Phương pháp giải quyết triệt để nỗi khổ tâm
06/12/2013 18:08 (GMT+7)



Khi có thái độ giác ngộ cống hiến, tâm Bồ-đề tuyệt đối thanh tịnh, thì bất kể những gì bạn thực hiện hằng ngày, chúng tự nhiên mang lại lợi ích. Tương tự, sự thực tập thiền của bạn cũng trở nên thành công và thoát khỏi thất vọng. Ngược lại, nếu thường xuyên hành thiền với quá nhiều mê tín, với kỳ vọng dễ dàng chứng đạt quả vị cao nhất của giác ngộ, thì đó là một điều sai lầm; bạn sẽ mắc bệnh tâm lý ngay từ lúc bắt thực tập. Khi khởi đầu với tâm bệnh, bạn chỉ có thể chấm dứt căn bệnh đó. Tất nhiên, sự cống hiến hằng ngày trong cuộc sống của bạn với toàn bộ thân, miệng và ý cho người khác là một trong những điều khó khăn nhất, nhưng nếu có khả năng thực hiện, thì cuộc sống của bạn tự nhiên có mục đích. Khi cuộc sống của mình có mục đích, bạn tự nhiên có được sự thỏa mãn và hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực đến từ bên trong, từ thái độ tâm lý của bạn, chú không đến từ bên ngoài hoặc từ sự tập trung vào một đối tượng duy nhất.


Ở phương Tây, thiền mới được phổ biến gần đây. Hầu hết mọi người đều đã nghe biết điều này và nhiều người thử thực tập thiền, nhưng nếu bạn quan sát kỉ tại sao những người này thực tập thiền, lý do họ nổ lực thực hiện nó, thì có một vấn đề phát sinh. Tất nhiên, bạn có thể đặt vấn đề tương tự trong mối liên quan tại sao mọi người thực tập theo một tôn giáo nào đó. Nói chung, những người thực tập thiền hoặc đi theo con đường tâm linh bởi vì họ muốn có hạnh phúc, nhưng theo quan điểm Phật giáo đại thừa, có đạt được kết quả như mong muốn hay không, phần lớn tùy thuộc vào sự thực tập thiền định của bạn dựa trên thái độ tâm lý hoặc động lực thúc đẩy. Đối với thiền hoặc bất cứ triết học tâm lý ứng dụng nào khác nhằm mang lại hạnh phúc, nó phải được thực hiện theo lý do chính đáng.


Nhiều người nghỉ rằng thiền là ngồi một chỗ không làm gì hết trong khi tâm của bạn vui đùa với một dối tượng. Đó là quan niệm sai lầm. Tâm của bạn vui đùa với một đối tượng, cố gắng tập trung là chưa đủ. Tất nhiên, tôi hiểu cách thức suy nghỉ đó. Tâm của bạn trở nên mệt mỏi vì bạn đã từng nghe quá nhiều điều, quá nhiều triết lý, quá nhiều cái này cái nọ và những thứ khác đến nổi bạn chỉ muốn có một chút an vui, một chút yên tỉnh,  nên bạn mới nghỉ đến sự tập trung vào một đối tượng duy nhất sẽ mang lại thanh thản cho mình. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ.


Thiền là một phương tiện. Điều quan trọng nhất là động lực thức đẩy của bạn trong việc ứng dụng phương tiện đó, thực tập thiền; cách thức bạn sử dụng nó. Đó mới là quan trọng. Ngược lại, có nguy cơ thiền định của bạn chỉ đơn thuần sẽ trở nên một lề thói vô cảm, cách mà một số người thường đi nhà thờ vào chủ nhật. Họ không quan sát động lực thúc đẩy của mình; họ chỉ đi mà thôi. Không những ở phương Tây, mà người phương Đông cũng thế. Họ đi đến chùa chỉ bởi vì thấy mọi người cũng đến chùa, bởi vì đó là phong tục địa phương. Thiền hay thực tập tôn giáo với lý do này là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.


Tương tự, thực tập thiền chỉ để kinh qua hạnh phúc thế tục, chỉ để khiến đời này được vui vẽ, thì cũng sai lầm. Đó chỉ là một kết quả bé nhỏ, ích kỉ và thiếu chuẩn mực. Nếu tất cả những gì bạn cố gắng thực hiện chỉ để đời này trở nên tiện nghi, thì kết quả quả bạn chẳng có gì đáng giá. Thông thường, nhiều người nghỉ rằng mục đích của thiền là khiến cho tâm hồn trở nên yên tỉnh và an vui, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Tất nhiên, khi tạo ra không khí yên tỉnh và an vui, bạn có thể hợp nhất tâm mình và khiến nó trở nên yên tỉnh và an vui, nhưng đó không phải là giải thoát. Giải thoát là hoàn toàn vượt ra khỏi tâm buông lung, ích kỉ và bất định. Khi thoát khỏi loại tâm này, bạn đạt được thành quả quý giá.


Thiền không chỉ là cuộc chơi tâm thức nơi mà bạn thanh lọc trạng thái trần tục thành một thứ khác. Khi thực tập thiền, chúng ta không đùa giởn, không giễu cợt với các vọng tưởng. Mục đích của thiền là đạt được giải thoát an vui nội tại và an lạc tuyệt đối—thuật ngữ Phật giáo gọi đó là Niết-bàn hay giác ngộ. Tuy nhiên, ngôn từ không quan trọng lắm—những gì bạn phải biết là kết quả mà mình đặt mục đích để chứng đạt. Do vậy, thái độ tâm lý mà tôi đề cập đến, động lực thúc đẩy tốt nhất, là những gì Phật giáo đại thừ gọi là tâm Bồ-đề, trạng thái giác ngộ: hoàn toàn hiến dâng thân, miệng và ý của bạn để làm lợi ích cho người khác. Nếu thực tập thiền với ý tưởng này, tâm của bạn tự động nhập vào phương tiện sẽ mang bạn đến mục đích mong muốn của mình—giác ngộ—một cách nhanh chóng. Nếu không, nếu động lực thúc đẩy trong tiềm thức của bạn là ích kỉ, thậm chí nếu suy nghỉ có trí tuệ rằng: “tôi nhất định thực tập thiền định này để chứng đắc giác ngộ”, thì bạn đang nằm mơ. Đó không phải là tâm Bồ-đề.


Cũng vậy, một số người nghỉ rằng chỉ có loại thiền định tập trung vào đối tượng duy nhất và nổ lực trong nhiều năm để đạt được nó, nhưng bởi vì họ bị ngã chấp thúc đẩy, nên thậm chí nếu đạt được cấp độ này của thiền định, thì tâm của họ vẫn bị dao động. Điều đó có thể xảy ra bởi vì họ thực tập thiền với động lực thúc đẩy bất chính—sự ích kỉ. Tâm Bồ-đề là nơi bạn hoàn toàn hiến dâng đời mình vì lợi ích của người khác. Nên biết, khi tôi nói “hiếng dâng”, điều đó không có nghĩa là cúng tế máu tươi—của người hoặc động vật—theo quan điểm của Ấn Độ giáo, như chúng ta thường thấy ở Nepal. Sự hiến dâng mà tôi nói ở đây không phải như vậy. Tôi muốn nói sự hiến dâng các hoạt động của thân, miệng và ý của bạn với trí tuệ nhận thức để hoàn toàn cống hiến chúng làm lợi ích cho người khác.


Khi có thái độ giác ngộ cống hiến, tâm Bồ-đề tuyệt đối thanh tịnh, thì bất kể những gì bạn thực hiện hằng ngày, chúng tự nhiên mang lại lợi ích. Tương tự, sự thực tập thiền của bạn cũng trở nên thành công và thoát khỏi thất vọng. Ngược lại, nếu thường xuyên hành thiền với quá nhiều mê tín, với kỳ vọng dễ dàng chứng đạt quả vị cao nhất của giác ngộ, thì đó là một điều sai lầm; bạn sẽ mắc bệnh tâm lý ngay từ lúc bắt thực tập. Khi khởi đầu với tâm bệnh, bạn chỉ có thể chấm dứt căn bệnh đó. Tất nhiên, sự cống hiến hằng ngày trong cuộc sống của bạn với toàn bộ thân, miệng và ý cho người khác là một trong những điều khó khăn nhất, nhưng nếu có khả năng thực hiện, thì cuộc sống của bạn tự nhiên có mục đích. Khi cuộc sống của mình có mục đích, bạn tự nhiên có được sự thỏa mãn và hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực đến từ bên trong, từ thái độ tâm lý của bạn, chú không đến từ bên ngoài hoặc từ sự tập trung vào một đối tượng duy nhất.


Bạn không thể tập trung chú ý trong tình huống bận bụi hổn độn ở nơi làm việc của mình; bạn không thể ngồi kiết già ngay trong siêu thị, bởi vì bạn phải đối phó với nhiều người. Nhưng khi đối phó với mọi người, nếu có ý nghỉ trong sáng cống hiến cho người khác, thì tự nhiên chúng cho bạn những động lực tốt—bởi vì sự phản chiếu của tâm mình. Tuy nhiến, nếu tâm mình bị các ý nghĩ như “những người này không tốt” che khuất, thì tự nhiên bạn vướng phải một sự phản ánh tiêu cực về người khác. Điều đó khiến bạn luôn luôn trách cứ họ vì cách thứ bạn cảm nhận: “anh ấy làm tổn thương tôi; cô ấy hại tôi”. Thực chất, không ai hại bạn cả. Bạn tự gây tổn thương cho bản thân, bởi vì bạn thiếu trí tuệ nhận thức để hiểu chính mình; bạn chưa hề vận dụng trí tuệ vào trong cuộc sống hằng ngày của mình.


Theo thuật ngữ Phật giáo, tự kỉ là bệnh tâm thần phân liệt[1]. Tôi biết tâm lý học phương Tây cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là một điều gì đó khác biệt, rất khó để giải thích, nhưng Phật giáo nói chính động lực ích kỉ là bệnh tâm thần phân liệt và nguyên nhân của tâm bệnh. Bạn hãy tự thí nghiệm chính mình. Tôi không bảo bạn phải chấp nhận những gì tôi nói cho bạn biết chỉ bởi vì tôi đã trình bày nó. Khi thức dậy vào buổi sáng, thay vì nghỉ về khó khăn trong đời sống thế tục của mình, bạn hãy phát khởi động lực thúc đẩy mạnh mẽ: “ngày nay tôi nhất định hoàn toàn cống hiến năng lực thân, miệng và ý của mình cho người khác”.  Nếu thực sự cống hiến bản thân mình theo cách này, suốt ngày của bạn sẽ trôi qua rất êm ả. Hãy cố gắng thực hiện.


Vấn đề của nhân loại là điều mà con người phải tương tác lẫn nhau và khi các vấn đề nảy sinh chắc chắn do mình gây ra, họ liền oán trách người khác. Đây là một quan điểm sai lầm. Do vậy, tâm Bồ-đề không chỉ là một ý tưởng—nó là phương pháp trị liệu tâm lý để chửa tâm bệnh. Ngoài ra, các hoạt động vật lý không nhất thiết là cách tốt nhất trong việc mang lại lợi ích cho người khác. Bạn càn phải tìm hiểu phương pháp tốt nhất để giúp đở người khác là gì. Thực chất, sự đói khát hoặc khổ đau thể xác không phải là vấn đề chính của nhân loại. Theo cách thức hữu hiệu nhất, để giúp người khác, bạn phải khám phá tiềm năng của nhân loại. Không chỉ tiềm năng của nhân loại mà ngay cả mọi côn trùng có tâm thức và do đó, tiềm năng  dẫn họ đến với giác ngộ an vui tuyệt đối. Bạn cần phải thấy rõ điều đó, thay vì tự chôn mình trong những ý nghỉ đa cảm như “tôi muốn giúp đở người khác; họ cần sự giúp đở, tôi thấy họ đang khổ đau, nhưng tôi không thể thấy mình làm bất cứ điều gì để giúp họ”.


Khi thấy được tiềm lực trong tâm của nhân loại, nét đẹp vốn có và khả năng vô tận của loài người, thì bạn bắt đầu tìm thấy phương pháp giải quyết bất cứ vấn đề nào sanh khởi. Theo tư tưởng của Phật giáo đại thừa, mọi vấn đề của nhân loại đều có phương pháp giải quyết. Trước hết, mọi vấn đề của nhân loại đều có nguyên nhân của nó; nếu không có nguyên nhân, thì các vấn đề không sanh khởi. Do đó, nếu bạn diệt trừ nguyên nhân, thì kết quả cũng biến mất, phải vậy không? Điều này khoa học có thể chứng minh.

www.daophatngaynay.com

Các tin đã đăng: