Hòa bình bắt đầu từ trong tâm. Bất cứ ai muốn sống một cách hòa bình
phải bắt đầu hành động trên việc làm tĩnh lặng tâm thức, tư tưởng và lo
lắng. Có nhiều kỷ thuật để làm như thế; dĩ nhiên một trong những điều
này là thiền tập.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)
Con
người mong ước từ trong tiềm thức cho hòa bình, thế thì tại sao họ đánh
nhau? Tại sao luôn luôn có những nhóm người này chiến đấu với nhóm
người nọ? Hoàn cảnh như thế này đã và đang diễn ra từ buổi sơ khai của
nhân loại. Suy nghĩ sâu xa về chủ đề sẽ đưa chúng ta thấy một sự ngớ
ngẫn trong hoàn cảnh này.
Xin hãy bỏ ra một vài phút để suy tư trên những ý kiến sau đây.
Nhân loại là gì? Có một cái máy, một thân thể, nó sống động, do bởi tâm
linh làm cho nó có sinh khí. Bây giờ tôi không đi vào vấn đề tại sao
nó được hình thành và nó hình thành như thế nào. Thân thể của tất cả
mọi người trên Trái đất này được xây dựng cùng cách giống nhau, và được
làm từ những nguyên tố giống nhau. Không có thân thể nào được làm nên
từ những kim loại quý giá hơn những thân thể khác.
Rồi thì có tâm linh (tâm bản nhiên). Không phải có nhiều tâm linh,
mà chỉ có một tâm linh vô hình đầy ấp cả vũ trụ (tàng thức). Nó cũng
là tâm linh phủ đầy và hành hoạt tất cả những thân thể trong vũ trụ.
Không có tâm linh nào vượt trội hơn tâm linh nào, bởi vì nó là sự biểu
hiện của cùng một tâm linh qua tất cả những thân thể.
Thật sự, mỗi thân thể nhìn khác nhau, nhưng tuy thế chúng được làm
cùng nguyên tố. Có một sự khác nhau trong cách mà não bộ và hệ thống
thần kinh thể hiện, điều ấy có nghĩa là có một sự khác nhau trong cách
mà tâm linh có thể biểu hiện qua mỗi thân thể. Một số não bộ và hệ
thống thần kinh chuyển tải chúng một cách dễ dàng hơn và trôi chảy hơn
năng lượng của tâm linh và một số khác chuyển vận không quá dễ dàng. Nó
giống nhau như điện năng. Điện năng hiện tại trôi chảy nhanh hơn và ít
chướng ngại qua một số kim loại nào đấy hơn những thứ khác.
Giữa thân thể và tâm (tâm bản nhiên) có cá tính hay tự ngã. Nó
hình thành sự hiện hữu giữa tâm linh và thân thể, khi hai nhân tố này
hợp nhất. Tôi không đi vào những giải thích nó là gì và nó đi đến hình
thành như thế nào, ngoại trừ nói rằng tâm linh thanh tịnh biểu hiện và
thấy thế giới qua biểu hiện cá tính này. Nó giống như nhìn thế giới qua
một loại mắt kính nào đấy, và ở đây bắt đầu tất cả những rắc rối của thế
gian này.
Cá tính, mà nó là tự ngã, được cấu thành bởi tư tưởng, ý kiến, thói
quen và kí ức. Một con người sống trong một xã hội nào đấy lớn lên
trong ý tưởng và tin tưởng của xã hội này, bất chấp những ý tưởng này là
tích cực hay tiêu cực, đúng hay sai.
Người ta luôn luôn cảm thấy hiện hữu là một thành phần của một xã
hội, bộ lạc, quốc gia, xứ sở hay tôn giáo nào đấy, và hiếm khi thay đổi
những ý tưởng và niềm tin của họ. Sau này, khi họ lớn lên, họ gia nhập
một nhóm, đoàn thể hay phường hội nào đấy, ủng hộ những đội thể thao nào
đấy và tham gia những xã hội, đảng phái hay những nhóm khác. Những
người cùng ý tưởng và niềm tin thường tham gia và thống nhất với những
người có cùng ý tưởng và niềm tin. Nếu niềm tin của họ là tích cực hay
vô hại, điều ấy tốt thôi. Rắc rối bắt đầu khi họ tập trung quá nhiều
trên những sự khác nhau giữa giữa họ, là điều đôi khi đưa đến những vấn
nạn, mâu thuẩn và bạo động. Họ quên tính nhất quán chân thật như một bộ
phận của một tâm (tâm bản nhiên), và tập trung trên những cá tính và
đoàn thể tính.
Giả sử hai em bé được sinh ra trong một gia đình nào đấy, và một
đứa được cho làm con nuôi bởi một gia đình trong một xứ khác hay một tôn
giáo khác. Mỗi đứa bé lớn lên trong một xã hội khác nhau, với những
niềm tin khác nhau, mục tiêu và thái độ khác nhau, tuy thế cả hai đứa bé
là anh em ruột của nhau. Chúng trưởng thành và thấy thế giới trong
những cung cách khác biệt nhau hoàn toàn, và thậm chí chúng có thể chiến
đấu với nhau trong một ngày nào đó, như những công dân của hai đất nước
hay những thành viên của những tôn giáo khác nhau. Nó không là buồn
cười, ngớ ngẫn, lố bịch, nhưng tội nghiệp và vô lý chứ? Điều này là tất
cả những gì xuyên qua cung cách mà chúng được nuôi dưỡng, và đến phương
cách mà tâm thức, tư tưởng, niềm tin chúng được nắn gọt hình thành.
Khuynh hướng con người nên được sinh khởi bên trên tự ngã, bên trên
tư tưởng và niềm tin. Chúng ta phải nhìn thế giới qua những con mắt
của tâm linh (tâm bản nhiên) mà không phải qua con mắt của tự ngã. Từ
quan điểm của tâm, tự ngã chỉ là một vọng tưởng và là tạm thời. Tại sao
chúng ta phải bị làm nô lệ bởi những tư tưởng mà nó đến và đi? Tại
sao chúng ta nên chấp nhận những tư tưởng và niềm tin nào đó và phủ nhận
những thứ khác? Tư tưởng giống như những đám mây bay qua bầu trời.
Chúng ta là bầu trời, không phải là những tư tưởng. Chúng ta là một với
những người khác trên thế gian này, một phần không thể tách rời với Một
Tâm Linh (tâm bản nhiên).
Hòa bình và tự do thật sự đến từ bên trong, khi chúng ta có thể
vươn lên bên trên tâm thức, bên trên tự ngã, và có thể sống trong Tâm
linh (tâm bản nhiên) và nhìn mọi thứ từ những con mắt của Tâm Linh này.
Chúng ta có thể làm điều ấy. Chúng ta có thể bắt đầu hôm nay. Làm thế
nào? Bằng việc thay đổi cung cách suy nghĩ, bằng việc làm những sự
thay đổi bên trong, bằng hành động nội tại và qua thiền quán. Tôi hy
vọng rằng nhiều bài viết trong www.SuccessConsciousness.com có thể hỗ
trợ trong sự hướng dẫn này ngay cả chỉ một ít thôi.
--
Peace
Begins In The Mind
By Remez
Sasson
Tuệ Uyển
chuyển ngữ - 22/06/2010
http://www.successconsciousness.com/peace_begins_mind.htm
Theo DPNN