VÔ THƯỜNG
01/02/2010 11:58 (GMT+7)

Vô thường (Anitya), tiếng Phạn là A-Nhi-Dat. Tất cả các Pháp thế gian, sinh diệt trôi chảy, một sát-na không ngừng nghỉ, gọi là Vô Thường. Vô Thường có hai nghĩa : 1)- Sát-Na vô thường, chi sự biến hoá từng sát-na có sinh, trụ, dị diệt. 2)- Tương tục vô thường, chỉ trong một kỳ có 4 tướng sinh, trụ, di, diệt nối tiếp nhau.

Đức Phật cũng đã chỉ rõ và định nghĩa hai chữ Vô Thường là : “ Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi hư hoại- đều là vô thường”. Vậy vô thường  nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái nhất định ; luôn luôn thay hình đổi dạng ; đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã....Đạo Phật gọi những giai đọan thay đổi của một vật là : Thành, Trụ, Hoại, Không (hay sanh, tru,ï di, diệt.) Như một làn sóng khi mới nhô lên gọi là thành (hay sanh), khi nhô lên cao nhất thì gọi là trụ ; khi hạ dần xuống thì gọi là hoại (hay dị), khi tan rã thì gọi là không (hay diệt). Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt bụi, đến lớn như trăng, sao, đều phải tuân theo 4 giai đoạn đó cả  nên gọi là Vô Thường.

Bây giờ quí vị hãy cùng tôi quán chiếu lại chính mình xem cái thân, tâm và cái hoàn cảnh chúng ta đang sống, tự soi sáng lại mình và tìm hiểu thi sẽ rõ : “Thân tôi mạnh khoẻ luôn, trẻ đẹp mãi cuộc đời giống như một bức tranh tuyệt đẹp...” Đấy là quan niệm nông nổi của một số thanh, thiếu niên  nam nữ, quá yêu chuộng thân thể, họ sống một cách vô tư, cứ tưởng thân mình trẻ mãi không già. Không ngờ rằng nó già, nó chết, từng giây từng phút. Hãy đọc câu thơ său đây của người xưa để lại :“Quân bất kiến, cao đường minh cảnh bi bạch phát !

Triều như thanh ti, mộ như tuyết ?” Tạm dịch :

Anh không thấy cha già soi gương buồn tóc bạc !

Sớm còn như tơ xanh, tối đã trắng như tuyết ?”..

Vạn vật trên không gian này đều là tướng di động biến thiên, không một vật nào tạm yên và đứng nguyên một trạng thái. Sự di động biến thiên ấy gọi là vô thường. Vô Thường là một lẽ bao trùm trên vạn vật. Đã có vô thường phải có biến hoại (khổ), đã biến hoại phải bị diệt mất (không). Ba trạng thái này luôn luôn liên hệ mật thiết với nhău. Đã thừa nhận vô thường là thừa nhận  KHỔ, thừa nhận khổ phải chấp nhận KHÔNG. Vạn vật cứ như thế mà diễn tiến liên miên bất tận.

Đời là vô thường ! Vạn vật vô thường, chúng sanh vô thường, con người thân, xác cũng vô thường,. Chúng ta mỗi người đều là vô thường, nếu chỉ gặp một tích tác nghịch cảnh nào đó thì hồn lia khỏi xác. Thế mà hầu hết mọi người đều sống trong trạng thái đua chen về danh vọng, sác dục, tiền tài, chảng qua vì mồi con người sinh ra sống chung trong một xã hội vô cùng phức tạp và hỗn loại, ganh đua cũng chỉ vì cái tâm Tham, Sân, Si, Mạn nghi, Ác kiến.

Nếu kể chi ly có đến 84.000 thứ trần lao phiền não. Các thứ đó gọi chung là Tập Đế. Do si mê không biết chân tâm như thật nên khởi tham ái  thân tâm. Bởi tham ái thân tâm nên tham cầu mọi sự khoái lạc, gặp sự chống đối liền khởi tức giận. Do ái ngã nên khinh khi lấn lướt người. Bởi si mê nên nghi ngờ lẽ thực mà khởi kiến chấp tà ác. Tụ hợp những nguyên nhân mê lầm tạm bợ làm ngã, quả thực là nhân của khổ. Nên gọi là Tập Đế hay Khổ Tập.

Muốn cho quả khổ tan hoại, ta chỉ cần đập thảng nơi tập nhơn. Tập nhơn đã tiêu diệt gọi là Diệt đế hay Khô diệt. Bởi Tập nhơn là nguồn si mê, biến hoại, nên khi diệt sạch chúng thì, trí tuệ phát sinh, nhân sinh diệt cũng phải chấm dứt. Thế là chứng tứ quả Thành Văn được tịch diệt Niết Bàn.

Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đău khổ vì mầu sắc tốt xấu, vì tiếng khen chê, vị mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân vừa ý, Nay chúng ta uống thuốc “giáo lý vô thường”, để trừ bệnh tham ái và tiến tới sự an tịnh của tâm hồn.

Biết được vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh đổi thay bất ngờ. và có thể lạnh lùng trước cảnh ân ái chia ly. Biết vô thường, con người giám hy sinh  tài sản, sanh mạng để làm việc nghĩa. Biết vô thường con người mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả trá và sáng suốt đi tìm những cái vui chân thật, cái tánh chân thường vẫn có, nhưng nó nằm bên trong những giả dối tạm bợ, vô thường của cõi đời này, nên chúng ta không thể thấy được. Khi chúng ta đã cương quyết gạt bỏ cái vỏ giả tạo ấy. Thì tất nhiên cái giá trị chân thật, cái hạnh phúc chân chính, cái Phật tánh sáng suốt, chắc thật muôn đời sẽ hiện ra./.  

Cư Sĩ  Tuệ Minh Đạo NGUYỄN ĐỨC CAN

Các tin đã đăng: