Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) được Phật tử rất quý trọng như Mahamangala Sutta- Kinh Đại Cát tường. Người ta nói rằng, Đức Phật đã thuyết giảng những sự cát tường thật sự lý tưởng ra sao cho một vị thần nào đó khẩn cầu giải nghĩa. Cuối cùng Đức Phật mô tả tỉ mỉ 38 điều cát tường được gọi là siêu việt nhất. Đây là Kinh đầu tiên và nổi tiếng nhất trong mười một Minh Hộ Kinh ( paritta sutta) được ấn định trong Phật giáo. 15 câu kệ tiếp bằng tiếng pali được ghi nhớ và tụng niệm không chỉ để bảo vệ tránh khỏi những sự nguy hiểm mà còn là phương tiện nhằm thành tựu mỹ mãn mọi mục đích khó khăn
Người tu theo đạo Phật phải có sức mạnh tinh thần để cải đổi những tâm niệm, hành vi, ngôn ngữ sai lầm trở thành chân chánh. Chính khi đứng chắp tay tụng kinh hay lễ Phật, chúng ta cũng thấy biểu lộ đầy đủ ý nghĩa này
Đức Phật đã dạy chúng ta tu thập thiện cốt là để tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này được an vui, và kiếp sau cũng được giàu sang, sung sướng, thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy Hành thập thiện đem lại lợi ích vô cùng to lớn.
...Sống trên đời con sẽ thấy đối nội và đối ngoại đều quan trọng cả. Đối nội thì mình phải trong sáng, hồn nhiên, bình lặng. Đối ngoại thì mình phải thương yêu, giúp đỡ, hòa thuận với mọi người...
Mấy ngày trước, có một đồng tu đến kể với tôi rằng ông gặp một câu hỏi khó như sau: “Các vị là người học Phật, vậy chân thật có Phật hay không? Anh đã bao giờ thấy Phật chưa?”
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề. Như mỗi khi có một cơn giận hay buồn lo nào, chúng ta thường được nhắc nhở hãy dùng chánh niệm để tiếp xúc với cơn giận ấy. Và rồi với năng lượng của chánh niệm, những khó khăn ấy sẽ được chuyển hóa.
Quán sát kỹ, thấy được việc cần làm và không còn sai lầm là giai đoạn cuối của Bồ-tát thập hạnh, tròn được hạnh gọi là chân thật hạnh của Bồ-tát. Và khi thành tựu trọn vẹn các sở hành của Bồ-tát thập hạnh thì bước qua giai đoạn cuối của Hiền vị là thập hồi hướng.
Mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết. Nên nói: "nợ cao như núi". Ðó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch. Ðó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao; đem tiền cho vay, họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chiụ thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra đặng.
Ta phải luôn luôn giác tỉnh để tự giải thoát khỏi Luân Hồi, và sự cứu thoát này phải do chính cá nhân mình. Ta không thể trông cậy vào bất cứ một sức mạnh hay tác động nào từ bên ngoài để giúp ta đạt được Niết Bàn.
Các tin đã đăng: