và hỷ. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên thiện thủ,Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỳ-kheo, ví như lạc, mật, thục tô và đường trộn lẫn với nhau. Rối có người đi đến bị bệnh kiết lỵ. Và có người nói với người ấy như sau: “Này bạn, đây là lạc, mật, thực tô và đường trộn lẫn với nhau. Nếu bạn muốn, hãy uống. Trong khi uống, bạn sẽ được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, bạn sẽ được an lạc”. Người kia có thể uống, sau khi suy nghĩ, không có từ bỏ. Trong khi uống, người kia được thích thú về sắc, về hương, về vị. Sau khi uống, người kia được an lạc. này các Tỳ-kheo, Ta nói pháp hành này giống như ví dụ ấy, tức là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo cũng lạc”*.

* Đại kinh Pháp hành, Trung Bộ

Các tin đã đăng: