Đức Phật giảng muôn pháp, cũng là mong chúng sanh thực hành buông mọi hư vọng. Khó tìm thấy pháp nào nằm ngoài đời sống, và mọi tướng trạng của pháp đều hư vọng, thế nên sống là một quá trình buông.
Người phật tử chân chính không bao giờ sử dụng ngôn ngữ mang tính cách hại người, không gieo rắc đau khổ đến với bất cứ một ai, mà chỉ nên nói những lời có ích, chân thật mang lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Như vậy, trong cuộc sống, không thị phi là hoàn thiện nhân cách sống của người phật tử. Vì thế, không nói lời thị phi phải quấy là một điều khó mà chúng ta ai cũng phải hoàn thiện chính mình bằng thân, miệng, ý.
Lòng ham muốn sắc dục rất mãnh liệt, vì đó là bản năng mạnh thứ hai của con người. Bản năng thứ nhất là tham sống sợ chết. Bản năng thứ hai là hưởng thụ luôn thúc bách con người tìm kiếm lạc thú; lạc thú cao nhất là ân ái nam nữ. Phật dạy: "Nếu có thêm một cái thứ hai nào hấp dẫn như sắc dục, thì chúng ta khó có thể tu đến giác ngộ, giải thoát".
Phật dạy 20 điều khó, không mang một sắc thái bi quan hay chán chường mà nhằm chỉ dạy cho chúng ta phải ý thức rằng sự sống này là phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống, trên nền tảng của nhân quả. Và chúng ta phải cố gắng, rèn luyện nhân cách, đạo đức tâm linh, để vượt lên trên những gì tầm thường của thế gian.
Trước khi nói đến các tượng Hộ pháp, xin nói sơ qua đồ thờ. Đồ thờ của người Việt đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể phân loại chúng dựa trên cơ sở chiều dọc và chiều ngang của lịch sử. Từ đó tạm gọi đồ thờ là những vật được gán cho một yếu tố tâm linh nhất định nào đó, thông qua đồ thờ con người muốn biểu hiện lòng thành kính cũng như ước vọng của mình với các đấng thần Phật, các đấng thiêng liêng.
“Tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các vị Tỳ-kheo, các chúng khác không có quyền biết đến?”, HT.Thích Phước Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, một trong những vị giáo phẩm uyên thâm Luật tạng đã khẳng định ý kiến đó không có cơ sở theo tinh thần Phật giáo. Hòa thượng giải thích:
Cốt tủy của mọi pháp hành theo Phật giáo là thành tựu giới-định-tuệ. Thông thường quan hệ giới-định-tuệ được ghi nhận theo hình tháp, trong đó giới là nền tảng, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Thực tiễn thì quan hệ giới-định-tuệ sinh động hơn, luôn tương tác lẫn nhau, có mặt trong nhau và hỗ trợ lẫn nhau theo cách tức giới, tức định, tức tuệ.
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức. Vậy làm thế nào để tích đức ngay cả khi không có điều kiện vật chất? Hãy cùng xem 17 cách tích đức không tốn một đồng mà vị Lão Hòa Thượng dạy dưới đây để hành theo!
(Bài giảng tại Học viện Phật giáo - TP.Hồ Chí Minh) Chúng ta tu, dành thì giờ đọc kinh, sám hối, niệm Phật, tham thiền. Thầy muốn nhắc Phật tử tham thiền rằng phần nội dung quan trọng hơn, không phải tham thiền chỉ là ngồi yên. Ngồi yên để trở thành vô tri vô giác như gỗ đá là sai. “Tham” là chúng ta tham cứu, tìm hiểu vấn đề gì để thực tập việc đó.
Trên cõi đời này, tất cả chúng ta dù lớn hay nhỏ, ai cũng như ai đều thấy mình (bản ngã) là quan trọng; cho mình là trung tâm của vũ trụ, nên xem thường mọi người và muốn mọi người quí trọng mình, hướng về mình. Đó là cái bệnh rất lớn làm cho con người đau khổ.
Các tin đã đăng: